PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Lan man ngày tháng...

                                                              Ảnh Internet.


Có anh bạn trẻ trong phòng làm việc nơi cơ quan tôi đang làm, thỉnh thoảng thắc mắc điều gì về chữ nghĩa hay lịch sử hay hỏi tôi, chẳng hạn gần đây khi đang thảo một văn bản hay làm báo cáo gì đó, anh bạn trẻ hỏi, chữ "chân" trong "chân thành" viết "ch" hay "tr"?. Tôi nói "ch", bởi vì "chân" này là "chân thật", "chân tình", còn "trân" viết "tr" là "quí báu", như "trân trọng" (quý trọng)... Lần khác anh chàng lại hỏi, chữ "qui củ" thì "củ" viết dấu ngã hay dấu hỏi? À, bởi vì anh chàng này người Nam bộ, cho nên hay lầm lẫn về chính tả giữa các từ ngữ, người ta hay nói "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ", thế là đúng rồi, tôi đích thị là... cụ già rồi. 

Tôi trả lời anh bạn trẻ "củ" viết dấu hỏi, nhân tiện tôi nói cho anh chàng biết về nghĩa gốc của chữ "qui củ". Cũng giống như những từ "can qua", "mâu thuẫn"..., nhưng từ "qui củ" không dùng để gọi tên binh khí xưa, mà là từ để chỉ dụng cụ của người thợ, đến nay vẫn còn được dùng. "Qui" có nghĩa là dụng cụ để vẽ hình tròn, còn "củ" là dụng cụ để vẽ vuông góc, mà trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh đã giải thích rất rõ, cụ Đào Duy Anh còn chú thích thêm cả tiếng Pháp (compas et équerre), làm việc có qui củ có nghĩa là làm việc có kỷ luật, có phương pháp... 

Hôm qua nhân đọc entry "Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại" bên nhà ông bạn Bulukhin, giở lại Tứ thư (Mạnh Tử) Chương Ly Lâu thấy có viết: Mạnh Tử viết: Qui củ, phương viên chí chí giã (dã). Bản dịch của Đoàn Trung Còn: Cái qui (thước nhíp) và cái củ (thước nách) là khí cụ để cho tay thợ làm thành đồ tròn và đồ vuông. Như vậy cũng như những từ ngữ can qua, mâu thuẫn..., qui củ là một từ ngữ Hán Việt xưa, như rất nhiều từ ngữ vẫn còn được dùng trong tiếng Việt bây giờ, có điều với nhiều bạn trẻ bây giờ, viết đúng chính tả cũng đã là điều không dễ dàng, chưa nói đến việc hiểu rõ từ nguyên của chữ. Điều này cũng không thể trách các bạn trẻ được, bởi sách báo, kể cả từ điển mới in bây giờ, tôi có một số trong tay, mà mỗi lần tìm kiếm ý nghĩa của chữ mình chưa rõ lắm hoặc muốn tìm, thì khó lòng kiếm thấy, hoặc chỉ giải nghĩa sơ sài, thậm chí không chính xác... Những quyển từ điển tiếng Việt như của Hội Khai Trí Tiến Đức, do Phạm Quỳnh và một số học giả thời đầu thế kỷ 20 chủ biên, in tại Hà Nội năm 1931, ở Saigon in lại năm 1968, hoặc quyển từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh bản tôi có in tại Saigon năm 1956, tôi lại thường tìm được ý nghĩa của rất nhiều từ ngữ muốn tìm, chẳng hạn như giải thích về từ Qui củ bên trên, Đào Duy Anh còn ghi chú thêm cả tiếng Pháp trong từ điển Hán Việt...

Mấy hôm trước trên mạng cũng lùm xùm vụ có vị Tiến sĩ nói Bình Ngô đại cáo không phải của Nguyễn Trãi viết... Cộng đồng mạng cũng phản ứng và bài báo bị gỡ bỏ ngay sau đó... Hôm nay (7/10/2012), báo Người Lao Động lại đăng tin ở trang nhất về thực trạng bằng giả tràn lan trong giới công chức ở nước ta, học giả bằng giả là nguy hiểm, nhưng học giả bằng thật còn nguy hiểm hơn gấp bội...


16 nhận xét:

  1. Bây giờ cái bằng này có nhiều lắm anh H ơi ...Nó được trọng dụng không khác gì bằng thật học thật , có khi nó còn được trọng hơn vì nó thường có điều kiện để kèm thêm linh tinh cái .

    Gió mới đọc bài báo vụ BNĐC hôm qua thôi vì dạo này bệnh lại bận nên chẳng đi tìm để đọc được gì. Cô giáo dạy sử trong trường mách cho đọc , đọc xong toát mồ hôi hột ..hết bệnh ngay :))

    Trả lờiXóa
  2. Thảo nào hồi này thấy bạn Gió vắng, chúc mau khỏe.
    Hì hì, bạn Gió sang nhà Toro bên Opera đọc chuyện BNĐC cũng vui lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Mai rảnh G sẽ sang, thì ra bên ấy cũng bàn thảo chuyện này ..chắc rôm rả lắm anh H nhỉ ? . Dạo này bận , G chẳng vào Opera luôn

    Trả lờiXóa
  4. lần nào ghé nhà bác cũng học được nhiều điều...

    Trả lờiXóa
  5. em ngở mình đang học văn phạm ...em củng hay lộn dấu lém hihi...

    Trả lờiXóa
  6. Bởi vậy dạo này ít thấy bóng dáng bạn.

    Trả lờiXóa
  7. Hì hì, rất cám ơn bạn Hoaihuong thỉnh thoảng ghé ủng hộ... bổn tiệm :-))

    Trả lờiXóa
  8. Mai mốt về hưu đi bày vẽ chữ nghĩa cho con nít... hihi!

    Trả lờiXóa
  9. ko biết sao nha ...chứ con nít bây chừ nó củng giỏi lém nha ...ko chừng nó dạy lại anh đó hihihi......

    Trả lờiXóa
  10. Mình chỉ cho con nít chữ nghĩa, còn nó day cho mình... thực tế, hí hí!

    Trả lờiXóa
  11. tiếng Việt dễ viết nhưng nghĩa của nó thì khó hiểu vì vay mượn bên ngoài rất nhiều , nhưng dù sao thì em cũng cám ơn người Pháp , nếu như bây giờ vẫn học chữ Hán hoặc chữ Nôm như ngày xưa thì em dốt là cái chắc , heheheheh.....

    còn cái vụ Nguyễn Trãi thì xót xa quá , lúc ông còn là người đương thời đã bị án tru di , đến bây giờ vẫn bị hậu thế soi mói chuyện không đâu ....nếu như sau này có người nói Truyện Kiều không phải của Nguyễn Du mà là của Thanh Tâm Tài Nhân thì em cũng không ngạc nhiên ....

    Trả lờiXóa
  12. Hì hì, thử tưởng tượng bây giờ ngồi rị mọ 3 cái chữ Hán với chữ Nôm cũng đủ hãi, hehehe...
    Chuyện nghi ngờ trong lịch sử là chuyện cần thiết để tìm ra cái đúng nhất, nhưng cái đáng nói ở đây là cách đặt vấn đề để nghi ngờ trong câu chuyện này là quá ấu trĩ, không xứng với một người tốt nghiệp Trung học chứ chưa nói tới Tiến sỹ, hãy cứ nhìn đất nước ta đang đi xuống trong mọi lãnh vực thì sẽ hiểu...

    Trả lờiXóa
  13. dạ , lập luận không có gì đặc sắc , lại không có chứng mình gì thuyết phục ...chắc ông Đỗ Văn Khang này có bà con với bà Đỗ Ngọc Bích :)

    Trả lờiXóa
  14. em thấy anh Phạm Ngọc Lân này có lẽ là bà con với anh , hôm nào có dịp qua Pháp ghé nhận họ hàng nha anh , hahahahah....

    Trả lờiXóa
  15. Coi bộ tôi mà ôm đàn chụp hình chắc giống anh em... hahahaaaaa!

    Trả lờiXóa