PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

"Như thị ngã văn"

Chắc bất kỳ bạn nào đã đọc qua một quyển kinh Phật giáo cũng đều nhận thấy điều này, truớc khi vào nội dung của bài kinh cũng đều có câu "Như thị ngã văn", có nghĩa là "Tôi nghe như vầy". Chẳng hạn mở đầu của bộ kinh Phật tự thuyết (thuộc Tiểu bộ kinh), "Tôi nghe như vầy. Một thời thế tôn trú ở Savatthi (Xá Vệ), tại Jetavana (Kỳ Đà Lâm), ngôi vuờn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc)... Tôi còn nhớ đã lâu, một hôm ngồi uống cà phê với một nguời bạn, bạn đã từng bán sách và cũng thuờng đọc nhiều loại sách, nhân bàn về kinh sách Phật giáo, nói về câu "Như thị ngã văn" bạn nói vui, "Ta nghe như vậy" có ý nghĩa là đức Phật muốn nói những gì ngài giảng thuyết chỉ là nghe nói lại, chứ không phải là do ngài nghĩ ra, nếu sau này có gì không phải, nguời đời sau cũng đừng có đổ thừa cho Phật... và tôi cũng hơi thắc mắc về câu "Như thị ngã văn" này, nhưng không biết hỏi ai.

Cho đến một hôm tôi đọc đuợc  trong quyển sách "Tìm hiểu ngôn ngữ kinh điển Phật giáo", do Đại đức Thích Tâm Thiện viết, Ban Văn hóa trung uơng Giáo hội PGVN thực hiện và Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000 viết như sau:

"Theo lịch sử, kinh điển đuợc kết tập (ghi chép lại) sau khi đức Phật qua đời. Lần thứ nhất xảy ra sau Phật diệt độ khoảng một tuần, lần thứ hai cách 100 năm sau, lần thứ ba cách 218 năm, tức năm 325 truớc tây lịch. Trong những lần kết tập kinh điển, đại hội dùng phuơng pháp trùng tụng và ghi chép lại toàn bộ lời dạy của đức Phật. Do đó, mở đầu  các văn bản kinh điển cũng bắt đầu bằng bốn chữ "TÔI NGHE NHƯ VẦY" (Như thị ngã văn - Evam me sutam). Điều này nhằm ám chỉ rằng những điều ghi chép lại là đuợc nghe từ miệng của đức Phật. Từ đó kinh (Sùtra) đuợc hiểu là những gì do chính đức Phật nói ra, hoặc đuợc sự chứng nhận của Phật. Nguợc lại những gì không phải do đức Phật nói, hoặc không đuợc sự xác chứng của Phật thì không thể gọi là kinh.. Vì thế, nguyên tắc chung của các thể tài kinh điển là sự ghi chép lại những điều đức Phật dạy, hoặc những điều đã đuợc đức Phật xác nhận bằng cách ngôn "Tôi nghe như vầy", ở đầu tất cả các bản kinh. Chữ "Tôi" trong câu, theo lịch sử, là tuờng thuật của ngài A Nan, vì thế "Tôi" tức là Tôn giả A Nan."

Nhân mùa Phật đản cũng xin viết vài dòng về Phật pháp, hoan hỉ thay!

30 nhận xét:

  1. Em không có đạo nhưng rất thích nghe Phật pháp. :)

    Trả lờiXóa
  2. E rất muốn được "nghe như vầy".
    giờ còn lao tâm khổ tứ mưu sinh, khi nào rảnh rang một chút e sẽ đọc để hiểu...

    Trả lờiXóa
  3. Anh H da hieu rat sau ve su kiet tap kinh sach cua Phat! Hoan hi thay!

    Trả lờiXóa
  4. T cũng đang Như thị ngã văn ...Mong rằng những gì Ngài ( Đức Phật ) nói sẽ được các đệ tử ghi chép chính xác và lấy đó làm điều .

    Trả lờiXóa
  5. @lovetolive, chào, thiện tai. Chúc như ý :-)

    Trả lờiXóa
  6. @hanggraphic, GR. thấy TT không? vào chùa tu hẳn hoi đấy :-)))

    Trả lờiXóa

  7. @huynhtran, hihi, thật sự là triết lý Phật giáo rất hay đấy chị M. Thiện tai!

    Trả lờiXóa

  8. @ngocthuan, chúc mừng bạn, cho tâm bớt xôn xao... :-))

    Trả lờiXóa
  9. Vì ông A Nan có trí nhớ rất tốt, thường được đức Phật giao nhiệm vụ trùng tuyên ( nhắc lại) lại những điều Phật đã giảng, để các đệ tử nắm vững hơn, nên sau khi đức Phật nhập Niết bàn, ông là người ghi lại lời Phật dạy, mở đầu như thế để nói đó là lời Phật dạy chứ không phải của A Nan. Cũng là mẫu câu đặc trưng, gần giống Tử viết trong Luận ngữ các bác nhỉ...

    Trả lờiXóa
  10. @torovn, tôi nhớ có lần chị huynhtran nói ông A Nan là thư ký của đức Phật mà, cũng gần giống "Tử viết" trong Luận ngữ thật.

    Trả lờiXóa

  11. @lanvuive, tôi có tên thánh chứ không phải pháp danh, mà có một tủ sách Phật giáo :-)))

    Trả lờiXóa
  12. Chả biết trăm năm nữa bác lên Thiên đàng chỗ Thiên Chúa ngự hay chỗ đức Phật ngồi tòa sen nữa... Hii, bác có visa nhiều chỗ tốt, chắc chắn thế.

    Trả lờiXóa
  13. @torovn, kể cả chỗ của ông Khổng và ông Lão, haha!

    Trả lờiXóa
  14. "Niềm an vui vẫn luôn có thật
    Như bữa cơm thanh đạm dưa cà
    Giản đơn thôi người đừng đánh mất
    Cố công đi tìm hình bóng đâu xa

    Phật quanh ta ở nơi ta bà
    Khi uống ăn nhớ niệm Di đà
    Và khi ta làm điều nhân ái
    Thấy như là Phật đến quanh ta!

    Đấy là bài hát thiền ca em rất thích và tâm đắc. Đấy là "tôi thấy như vầy" đấy ạ :D

    Trả lờiXóa
  15. Bây giờ đi ăn với em Thủy phải chờ em bưng bát (tiết canh chẳng hạn) lên ngang trán rồi tụng kinh xong mới được ăn rồi...

    Trả lờiXóa
  16. @nguyenthuthuy, @toro, phải nói là mừng cho TT đã tìm được một nơi trú về tâm linh, chúng ta, những "chúng sinh" bình thường không cần phải có những gì cao siêu viễn tưởng, thỉnh thoảng đến chùa, nhà thờ, với tấm lòng thành hướng về một đấng thiêng liêng nào đó, và rồi lại trở về đời, sống sao cho tốt đẹp, có trước có sau, biết nghĩ tới người khác, thế là Đạo...
    Bao nhiêu năm Socialisme đã muốn diệt đi cái niềm tin tôn giáo, cơ bản đã làm được ở một nửa đất nước, nhưng lại không đưa ra được một niềm tin khác thay thế, cho nên xã hội của chúng ta mới trở thành hỗn loạn như bây giờ... Chẳng phải Kant, một triết gia người Đức đã nói đại ý "Cần phải có một Thượng đế để duy trì mọi giá trị đạo đức" đó sao? (Thượng đế cũng có thể hiểu ở đây là một tôn giáo)...

    Trả lờiXóa
  17. Câu nói này đã được giải thích trong cuốn Lược giải kinh ADIĐÀ do thày THích Thiện Phước dịch từ bản nguyên tác bằng văn bạch thoại. Nếu ai muốn biết nguyên do vì sao bắt đầu quyển kinh nào cũng câu "Như thị ngã văn - tôi nghe như vầy", thì có thể tìm cúnn lược giải đọc. Hay lắm!

    Trả lờiXóa
  18. @bikien, cám ơn chị T. đã cho biết thêm thông tin, tôi sẽ tìm đọc khi có dịp :-))

    Trả lờiXóa
  19. Anh Hiệp ơi! M thì không đủ sức viết bình luận về Phật pháp, M chỉ đọc và tìm hiểu thôi. Nên cũng đem về đây đoạn giảng của Hòa Thượng Tuyên Hóa để góp với anh nè.





    Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma
    Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.


    Kinh Văn:


    NHƯ THỊ NGÃ VĂN: NHẤT THỜI, THÍCH CA MÂU NI PHẬT TẠI PHỔ ÐÀ LẠC GIÀ SƠN. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CUNG ÐIỆN, BẢO TRANG NGHIÊM ÐẠO TRÀNG TRUNG, TỌA BẢO SƯ TỬ TÒA. KỲ TÒA THUẦN DĨ VÔ LƯỢNG TẠP MA NI, BẢO NHI DỤNG TRANG NGHIÊM, BÁCH BẢO TRÀNG PHAN CHÂU TRÁP HUYỀN.



    Nghĩa:
    Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên bảo tòa Sư tử trong đạo tràng Bảo Trang Nghiêm, là cung điện của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện ở núi Phổ Ðà Lạc Già. Chỗ ấy toàn dùng vô số ngọc báu ma ni để trang nghiêm, treo xung quanh là tràng phan làm bằng trăm thứ quý báu khác.


    Lược Giảng:

    "Như thị ngã văn":

    ‘Như thị’ là tín thành tựu

    ‘Ngã văn’ là văn thành tựu

    "Như thị" có nghĩa: Ðúng là như vậy, hoàn toàn đáng tin cậy. ‘Như’ có nghĩa là bất biến, không thể nào khác được. ‘Thị’ là như vậy, hoàn toàn là chính xác. ‘Như thị’ nghĩa là hoàn toàn như thật, hoàn toàn đích xác, không gì thay đổi được. Mọi Kinh Phật đều mở đầu bằng bốn chữ "Như thị ngã văn". Vì sao có nguồn gốc bốn chữ này? Bốn chữ này là do A Nan tiếp chỉ từ Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật lúc sắp nhập Niết bàn đã Di giáo lại.




    Lúc Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, tuy A Nan đã chứng đến nhị quả nhưng vẫn còn sự cảm động lưu luyến không dứt. Biết vậy, A Nan cầu thỉnh Phật phải trụ thế, chưa có thể viên tịch, nhưng vẫn không được. Cầu thỉnh không được thì làm sao? Ông ta khóc, khóc oà lên đầm đìa nước mắt, mọi cái đều quên hết. Vì sao vậy? Vì ông ta rất ái mộ Phật.


    Quý vị xem trong ‘Kinh Lăng Nghiêm’, A Nan vì sao xuất gia? Là vì thấy Phật ‘tướng hảo quang minh, có đủ ba mươi hai tướng tốt, và tám mươi vẻ đẹp’ Ông ta liền sanh ái kiến và tự nhủ lòng: ‘Ồ, tướng hảo Ðức Phật tốt như thế, tôi nguyện ở mọi lúc mọi nơi theo làm thị giả hầu cận Ðức Phật, dẫu có khó nhọc bao nhiêu tôi cũng nguyện theo’. Sơ tâm xuất gia vì lòng ái mộ như thế, nên lúc Ðức Thích Ca sắp nhập Niết bàn, ông ta vẫn còn mang ái kiến, không muốn thấy có điều đó, nên liền khóc than cầu khẩn.


    Như quý vị biết A Na Luật Tôn giả là một vị đệ tử bị mù, tuy bị mù nhưng trong tâm rất sáng tỏ. Lúc đó, A Na Luật vẫn biết Ðức Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, mà cứ thấy A Nan mãi khóc lóc không ngớt như thế, nên ông ta đến bên cạnh A Nan nói rằng:


    Này A Nan! Ông khóc gì vậy?

    A Nan nói: Ðức Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, làm sao thầy bảo tôi không khóc! Không có cách nào mà không khóc cả?

    A Na Luật nói: Ồ! Bây giờ thầy đang có nhiều việc trọng yếu phải làm mà! Thầy khóc có ích lợi gì cơ?

    A Na Luật nói vậy, A Nan cũng tỉnh ra một chút và ngớt khóc.

    A Nan nói: À, có việc quan trọng, việc quan trọng gì?

    A Na Luật liền nói: Ðức Phật sắp nhập diệt, chúng ta phải thỉnh vấn, là sau này kết tập Kinh Tạng, thì tất cả những điều Ðức Phật tuyên thuyết sau này, sẽ kết tập thành Kinh điển thì phải mở đầu Kinh điển như thế nào?

    A Nan đáp: Việc này quan trọng đấy, đó là việc phải làm, còn việc gì nữa không?

    Tôn Giả A Na Luật nói: Lúc Ðức Phật còn tại thế chúng ta được theo Phật mà an trú, sau này Ðức Phật nhập Niết bàn rồi chúng ta phải ở trú xứ nào?

    A Nan ngừng một lát rồi bảo: Ồ! Giờ tôi như lẩn thẩn, nếu thầy không bảo tôi có lẻ tôi không ngh

    Trả lờiXóa
  20. @huynhtran, cám ơn chị M., sống cứ tuỳ "duyên", đừng cố ép buộc mình phải làm những điều ngoài khả năng, nếu đọc và vui với kinh kệ thì cớ sao mình không làm điều đó? Cám ơn và chúc chị luôn khoẻ. Chị đã về Saigon chưa?

    Trả lờiXóa
  21. Tối hôm qua M đã về tới nhà rồi anh H ơi!

    Trả lờiXóa
  22. I- Về mãu câu "như thị ngã văn", bu tui dẫn thêm lời giảng của học giả Phật giáo Đoàn Trung Còn trong sách "CHƯ KINH Tập YẾU". Như thị ngã văn: Tôi nghe như thế này Đây là lời ngài A nan thuật lại khi kết tập kinh điển, để minh chứng rằng kinh này là do Phật thuyết ra, chính tai ngài nghe thấy. Tất cả kinh điển do Phật thuyết đều có kinh này ở đầu kinh

    II- Bu dẫn ra đây một số kinh trên giấy mà bu đang sở hữu trong đó có mẫu câu "như thị ngã văn" ( Kinh nhật tụng chùa Bồ Đề Phật giáo nguyên thủy VT có tới 11 kinh trong đó 10 kinh không có mẫu câu như thị ngã văn). Còn nếu vào Google mà hỏi thì còn vô số nữa.
    1- Kinh Kim Cang
    2- Kinh Hạnh Phúc (P.G Nguyên thủy)
    3- Kinh Adi Đà
    4- Kinh Dược Sư
    5- Kinh Kim Cang bát nhã ba la mật
    6- Kinh Vô lượng nghĩa
    7- Kinh Phật di giáo
    8- Kinh Di Lặc hạ sinh thành Phật
    9- Kinh Bách dụ
    10- Kinh Địa Tạng
    11- Kinh vô lượng Thọ
    12- Kinh Diệu Pháp liên hoa
    13- Kinh ánh sáng hoàng kim
    14- Kinh Bi hoa
    15- Kinh Niệm xứ
    16- Kinh Vu lan
    Bây giờ ai đảm bảo rằng các kinh ấy do chính Phật Thích Ca nói ra???

    III- Bên trang TORO bu tui có nói cái mẫu câu "Như thị ngã văn" cốt để lừa kẻ nhẹ dạ cả tin. Lấy kinh Vô Ượng Thọ mà nói thì thấy rõ. Kinh này của môn phái Tịnh Độ Tông được đại sư Huệ Viễn 334 - 416 sáng lập, lúc này đức Phật và Tôn giả A nan đã tịch diệt gân 1000 năm. Vậy thì "như thị ngã văn" còn nghĩa lý gì? Lưu ý rằng sau khi Phật nhập Niết bàn cỡ 200 năm thì Phật giáo ở Ấn Độ đã phân thành hai trường phái TRƯỞNG LÃO BỘ và ĐẠI CHÚNG BỘ. Và Đại Chúng bộ là tiền thân của các môn phái Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Phát triển) cho nên có thể nói rằng kinh của Phật giáo Đại thừa do các tổ sau nay viết ra. Trưởng lão Thích Thông Lạc cho các kinh Đại thừa là lừa đảo nguyên do như vậy.

    IV- Bu tui rất hoan hỷ đọc "Lược giải kinh PHÁP BAO ĐÀN" (Đại thừa) do tỳ kheo Thich Tuệ Hải chấp bút. Trong Phần Tổng Luận tỳ kheo viết "Chỉ giáo pháp của Đức Phật giảng dạy được ghi chép và truyền lại mới gọi là kinh. Nhưng riêng đối với Pháp Bảo Đàn cũng được coi là kinh, mặc dù đó là lời dạy của Đức lục Tổ Huệ Năng, không phải lời Phật thuyết giáo" Tỳ kheo nói thêm " Chúng ta đều biết trong hệ thống kinh Nguyên thủy, ngoài những lời dạy của đức Phật, cũng có lúc những vị đại đệ tử như Ngài Xá Lợi Phất. Mục Kiền Liên, hay Phú Lâu Na trình bày đạo lý với Đức Phật và được Ngài tán thành, thì những lý giải của các vị này cũng trở thành kinh" . Nói như ngài Tuệ Hải la trung thực.

    V- Trước lễ Phật Đản bu tui có gặp Thầy Giáng Minh trụ trì chùa Bồ Đề (Nguyên thủy) ở Vũng Tàu, (Thầy minh là tác gải nhiều sách vở Phật giáo ) Thầy nói như đinh đóng cột: "Kinh Di Đà do đại sư Huệ Viễn viết ở núi Lư Sơn, Kinh Pháp Hoa do đại sư Trí Khải viết ở núi Thiên Thai" Thông tin này đáng tin hay không thì sẽ hậu xét, nhưng cả hai kinh không thể do Đức Phật Thích ca thuyết pháp theo kiểu "như thị ngã văn được".

    Trả lờiXóa
  23. @bulukhin, Cám ơn bác Bu đã đưa thêm những thông tin. Những gì viết về Đạo đều mênh mông, nhiều khi chẳng có gì là xác thực, ngay cả năm đức Phật sinh ra cũng có nhiều nguồn nói khác nhau... Nói chung, hai ngàn mấy trăm năm đã trôi qua, với bao nhiêu dâu bể , tất cả cũng chỉ là những ghi chép, truyền miệng của người đời, 9 người 10 ý, tam sao thất bổn, khó nói đúng sai, huống chi đạo Phật đã có biết bao nhiêu tông phái, biết bao nhiêu đạo sư... Cho nên tôi thiết nghĩ những gì được mọi người đưa lên đây đều là những thông tin đáng quý, còn hiểu như thế nào, nói theo như nhà Phật, chắc là tuỳ duyên của mỗi người... :-)))

    Trả lờiXóa
  24. @bulukhin, thật ra thì đâu cần đến những bậc đại sư trưởng lão hoà thượng hay sư trụ trì mới nhìn ra những vô lý trong kinh sách, hay trong hệ thống tín ngưỡng Phật giáo, ngay một kẻ ngoại đạo u mê như tôi cũng có thể thấy ngay khi tìm hiểu Phật giáo, chẳng hạn kinh Pháo bảo đàn ghi lại rằng, Huệ Năng trong lúc dừng chân nghe một tu sĩ tụng kinh Kim Cương. Khi nghe đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" thì bỗng dưng đạt ngộ, tâm thể bừng sáng. Bác thấy đấy, Huệ Năng, Tổ thứ 6 của Thiền tông Trung Hoa, sống sau đức Phật bao nhiêu năm?, làm sao thời đức Phật có biết mà nói tới Huệ Năng, để mà ông A Nan ghi chép? Tất nhiên bộ kinh này phải là của Trung Hoa, ghi chép ít nhất là sau khi Huệ Năng lên làm Tổ thứ 6.

    Trả lờiXóa
  25. @bulukhin, tôi quên mất, kinh này như tôi đã nói bên nhà Toro, kinh này còn gọi là Lục tổ đàn kinh, do Huệ năng thuyết, bộ kinh được ghi nhận là duy nhất của người Trung Hoa.

    Trả lờiXóa
  26. @bulukhin, vô lý chăng hạn trong kinh Vô lượng thọ, cõi Phật Vô lượng thọ nhà cửa cung điện được trang trí lưu ly mã não, ao tắm công đức cát bằng bạc, vàng ròng... Đức Phật đã bỏ cả cung điện, châu báu, vàng bạc... lẽ nào ngài lại đi nói về những thứ ấy, để mê hoặc hàng đệ tử theo ngài? Vậy kinh này có phải do ngài thuyết không? hay do đời sau bày ra để dẫn dụ người đời?

    Trả lờiXóa
  27. @tudinhhuong, Amen, mong được như vậy :-)

    Trả lờiXóa
  28. Không đến nỗi cực đoan thế đâu, bằng chứng là Toro cứ chọc tớ đi, sẵn sàng cãi nhau ngay, hehehe

    Trả lờiXóa