PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Bóng đá.

Photobucket



Cuối tuần định xách máy hình... lê bước giang hồ hương đồng cỏ nội chút đỉnh bởi cái chân vẫn còn sưng và đau, nhưng mà thấy câu chuyện bóng đá nội ngoại mang đầy tính thời sự, nên lại ngồi vào bàn phím gõ lóc cóc.

Thứ nhất là chuyện bóng đá nước ngoài, ấy là chuyện "Bàn tay của Chúa" trong trận tranh vé vớt vòng loại World Cup 2010 giữa đội tuyển Pháp và đội Ái Nhĩ Lan (Ireland). Bàn thắng của tiền đạo Henry đội tuyển Pháp này cũng giống như bàn thắng của Maradona của đội Argentine năm nào vào lưới đội tuyển Anh, thậm chí còn "tệ" hơn nhiều, bởi nó xuất hiện vào những giây phút cuối cùng của trận đấu tranh vé vớt, và khi đó 2 đội đang hòa nhau, chuẩn bị đấu tiếp hiệp đấu phụ. Theo phân tích của Lee Dixon, một cựu đồng đội của Henry ở đội Arsenal trên BBC thì tay của Henry đã chạm bóng đến 2 lần, lần đầu là vô tình, nhưng lần thứ nhì là cố ý, là gian lận, cũng giống như Maradona tại World Cup 1968 năm nào.

Maradona là người Argentine, Nam Mỹ, một xứ sở và vùng đất lấy bóng đá làm tôn giáo chứ không phải trò chơi, hoặc kinh tế như ở Châu Âu. Trong lịch sử vùng đất Nam Mỹ này đã từng xảy ra những trận chiến tranh giữa 2 quốc gia vì bóng đá, hoặc có cầu thủ đã bị giết chỉ vì vô tình đá phản vào lưới nhà, và bạo động thường xuyên xảy ra trong những trận bóng đá... Những danh thủ bóng đá Nam Mỹ trong đó có Maradona thường đến với bóng đá từ hè phố, và thường ít học, họ đá bóng giỏi bẩm sinh, kỹ thuật tuyệt hảo, ngẫu hứng tuyệt vời... Họ đá bóng có lẽ bằng trái tim nóng chứ không phải cái đầu lạnh như kiểu Châu Âu, trong bóng đá họ là "thày" của những thủ thuật té ngã kiếm phạt đền, ăn vạ câu giờ khi đang dẫn điểm... hoặc sẵn sàng ăn gian để chiến thắng như kiểu của Maradona.

"Bàn tay của Chúa" năm nào của Maradona cũng ầm ĩ, nhưng không đến nỗi như của Henry vừa rồi, đơn giản là vào những năm đó Internet chưa phát triển, máy quay truyền hình chưa nhiều như bây giờ. Người ta có thể thông cảm phần nào bởi cái chất máu lửa, tinh quái, láu cá, hoặc thậm chí thất học... của Maradona, như vừa rồi đã thể hiện trong vai trò làm HLV đội tuyển Argentine. Nhưng bây giờ hình ảnh và bình luận trong tích tắc đã bay đi khắp năm châu, việc gian lận sờ sờ ra đó, đến 2 lần, có thể trọng tài chính đứng ở góc bị che khuất tầm nhìn, nhưng còn giám biên... những điều đó khiến người ta có cảm tưởng "họ" cố tình loại đội tuyển Ái Nhĩ Lan...

Và thêm điều này Henry là người Pháp, người của xứ sở Ba chàng ngự lâm pháo thủ, của những hiệp sỹ... Có lẽ dân Châu Âu nói chung ghét nhất là sự gian lận, nhất là sự gian lận lại sờ sờ ngay ra đó. Cantona, một danh thủ bóng đá Pháp phát biểu với báo chí, nếu là cầu thủ Ái Nhĩ Lan trong trận đấu ấy chắn chắn ông sẽ đánh Henry, chưa hẳn là hành động chơi bóng bằng tay đáng xấu hổ, mà hành động ngay sau tiếng còi dừng trận đấu của trọng tài, Henry đã đi đến an ủi một cầu thủ Ái Nhĩ Lan... Các giáo viên ở Pháp cũng đồng loạt lên tiếng tẩy chay Henry và cho rằng anh ta là một tấm gương xấu cho học sinh và sinh viên Pháp, rất nhiều người hâm mộ lên tiếng Henry và cả đội tuyển Pháp  không xứng đáng được thi đấu ở World Cup 2010 này. Sự việc còn đi xa hơn, chính phủ Ái Nhĩ Lan chính thức viết đơn đề nghị cho đấu lại.

Fifa đã từ chối tổ chức trận đấu lại, bởi bàn thắng đã được công nhận, trận đấu đã khép lại, cho dù trọng tài đã sai mười mươi, có thể sau này trọng tài sẽ bị kỷ luật (chắc chắn như thế). Luật lệ đã quy định, và để giữ vững kỷ cương, không tạo ra những tiền lệ xấu, họ vẫn giữ nghiêm luật pháp. Luật lệ là trên hết, Châu Âu, Châu Mỹ, những nước phát triển... là chính nhờ điều này. Luật pháp phải được thượng tôn, chẳng ai trách Fifa, kể cả người dân Ái Nhĩ Lan.

Có lẽ người dân Ái Nhĩ Lan được an ủi phần nào khi chính Tổng thống Pháp Nocolas Sarkozy đã lên tiếng xin lỗi Thủ Tướng Ireland sau chiến thắng không đẹp của đội tuyển Pháp...

Còn chuyện bóng đá nội, phải nói chán hơn cơm nếp nát, nhưng vẫn cứ phải nói, đấy là chuyện VFF (Liên đoàn bóng đá VN), đưa ra cái quy định kỳ quái ở mùa bóng 2010, là hạn chế cầu thủ đã nhập quốc tịch VN ra sân thi đấu, mỗi đội chỉ được phép đưa ra sân 1 cầu thủ nhập tịch, bất chấp những phản ứng của xã hội, của đội bóng, của cầu thủ nhập tịch, và bất chấp hiến pháp và luật pháp của đất nước. VFF thản nhiên coi những công dân VN nhập tịch này là... công dân hạng hai, và cần phải đối xử không công bằng với họ như thế.

Thật là kỳ lạ khi có những người (hoặc tổ chức xã hội) tự cho mình cái quyền đứng trên luật pháp như thế. Muốn hạn chế cầu thủ gốc nước ngoài để bảo vệ cái "bản sắc dân tộc" của bóng đá VN ư? Sao không hạn chế ngay ở "đầu vào", tức là hạn chế việc nhập tịch. Thử nhìn một đội bóng rất mạnh của Châu Á như đội Nhật Bản, vẫn có cầu thủ gốc Brasil, có sao đâu, những đội bóng rất mạnh như Anh, Pháp chẳng hạn, cầu thủ da màu gốc Phi rất nhiều... Một khi đã mang quốc tịch nước nào, đương nhiên người ấy sẽ được luật pháp của nước ấy bảo vệ... Muốn hòa nhập với thế giới, mà vẫn còn những người có quyền xử sự như anh nông dân sau lũy tre làng...

Thể thao vẫn được cho là gắn liền tinh thần thượng võ. Biết nói sao...?

17 nhận xét:

  1. Trong lịch sử bóng đá, chuyện bàn tay của Chúa là một mối nhơ không bao giờ xóa được . Khi chiếu chậm , bàn tay của Maradona dính vào bóng nhưng có thể ở một góc độ nào đó, trọng tài không làm chủ được tình hình đề đưa ra phán quyết cuối cùng trái với quyết định chấp nhận bàn thắng. Vậy là Maradona đã đi vào lịch sử... Ngay cả trong trận Pháp - Ireland vừa qua, một lần nữa lịch sử lại đứng về bàn tay của Thierry Henry . Bàn tay bẩn ( main sale ) đã loại tức tưởi đội đá hay hơn . T có xem trận này và cảm thấy buồn bởi vì ngày nay , trọng tài thứ tư có thể trao đổi với trọng tài chính để phân định rõ rệt đúng sai. khác với cái thời công nghệ truyền thông còn ấu trĩ.Rất tiếc...
    Cho dù cả nước Pháp đứng lên xin lỗi người IreLand, cho dù Nguyên thủ quốc gia đã nói lời rất tiếc với người Ireland nhưng nỗi đau không bao giờ khép lại.
    Trọng tài dù công tâm hay không thì mọi sự đã đến hồi kết như một vở kịch . vậy thôi !
    T lại nhớ đến World Cup 1998 khi Brazil thua Pháp 0-3 trong trận chung kết. Đã có sự nghi ngờ của những người hâm mộ bóng đá lẫn hâm mộ đội tuyển Brazil . Sự nghi ngờ càng lớn hơn khi nước Pháp tuyên bố xóa nợ cho Brazil ngay sau đó không lâu , ít ra là không lâu khi tuyển Brazil đá vật vờ để chiến thắng đến với gà trống Gaulois. Nói như vậy không phải để phủ nhận tài năng của tuyển Pháp nhưng dưới mắt người hâm mộ, không có gì khó hiểu khi họ chứng kiến màn đá vật vờcủa các chân sút vàng xanh Một nghi ngờ cho dù có cơ sở, vẫn là một nghi ngờ . Và đương nhiên , với sự nghi ngờ đó, tốt hơn hết là trút vào những con người có quyền hành nắm vận mệnh của một trận đấu, như nắm vận mệnh của một quốc gia, cho dù chỉ là trên phương diện thể thao. FairPlay đầy mỉa mai là vậy !

    Trả lờiXóa
  2. @ngocthuan1812, bóng đá chắc là "nỗi niềm" của bạn ngocthuan, ở đây tôi muốn nói đến khía cạnh luật pháp. Thế giới họ tiến được và tiến nhanh trong tất cả mọi lãnh vực, chính là nhờ tinh thần "Thượng tôn luật pháp", không một cá nhân, một tổ chức, một bộ... nào được đứng (hoặc nằm, ngồi...) trên luật pháp. Xe của Thủ tướng mà đậu sai quy định cũng bị kéo về đồn nộp phạt như thường...
    Còn ở xứ mình thì người ta xử sự như thế, đâu phải vô cớ mà thế giới cứ chăm chăm nói mình vi phạm nhân quyền, chuyện nó rõ rành rành ra đó. Họ có thể nói mình phân biệt chủng tộc và sắc tộc được lắm chứ...
    Y như mấy anh trai làng... cấm vận trai nơi khác không được... cua gái làng mình, hichic!

    Trả lờiXóa
  3. Thật ra là vì bức xúc quá với bóng đá nên T đã cho ra đời một còm dài lê thê như vậy .
    Nói đến luật pháp , T viết lại một câu của nhà báo Danh Đức khi đề cập đến chuyện luật pháp ở các xã hội biết tôn trọng pháp luật bằng ngạn ngữ : Dura lex Sed lex ( Luật pháp có nghiêm khắc cũng đành chịu vì đó là luật pháp )
    Ở VN thì đành chịu...

    Trả lờiXóa
  4. @ngocthuan1812, bởi thế lại đóng cửa đi giang hồ đây... Chán cái thế sự... Chúc bạn luôn khỏe để còn xem MU đá.

    Trả lờiXóa
  5. Pê Lê trước đây có hai vạn cô gái Liên Xô xin làm vợ...Chưa thấy ai xin làm chồng một nữ cầu thủ. Thế mới hay phụ nữ mê bóng đá thâm trầm hơn cánh đàn ông !!!!

    Trả lờiXóa
  6. @bulukhin, nhất trí cao luôn với bác Bu vụ này, hehe! Thời tiết này "các cụ" nhà mình vẫn khỏe chứ bác?

    Trả lờiXóa
  7. Cứ nói đến mấy ông ngồi trên mây VFF là tự dưng thấy ngứa chân muốn đá mấy chả lăn xuống địa ngục đi cho rồi.Mà sao mấy cha này làm việc dở tệ mà ngồi ghế chắc ghê anh Hiệp há.

    Trả lờiXóa
  8. @lanvuive, hehe, nghĩ lại thì thấy mấy cha này làm việc... đúng khả năng của họ, họ mà làm giỏi mới lạ, kekekeee!

    Trả lờiXóa
  9. @ngocthuan1812, đi tới đi lui, hì hì.

    Trả lờiXóa
  10. Mấy ông làm ăn bê bối sẽ rất sợ mấy ông đang nhàn rổi hehehhehehe...nhất là như anh Hiệp bị bó chân ngồi nhà hihihi...

    Trả lờiXóa
  11. @phuongvu, chán mấy cái ông... lệ làng này, điều hành nền bóng đá quốc gia mà có suy nghĩ như mấy ông Xã Trưởng, Lý Trưởng thời phong kiến... Chỉ một cái câu rất mơ hồ "giữ gìn bản sắc", là người ta bất chấp hết. Nếu muốn mấy ông ấy có thể quy định giảm những cầu thủ thuê mướn quốc tịch nước ngoài được mà không sợ phạm luật pháp. Hạn chế người nhập tịch (không phải gốc VN), thế những cầu thủ gốc Hoa ở Chợ lớn, hay gốc Miên ở Sóc Trăng... tính sao đây? Cái nhìn thiển cận vậy mà vẫn... ăn trên ngồi trốc được... hì hì!

    Trả lờiXóa
  12. Vì thế cần phải có Toà án Hiến pháp bác ạ. Anh nào ban hành cái quy định nào vi phạm HP là xử liền... Ví dụ HP quy định chỉ 1 vợ mà có 2 vận cô muốn thì chỉ một cô chính thức thôi, còn lại thì... tuỳ ý nhưng không chính thức. Nhá!

    Trả lờiXóa
  13. Với lại phải có TÒA ÁN HIẾN PHÁP mới xử được thủ tướng và chủ tịch nước nếu mấy ông này phạm tội, còn không thì biết làm sao nhỉ. Chã nhẽ mấy ông này luôn luôn vô tội sao? huhuhu!

    Trả lờiXóa
  14. @torovn, @bulukhin, đấy CHÍNH LÀ LÝ DO người ta không lập TÒA ÁN HIẾN PHÁP các bác ạ, lập thì phải xử khi có khiếu kiện, mà xử bậy thì kỳ, còn xử đúng thì... chít, hì hì!

    Trả lờiXóa
  15. Hi cái anh chàng Thierry Henry đó bị tẩy chay dữ lắm, quê lắm. Bóng đá Pháp thời của Michel Platini chơi đẹp và lịch sự như .... Tây. Từ sau thì dở từ từ, mà bây giờ những chàng áo xanh đó da đen nhiều quá. Nói không nên phân biệt chủng tộc màu da, nhưng dù P có thuộc địa đen nhiều vẫn là dân da trắng chủ yếu.... (lạc đề).

    Hì Tòa Hiến Pháp không phải để xử chủ tịch nước hay, thủ tướng đâu ạ, họ nếu vi phạm pháp luật thì bị xử như thường dân, còn trong khi thực thi trách nhiệm của mình mà phạm sai lầm, vi phạm pháp luật gì thì sẽ xem xét tùy trường hợp. Bi giờ mình còn có cả luật bồi thường nhà nước rồi mà. Nhà nước làm sai nhà nước đền đó, ráng chờ luật đó được áp dụng thôi, kiên nhẫn chút thôi hà, vài chục đến 100 năm khà khà. Em lạc quan hong ?

    Trả lờiXóa
  16. @comieng, luật... da nói có khác, đâu ra đấy. Cha cái ông tây nhà đèn này là... thày mình trong nhiều chiện, ông này phân biệt chủng tộc đâu kém ai (cái vụ năm ngoái gì đó dân nhập cư Châu Phi biểu tình đốt phá quá xá). Cái chán nản ở xứ mình là người ta "nhân danh" để làm bậy rành rành ra đó mà chẳng ai xử được, bởi "xử người thì ai xử mình", cho nên cứ dắt dây nhau sai phạm thoải mái...

    Trả lờiXóa