PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Phép đạo.

                                                                                          Ảnh Internet.


Trong một entry trước, anh bạn Toro có nói tôi viết về những phép đạo bên Thiên chúa giáo (TCG), như phép rửa tội, thánh thể... Để thay đổi không khí (từ đạo này nhảy sang đạo nọ), tôi cũng xin chép lên đây vài dòng về những phép đạo TCG, mà tôi được biết, và hiểu theo suy nghĩ của mình.
Như các bạn đã biết bản thân tôi cũng đã được nhận vài phép đạo từ nhỏ, nhưng lớn lên lại... giở chứng, tìm hiểu đủ thứ đạo để rồi chẳng biết mình đang theo đạo nào, nhưng thôi, như mọi người hay nói, đạo nào cũng là đạo, sống sao "Cho ra cái giống người" được đã là tốt lắm rồi...
Cũng giống như các tôn giáo khác, kinh sách là cái cơ bản. TCG có 2 bộ kinh thánh là Cựu ước và Tân Ước, Cựu ước chủ yếu nói về thuở khai thiên lập địa, giải thích nguồn gốc vũ trụ, loài người, và những gì xảy ra trước thời chúa Jesus ra đời. Tân ước,  chủ yếu nói về cuộc đời của chúa Jesus, cho đến khi ngài bị đóng đinh..., và một số những bài kinh ngắn để đọc trong những buổi hành lễ của cha đạo. Điều này khác với hệ thống kinh sách bên đạo Phật, là có rất nhiều quyển kinh, ghi chép lại lời dạy của đức Phật. TCG có "10 điều răn của Chúa", điều này chắc cũng giống như "14 điều răn của Phật" bên Phật giáo vậy, hay là "tam tòng, tứ đức" bên đạo Nho, đại khái dạy con người ăn ở hiền lành, trên kính dưới nhường, có đạo đức... Ngoài 10 điều răn, TCG còn có 7 phép bí tích đối với con chiên, 7 phép bí tích đó là:
- Phép rửa tội - Thêm sức - Mình thánh chúa (Thánh thể) - Giải tội (Hoà giải) - Xức dầu thánh - Truyền chức thánh - Hôn phối. Tôi sẽ nói sơ về 7 phép bí tích này.
- Phép rửa tội: người TCG tin rằng khi mới sinh ra con người đã có tội, đó là tội Tổ tông, có tính cách "cha truyền con nối", từ thời mói khai thiên lập địa, tội này do Adam và Eve phạm, khi dám cãi chúa trời xơi trái cấm. Cho nên khi mới sinh ra được ít ngày, đứa bé đã được cha mẹ mang đến nhà thờ nhờ vị linh mục làm phép rửa tội, để xoá đi cái tội tổ tông ấy, dịp này đứa bé được đặt cho một tên thánh, con trai thường là Yuse, Phêrô (Peter, Pière), Phaolô (Paul)... Con gái thường là Maria, Rosa, Rosetta..., tên thánh thường theo tên thánh của người đỡ đầu (cha, mẹ đỡ đầu) là những người thân trong gia đình, hay bạn bè...
- Phép thêm sức: là phép để thêm sức mạnh (tinh thần) cho con chiên, thường được làm với những đứa trẻ sắp học xong cấp 1.
- Phép mình thánh chúa (Thánh thể): phép này thường được gọi là "Rước (hay chịu) lễ lần đầu", người đã chịu phép này mới được phép nhận bánh thánh trong các buổi làm lễ của linh mục, bánh này tượng trưng cho "mình và máu" của chúa Jesus đã phải đổ ra vì loài người trên cây thập tự. Thường trẻ con học tiểu học, biết đọc biết viết ngon lành, học thuộc kinh thánh sẽ được nhận phép mình thánh chúa, dĩ nhiên sẽ phải qua "thi khảo" đàng hoàng.
- Phép giải tội (Hoà giải): như đã nói, con người luôn luôn có khuynh hướng phạm tội, từ thời xưa Adam, Eve lận, đến thời nay cũng thế (có khi còn phạm nhiều tội hơn), nên thỉnh thoảng cần phải được giải (tha) tội, muốn được tha tội thì phải đến gặp vị linh mục kể hết tội lỗi của mình đã phạm ra và xin được tha thứ (tôi nhớ trong phim "Những người khốn khổ" của Victor Hugo cũng có cảnh Jean Van Jean đến gặp cha đạo xưng tội), sau khi được tha tội con chiên mới được nhận mình thánh chúa (phép thánh thể), và thời tôi còn nhỏ có quy định, ít nhất một năm con chiên phải đến gặp linh mục thú tội một lần, không hiểu điều này có giống như thỉnh thoảng làm bản tự kiểm...?
- Phép xức dầu thánh: phép này làm khi sắp chết, do vị linh mục làm, dĩ nhiên thường là một đời người chỉ làm một lần, nhưng có những trường hợp làm 2, 3 lần, vì có những người đau lâu ốm dài, mấy lần tưởng chết, người nhà phải mời linh mục...
- Phép truyền chức thánh: phép này chỉ làm đối với những người phát tâm tu hành, làm Linh mục (nam), hay Sơ (nữ), trước khi được thụ phong linh mục, hay chính thức làm Sơ sẽ được nhận phép, trong một bài hát, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết câu "Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi giữa khung trời kia", chính là để nói về "lời khấn trọn đời" của
ma soeur khi đã quyết tâm theo con đường của Chúa.
- Phép hôn phối: là phép đạo khi 2 người nam, nữ quyết định sống chung, cũng do linh mục làm cho 2 người, bên đạo Thiên chúa buộc muốn được làm phép này cả 2 phải có đạo, thường người TCG rất giữ đạo, lập gia đình với nguòi khác đạo người kia phải học phép đạo để trở thành người TCG, mới được làm phép hôn phối.
Đấy là 7 phép cơ bản của TCG, bản thân tôi đã chịu được 3, khi còn nhỏ, đó là các phép rửa tội, thêm sức, thánh thể, đến khi lớn có ý thức, và đã tự quyết, thì tôi không chịu thêm phép nào nữa, kể cả phép hôn phối...
Phép đạo giữ được cũng tốt, bằng không ráng sao sống cho hiền hoà, thế là được phải không các bạn...?

39 nhận xét:

  1. Giữ phép đạo là giữ được lề luật Chúa và sống hiền hoà, bác ái,,,thì càng tốt hơn nữa, Cố gắng đi ha !

    Trả lờiXóa
  2. M phải chép rồi tách giòng ra đọc cho rõ ràng nè.

    Phép rửa tội - Thêm sức - Mình thánh chúa (Thánh thể) - Giải tội (Hoà giải) - Xức dầu thánh - Truyền chức thánh - Hôn phối. Tôi sẽ nói sơ về 7 phép bí tích này.

    1- Phép rửa tội: người TCG tin rằng khi mới sinh ra con người đã có tội, đó là tội Tổ tông, có tính cách "cha truyền con nối", từ thời mói khai thiên lập địa, tội này do Adam và Eve phạm, khi dám cãi chúa trời xơi trái cấm. Cho nên khi mới sinh ra được ít ngày, đứa bé đã được cha mẹ mang đấn nhà thờ nhờ vị linh mục làm phép rửa tội, để xoá đi cái tội tổ tông ấy, dịp này đứa bé được đặt cho một tên thánh, con trai thường là Yuse, Phêrô (Peter, Pière), Phaolô (Paul)... Con gái thường là Maria, Rosa, Rosetta..., tên thánh thường theo tên thánh của người đỡ đầu (cha, mẹ đỡ đầu) là những người thân trong gia đình, hay bạn bè...

    2- Phép thêm sức: là phép để thêm sức mạnh (tinh thần) cho con chiên, thường được làm với những đứa trẻ sắp học xong cấp 1.

    3- Phép mình thánh chúa (Thánh thể): phép này thường được gọi là "Rước (hay chịu) lễ lần đầu", người đã chịu phép này mới được phép nhận bánh thánh trong các buổi làm lễ của linh mục, bánh này tượng trưng cho "mình và máu" của chúa Jesus đã phải đổ ra vì loài người trên cây thập tự. Thường trẻ con học tiểu học, biết đọc biết viết ngon lành, học thuộc kinh thánh sẽ được nhận phép mình thánh chúa, dĩ nhiên sẽ phải qua "thi khảo" đàng hoàng.

    4- Phép giải tội (Hoà giải): như đã nói, con người luôn luôn có khuynh hướng phạm tội, từ thời xưa Adam, Eve lận, đến thời nay cũng thế (có khi còn phạm nhiều tội hơn), nên thỉnh thoảng cần phải được giải (tha) tội, muốn được tha tội thì phải đến gặp vị linh mục kể hết tội lỗi của mình đã phạm ra và xin được tha thứ (tôi nhớ trong phim "Những người khốn khổ" của Victor Hugo cũng có cảnh Jean Van Jean đến gặp cha đạo xưng tội), sau khi được tha tội con chiên mới được nhận mình thánh chúa (phép thánh thể), và thời tôi còn nhỏ có quy định, ít nhất một năm con chiên phải đến gặp linh mục thú tội một lần, không hiểu điều này có giống như thỉnh thoảng làm bản tự kiểm...?

    5- Phép xức dầu thánh: phép này làm khi sắp chết, do vị linh mục làm, dĩ nhiên thường là một đời người chỉ làm một lần, nhưng có những trường hợp làm 2, 3 lần, vì có những người đau lâu ốm dài, mấy lần tưởng chết, người nhà phải mời linh mục...

    6- Phép truyền chức thánh: phép này chỉ làm đối với những người phát tâm tu hành, làm Linh mục (nam), hay Sơ (nữ), trước khi được thụ phong linh mục, hay chính thức làm Sơ sẽ được nhận phép, trong một bài hát, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết câu "Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi giữa khung trời kia", chính là để nói về "lời khấn trọn đời" của ma soeur khi đã quyết tâm theo con đường của Chúa.

    7- Phép hôn phối: là phép đạo khi 2 người nam, nữ quyết định sống chung, cũng do linh mục làm cho 2 người, bên đạo Thiên chúa buộc muốn được làm phép này cả 2 phải có đạo, thường người TCG rất giữ đạo, lập gia đình với nguòi khác đạo người kia phải học phép đạo để trở thành người TCG, mới được làm phép hôn phối.

    Trả lờiXóa
  3. Theo phép 1, đứa bé phải rửa tội. Cũng khổ hả anh H ơi! mới sinh ra đã khóc "khổ quá khổ quá" rồi anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Vậy anh H từ phép 4 trở đi anh không thực hiện, theo luật của giáo hội là anh có tội đúng không??

    M có cô em sanh năm 1961, lấy chồng có đạo, gia đình M nếu trước giải phóng lúc ấy ba M còn trẻ thì không cho con gái lấy chồng Việt đâu vì sợ mất gốc, lấy chồng khác dạo thì M chưa biết, nhưng sau năm 1975, mẹ lúc ấy cũng mất rồi, không hiểu sao ba M lại dễ giãi, chẳng ngăn cản gì cả, mà gia đình M chẳng ai ngăn cản cái mối nhân duyên của em mình, nên nàng đi học đạo và bây giờ là con ngoan quì dưới chân chúa hàng ngày đó anh H ơi! điều này cũng tốt mà.

    Trả lờiXóa
  5. @nguoiphanrang, giữ được phép đời mà cũng giữ được phép đạo nữa là quá tốt ha bạn :-)

    Trả lờiXóa
  6. @huynhtran, trước hết cám ơn chị M. đã sắp xếp lại đọc cho nó rõ ràng, máy tôi cùi bắp gõ cả nửa ngày mới xong, mỗi lần chuyển chữ, chuyển dòng lâu lắm.
    Phéo đạo là thế, theo hoặc không theo thôi, nếu theo được tôi nghĩ cũng tốt lắm, bản thân tôi thì có nhiều điều không cảm thấy thoải mái với các phép đạo, nên đành "kính nhi viễn chi"... :-))

    Trả lờiXóa
  7. Vatican là một nơi không có biên giới và thống trị toàn thế giới mà anh.
    Đọc các quyển truyện thời trung cổ, có đẳng cấp rõ ràng, mà tu sĩ là đứng đầu đẳng cấp ở thời kỳ đó phải không anh H?

    Trả lờiXóa
  8. Đọc nhiều truyện, nhất là truyện về các nhà khoa học trong thời kỳ đó bị quy là tà giáo. Nghĩ lại thì vẫn thấy sợ cho hoàn cảnh thời kỳ ấy đó anh.

    Trả lờiXóa
  9. @huynhtran, TCG là một tôn giáo tuy phát xuất từ Phương đông (Trung đông), nhưng phát triển ở phương Tây, nên có những kỷ luật chặt chẽ hơn các tôn giáo khác, ngày trước còn có câu "Đức giáo hoàng không bao giờ sai lầm", hình như câu này sau này đã bỏ...
    Nếu đọc truyện phương Tây, chị M. thấy các Hồng y thời Trung cổ chi phối rất mạnh đến triều đình, có quân đội riêng (truyện 3 chàng ngự lâm pháo thủ)... Nói chung lịch sử phương Tây là thế, giáo hội chi phối xã hội.
    Chị M.thấy đấy, cái gì nói khác kinh thánh là lên giàn hoả thiêu hay đoạn đầu đài như chơi. Đó là đặc điểm của xã hội Tây phương thời xưa.

    Trả lờiXóa
  10. Vâng, tất cả những quyển truyện đó M đã đọc hết rồi. Khi các nhà khoa học đưa ra một thuyết gì mà trái với tôn giáo là bị qui là tà giáo và đoạn đầu đài. Nếu không bị kềm hãm thì bây giờ khoa học biết đâu lại còn phát triển hơn nữa anh H nhỉ?

    Trả lờiXóa
  11. @huynhtran, "Nếu không bị kềm hãm thì bây giờ khoa học biết đâu lại còn phát triển hơn nữa anh H nhỉ?", tôi nghĩ không hẳn như thế, TCG chỉ "kềm hãm" những tư tưởng nào không phù hợp với (triết lý) của kinh thánh, chẳng hạn chuyện trái đất quay quanh mặt trời chứ không phải trái đất là "trung tâm của vũ trụ" như kinh thánh đã xác quyết (có mặt đất rồi, thiên chúa mới tạo ra vũ trụ trong 7 ngày như kinh cựu ước đã viết), nói chung tôn giáo cũng như một cái thắng, hãm lại nhiều điều trong xã hội, kể cả cái tốt và cái xấu, chị M. xem nhiều nước cai trị bởi tôn giáo (không phải TCG), thường ít tiến bộ về mặt KHKT, ít có nhân quyyền theo hiến chương LHQ...

    Trả lờiXóa
  12. Trong phép hôn phối VH thích nhất câu : " Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly. " Nếu tin và nghe theo lời răn của Chúa thì, ít ra, không phải cứ thích là làm đơn ly hôn . Phải không anh Hiệp ! :)

    Trả lờiXóa
  13. @vuonghung, trong giáo luật, trước đây người TCG không được phép ly thân đâu, nhưng hình như bây giờ thì cho rồi, tuy nhiên người theo TCG cũng ít ly thân, có lẽ đa phần cũng vì câu ấy.

    Trả lờiXóa
  14. Vâng ! Thêm nữa là khi làm phép hôn nhân, Cha đã hỏi từng người nam và người nữ rằng : " Con có tự nguyện không ? " rồi mà ! :)

    Trả lờiXóa
  15. @vuonghung, ai mà chẳng tự nguyện vuonghung? Kể cả người không vào nhà thờ, vuonghung đã đi "tác nghiệp" nhiều đám cưới TCG thì biết mà, một tín đồ ngoan đạo ít dám cãi lại giáo luật lắm, cỡ... phất phơ lucifer như tôi không nhiều :-)

    Trả lờiXóa
  16. Nếu cần ly dị nhau thì có cần đến cha làm phép gì không ??

    Trả lờiXóa
  17. @ngochieppham,"nói chung tôn giáo cũng như một cái thắng,hãm lại nhiều điều trong xã hội,kể cả cái tốt và cái xấu,nhiều nước cai trị bởi tôn giáo thường ít tiến bộ về mặt KHKT,ít có nhân quyền theo hiến chương LHQ.."
    Anh Hiệp nhận xét rất đúng, càng cai trị bởi tôn giáo,càng không có nhân quyền và lại càng ít tiến bộ về KHKT.
    Phất phơ lucifer như anh mà vẫn là người tốt thì lại càng hay hơn cã người sùng tín ấy chứ..

    Trả lờiXóa
  18. @bulukhin, nói chung là nhà thờ không hề muốn con chiên làm trái ý Chúa, cho nên nếu có ly dị cứ lẳng lặng mà làm, đến cha có khi bị... giũa :-)

    Trả lờiXóa
  19. @tuyetmai, hihi, tôi nhớ hồi xưa chơi với mấy bạn ở Thanh Sinh Công (Thanh niên, SVHS Công giáo), họ nói tôi tuyên thệ vào Hội mà tôi không vào, kệ, ráng tôn trọng người khác, tuân theo luật pháp... cũng ứ hự rồi há chị Mai :-)))

    Trả lờiXóa
  20. Đọc bài này của bác Hiệp mới biết thêm nhiều điều!

    Trả lờiXóa
  21. Hôm vào nhà thờ Con gà ở Đà lạt lần đầu tiên M nhìn thấy nơi để Cha làm phép giải tội (xưng tội), M còn chưa biết là gì , thấy mấy nhóc con nhào vô làm "diễn viên" , hỏi ra mới biết . Để lục lại tấm hình đó cho xem

    Trả lờiXóa
  22. @nguyentyhuthuy, hìhì, TT xem tôi đi về "Thần học" được không?

    Trả lờiXóa
  23. @bangtamngt, người TCG gọi đấy là cái "toà" giải tội, chắc vì liên quan đến việc hoà giải (-:

    Trả lờiXóa
  24. Được đó , bác H cứ đi về "Thần học" , chớ đi về "Thần kinh học" nhé ( nhức đầu lắm (((-:

    Trả lờiXóa
  25. @bangtamngt, hìhì, vậy thì đi về "tâm thần học" còn nhức đầu bạo (-:

    Trả lờiXóa
  26. bác Hiệp hiểu đạo, thạo đời và ứng xử thật tốt đẹp! Nam mô a di đà Phật, Amen...

    :D

    Trả lờiXóa
  27. @nguyenthuthuy, haha, cám ơn TT rất nhiều, đã động viên tinh thần để tiếp tục con đường chông gai trước mặt :-)))

    Trả lờiXóa
  28. @nguyenthuthuy, "Nam mô a di đà Phật, Amen...", Nam mô - Namo (tiếng Pali), có nghĩa là quy kính, nương tựa, vâng phục, hiến thân, kính lễ. A di đà - Amitàbha (chữ Phạn - Sanskrit), có nghĩa là vô lượng quang, vô lượng thọ, chỉ Đức Phật A di đà, giáo chủ cõi Tây phương tịnh độ. Amen, tiếng Do Thái cổ Hébreux, có nghĩa là đích thực, tín đồ TCG dùng để kết thúc cầu nguyện hay một bài kinh, cũng được dùng trong nghi lễ Do Thái giáo và Hồi giáo :-))

    Trả lờiXóa
  29. @tuyetmai, quên, còn từ Lucifer viết bên trên có nghĩa là quỷ sứ, Satan, trong kinh Cựu ước con quỷ này nhập vào con rắn xúi Eve xơi trái cấm nơi vườn Địa đàng (Eden), Eve tiếp tục xúi Adam xơi tiếp, sau đó bị Thiên chúa phát hiện đuổi ra khỏi vườn (nhờ thế Adam mới biết xơi một "trái cấm" khác), nên mới có con người đông đúc như ngày nay, hìhì!

    Trả lờiXóa
  30. Mặc dù mới nhận có 3 trên 7, nhưng a hiểu và diễn giải khá đầy đủ về các Bí tích trong đạo Công giáo. Rất , rất nhiều người được học và nhận cả 7 nhưng chẳng hề ..".thông hiểu" như a.!

    Trả lờiXóa
  31. @xuyenmai, chào mừng KX đã... tái xuất giang hồ, hìhì, đã bảo "lucifer" mà, đạo đời lung tung cả :-)

    Trả lờiXóa
  32. Hay quá, trước đây em cứ nói Nam mô a di đà Phật gần như vô thức, chỉ là tỏ lòng thành kính chào hỏi trong cửa Phật, giờ mới biết thêm nghĩa của nó, cảm ơn bác Hiệp!

    Trả lờiXóa
  33. Tin tức này được hiểu biết thêm về những lễ nghi bên TCG. Ai đọc đươc tiếng Anh nên đọc quyển "JESUS LIVED IN INDIA by Holger Kersten" his Unknown Life Before and Afer the Crucifixion. = nói về cuộc đời của Chúa trước và sau khi bị đóng đinh trên Thập Tự Giá. Có thể type tên sách và tác giả and mua online. Mình đi thư viện mượn mượn về đọc. Sưu tầm sự thật về Chúa là do 1người Pháp gốc Nga, tên là Nicolas Notovitch's discovery 1887. Có cả hình ảnh và bản đồ, Chúa Jesus là 1 lạc ma tái sinh...khi mới sinh ra đã được các Lạcma bên Tây Tạng đón về và Chúa đi tu ở 1 tu viện Phật giáo gọi là Hemis Monastery nằm ở độ cao 4000mét trên núi Hy mã Lạp Sơn "Himalyan " cách thủ đô Ladakh, Leh 34 kilomet. Có hình và bản đồ đàng hoàng. Chúa bị đóng đinh vì người do thái giáo sợ ảnh hưởng Chúa làm người ta theo nhiều, Chúa chết theo dạng thiền vào định và uống 1 loại thuốc lá cây như chết lâm sàng nhưng 3 ngày thì sống lại như trong phim "love story" đó. Người ta rịt lá cần sa cho vết thương chúa mau lành và sau khi sống lại ngài đi gặp vài đồ đệ thân tin của ngài và sau đó đi về Afcanistan cùng bà Maria, và chết già ở đó, còn ngôi mộ Chúa...bạn nào mua về xem thử cho biết...hoạc vào thư viện mượn, không có thì thư viện đi mượn các thư viện khác cho mình. Có chứng minh đầy đủ hình ảnh và giấy tờ bản đồ nửa....Sau này người ta dùng Chúa để làm ra 1 đạo Chúa và viết giới luật, sửa đổi biên soạn kinh cho phù hợp để cai trị....như trong Chiến Tranh Thập Tự Chinh thời xưa đo.

    Trả lờiXóa
  34. @nguyenthuthuy, TT thấy tôi đi tu được chưa?

    Trả lờiXóa
  35. @thuyen, cám ơn bạn đã ghé và cho biết thêm những thông tin. Dạng sách này về Chúa và Phật thì mênh mông lắm.

    Trả lờiXóa
  36. TCG có câu : Một sợi tóc trên đầu ta rụng xuống cũng không ngoài ý Chúa, nên sự kiện tày đình là bác H chỉ chịu có ba phép cũng không ngòai ý Chúa, mà ý Chúa tốt hơn ý mình, phải không bác H...
    Bác H nói về phép ban thánh thể cho trẻ con, nhưng người lớn khi đã "dọn mình" thấy không có khuyết điểm gì đều có thể xin ban thánh thể, phải không ạ.
    Thánh thể là một miếng bánh nhỏ, hình như hơi ngọt và dễ tan trong miệng. Vào ngày lễ con chiên xếp hàng, đến chỗ linh mục thì quỳ xuống đưa lưỡi ra, Cha đặt vào đó một miếng bánh, con chiên chỉ ngậm chứ không được nhai...
    Nhân đây em sẽ làm một bài về vụ em tán một cô theo đạo nhé... Hiii

    Trả lờiXóa
  37. @torovn, hihi, "Một là theo ý Cha", khi Chúa Jesus sắp chịu nạn trên cây thánh giá, người đã cầu nguyện và đã nói như thế, Thượng đế đã sắp xếp cả rồi Toro ơi.
    Trước đây thì cả người lớn và trẻ con khi muốn chịu phép thánh thể (nhận bánh thánh), đều phải đến "toà giải tội" của cha đạo để kể hết những tội lỗi đã phạm của mình, sau khi được cha làm phép giải tội rồi mới được nhận bánh thánh. Bây giờ không rõ còn thế không, hay chỉ phải "dọn mình" như Toro nói. (Dọn mình có nghĩa là đến nhà thờ, tự mình suy xét về bản thân và sám hối).
    Thánh thể là một miếng bánh tròn nhỏ cỡ như đồng tiền xu đô la vậy, màu trắng làm bằng bột mì, nhạt chứ không hơi ngọt, dễ tan trong miệng (con chiên không được nhai khi "ăn". Trong buổi lễ, cha đạo dùng bánh thay cho "xác thịt" chúa Jesus, và rượu nho (vin) thay cho máu của ngài để làm lễ. Diễn tả lại truyền thuyết ngài đã bỏ mình trên cây thập tự.

    Trả lờiXóa
  38. Có hôm vào nhà thờ xem lễ, em đã sếp vào hàngi, định xin miếng bánh thành, à quên rước thánh thể, cho biết nhưng e bất kính nên em lại rút lui, do đó em đoán là ngọt ... Hii

    Trả lờiXóa
  39. @torovn, hihi, nếu Toro lên nhận bánh thánh mà bị phát hiện là rắc rối lắm đấy, bởi không quen nhìn cử chỉ khi nhận bánh cũng dễ phát hiện lắm. Chẳng hạn bà xã tôi thỉnh thoảng cũng có đến nhà thờ, bây giờ người TCG cũng thắp nhang, nhưng bà xã tôi thắp nhang dứng cầu trước tượng Đức Mẹ là biết liền, quen kiểu bên đạo Phật vái lia vái lịa, trong khi người TCG chỉ chắp tay cầm cây nhang cúi đầu cầu nguyện, xong rồi đem nhang cắm ở lư hương chứ không vái như bên Phật.

    Trả lờiXóa