Hà thành xưa.
Chở hoa loa kèn đi bán trên đường phố Hà thành.
Mùa thu Hà thành.
Trong một entry trước, có bạn comment nhắc đến Hà thành và Sài thành, là cách gọi khác của Hà Nội và Sài Gòn, mà thỉnh thoảng chúng ta thường gặp trong sách vở, hay trên báo chí, như câu thơ nói về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: Trường Nghĩa Thục đứng đầu dạy dỗ/ Khắp ba mươi sáu phố Hà thành/ Gái trai nô nức học hành/ Giáo sư tám lớp học sinh non ngàn (Nam thiên phong vận ca - khuyết danh), còn về từ Sài thành trên báo chí người ta thường hay dùng, chẳng hạn "ẩm thực Sài thành năm xưa"...
Hà thành hay Sài thành là cách gọi rút gọn của tên gọi thành phố Hà Nội - thành phố Sài Gòn, đã có từ xưa, và ngày trước chỉ để gọi như thế về Hà Nội và Sài Gòn. Như chúng ta cũng đã biết, chữ "thành" thường được gọi và hiểu theo các nghĩa, là "thành thật", "chân thành", "thành bại", hay "thành lũy", tức là một khu đất có tường lũy bao quanh, có chu vi, là nơi vua chúa ở như thành Thăng Long dưới các triều Lý, Trần, Lê..., hoặc là nơi quan lại, quân lính ở để phòng thủ của một vùng đất, chẳng hạn thành Gia Định ở đất Sài Gòn xưa... nhưng chữ "thành" trong Hà thành, Sài thành, chắc chắn không phải để chỉ sự thành thật, chân thành, cũng không phải để chỉ "thành lũy", mà là chữ để chỉ "thành thị", một vùng đ