PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Đọc và Viết.

Đọc và viết luôn luôn là vấn đề cơ bản của con người, giống như đi đứng, ăn ngủ vậy, tuy tuỳ theo thời gian mà có khác nhau. Cuộc sống bây giờ thay đổi nhanh quá, mươi lăm năm trước đọc và viết khác bây giờ, đọc chủ yếu là trên sách vở, báo chí, những phương tiện truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua, và viết đa phần là qua ngòi bút, trên những trang giấy. Những ai đã từng cắp sách vở đến trường cách nay vài chục năm trong miền Nam chắc còn nhớ, trong cặp luôn phải có những quản bút bằng gỗ, sau này là bằng nhựa, thêm một hộp nhỏ đựng những ngòi viết mà thuở nhỏ đám trẻ con gọi là "ngòi viết lá tre", đầu ngòi viết là đủ mọi loại nét để cho ra những chữ viết có nét to nhỏ khác nhau, và tay thì cầm một túi xách nhỏ đựng lọ mực xanh hay mực tím lủng lẳng. Đi học có giờ tập viết, nắn nót từng chữ để chấm điểm chứ không như bây giờ, ai viết xấu dễ dàng ăn khẻ vào tay mà về không dám kêu la, cho nên tới tận ngày nay, đa phần những người thuộc thế hệ U60 - 70 còn viết chữ rất đẹp.

Trở lại chuyện đọc, chủ yếu là đọc qua báo chí, sách vở, báo chí thường cung cấp những thông tin, đủ mọi loại, chính trị, quân sự (vì là thời chiến tranh), xã hội, thời nhỏ con nít khoái đọc những tin gọi là "xe cán chó", trong mục "Từ thành đến tỉnh", trong mục này là những tin ngắn, lung tung, đủ thứ chuyện. Còn sách vở là để giải trí và để mở mang kiến thức, cũng đủ mọi loại sách vở, truyện của nhà văn trong nước, thời trước đa phần viết về chiến tranh, sách dành cho Tuổi hoa, tuổi thơ, mà bây giờ gọi là "tuổi teen", truyện dịch, thường là những tác phẩm của những tác nổi tiếng thế giới kim cổ, về nghiên cứu có, giải trí có, tuỳ loại, tuỳ ý thích và trình độ của mọi người... Có điều dễ nhận thấy là đa số những sách viết về mọi thể loại, đề tài, thường đều "hay", nghiêm túc...

Theo thời gian khoa học kỹ thuật tiến bộ, kéo theo sự thay đổi của xã hội, đọc và viết cũng thay đổi theo. Đọc bây giờ ngoài sách báo giấy truyền thống, còn có sách báo và mênh mông những thông tin trên mạng internet, gì cũng có, cái gì có trên cõi đời là có thể tìm thấy trên internet, nhưng có điều, ngay cả với sách báo giấy truyền thống, phải chịu giám sát, kiểm tra khi xuất bản, cũng thấy bát nháo, như các bạn đã thấy phản ánh trên những phương tiện truyền thông, in ấn sai sót, cẩu thả trong cách viết, cách dùng từ ngữ, cách dịch... kể cả sách giáo khoa, sách về giáo dục... huống hồ là những gì được đưa lên mạng... Vào một nhà sách cả mấy ngàn đầu sách, vậy mà có khi không kiếm ra được một quyển sách nói về điều mình muốn tìm hiểu, hay quá trời sách nói về điều mình muốn biết, nhưng xem lại thì thấy chẳng có mấy quyển viết "hay", nhất là những loại sách mới bây giờ... Sách truyền thống còn như thế huống chi là những gì có trên mạng, cho nên muốn kiếm một quyển sách, hay những thông tin nào đó trên mạng, người tìm cũng phải có những hiểu biết nhất định để xem xét xem những gì mình muốn tìm có đáng tin cậy hay không? Và muốn được như thế thường phải đọc nhiều, biết nhiều, để so sánh, đối chiếu những thông tin mình có được...

Còn về viết, ngày trước khi chưa có
computer, đi học viết vào tập vở, viết thư phải viết trên giấy, ngoại trừ viết thư, hoặc viết dưới dạng nhật ký, người ta ít có dịp viết để "bày tỏ nỗi lòng", hay giao lưu như trên mạng thời nay, và "viết" là gõ bằng bàn phím chứ không nắn nót viết bằng chữ trên giấy nữa. Cũng có thể có nhiều người không quen viết, hoặc không "biết cách diễn đạt" những suy nghĩ của mình, còn đa số bây giờ nhất là nơi những bạn trẻ, những mạng xã hội thông dụng là nơi để "chát chít", chia sẻ bày tỏ nỗi niềm, hoặc thậm chí để "chửi bới" khích bác nhau trên những diễn đàn cá nhân, hay nhóm... Nghĩa là thời buổi văn minh tiến bộ, mỗi người có thể là một nhà văn, nhà thơ, nhà nhiếp ảnh, hoặc chỉ là một công dân... được tự do (dĩ nhiên là trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức...) bày tỏ những gì thuộc quyền cơ bản của con người, là quyền thông tin, và quyền được nhận thông tin...

Riêng bản thân tôi nhận thấy, khi đọc có thể rồi mình sẽ quên ngay, làm sao mà nhớ được chỉ một phần mười những gì mình đã đọc, nhưng khi trao đổi (nhất là trên mạng) với các bạn về một vấn đề gì đó, mình phải tìm kiếm, đọc lại, phân tích, so sánh... những tài liệu, sách vở có trong tay, hay tìm thấy trên mạng, rồi viết (gõ) lại những điều đó trên bàn phím máy tính, cũng là một cách để mình học lại lần nữa, và lần học này sẽ nhớ lâu hơn là những khi đọc để thuần tuý tìm hiểu...

Đọc và viết, cũng là một niềm vui trong cuộc sống...

11 nhận xét:

  1. Em đang nghỉ nuế bây giờ mình ko biết đọc và viết thì sẻ ra sao ta ? hihi....chắc củng bình thường nhưng ko biết có khó chịu ko ? nhưng nói thật nhìn nhửng nét chử người già xưa em thích vô cùng....

    Trả lờiXóa
  2. @phuongvu, nếu không biết đọc và viết có khi lại hay đó Phuongvu, Huệ Năng tổ thứ 6 của thiền Trung Hoa được trao y bát khi chưa biết đọc viết đấy :-)))

    Trả lờiXóa
  3. @phuongvu, "nhìn nhửng nét chử người già xưa em thích vô cùng....", chữ cũng là "người" phải không phuongvu? Ngày trước nhìn nét chữ có thể biết được tính người.

    Trả lờiXóa
  4. Bây giờ nhiều khi ham đọc , nhưng vì cả ngày trời căng mắt đọc ba cái công việc quái quỉ cho nên mỗi lần đọc chữ trên sách báo hay trên màn hình máy tính gì cũng thấy mỏi mắt quá . đang đi tìm loại sách nghe , bác H biết chỗ nào có chỉ với

    Trả lờiXóa
  5. @bangtamngt, không rõ trên mạng có loại sách nghe không? Ừ nhiều khi đọc riết cũng oải, đủ mọi thứ linh tinh phải đọc nơi công sở rồi, mà đa phần lại dở ẹt mới ngán chớ, hìhìhì!

    Trả lờiXóa
  6. Hihihi, muốn nghe, vào chùa tìm mấy cái CD giảng đạo pháp là có ngay (((-:

    Trả lờiXóa
  7. @bangtamngt, "Hihihi, muốn nghe, vào chùa tìm mấy cái CD giảng đạo pháp là có ngay (((-: " haha, cái loại đĩa CD hay cả video này bây giờ bán đầy, hoặc là "ấn tống" (biếu không) đầy nơi các chùa, có cả những em bé oắt tì xà lai nói còn ngọng... giảng pháp nữa mới ghê chứ (((-:

    Trả lờiXóa
  8. Gì kỳ vậy ? Hóa ra bác đã có ... kinh nghiệm nghe CD giảng pháp rồi hả ? M viếng chùa có biết mấy CD này nhưng chưa thử nghe lần nào

    Trả lờiXóa
  9. @bangtamngt, tôi có xem qua, rất ngộ nghĩnh là do nhà chùa tổ chức trước rất đông Phật tử, ít nhất hiện đang có 2 đĩa như thế, 1 của cô bé Như ý, còn 1 của 1 bé nữa không nhớ tên, đã đưa lên mạng nữa đó. Tội nghiệp cho mấy bé này, cũng phải ăn mặc như sư ông sư bà, nói Pháp như con vẹt... Các em này sẽ không có tuổi thơ, cũng do người lớn cả...

    Trả lờiXóa
  10. Đọc xong rồi về đây! Cám ơn anh H nhé!

    Trả lờiXóa
  11. @huynhtran, cám ơn chị M. đã ghé chơi :-))

    Trả lờiXóa