PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Tán nhảm cuối tuần.

Photobucket

Bàn tay của những cụ bà người Chăm đang sửa soạn trầu cau trong một buổi lễ.

Photobucket

Một bà cụ người Chăm ăn trầu đỏ môi.



Có trầu mà chẳng có cau

Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.

Ca dao.



Không hiểu sao hồi này mấy người bạn của tôi như nguyenthuthuy, Graph (hanggraphic), Marguerite (bangtamngt)... lại hay gọi nhau bằng... bà lão và mời nhau... xơi trầu. Thật sự là không thể hiểu được. Những người bạn này tôi đều có được cái hân hạnh gặp mặt, và tôi nói thật đấy chẳng phải... nịnh để kiếm cà phê đâu, các bạn vẫn còn "xuân", và "ưa nhìn" lắm, không tin các bạn cứ thử đi hỏi lão... đèn lồng đỏ, là người chắc hẳn có... mắt nhìn người hơn là tôi (có thể tôi nhìn... chuồn chuồn, châu chấu rành hơn lão này).

Qua nhà các bạn cứ thấy "bà lão ơi chống gậy sang xin bà miếng trầu đây...". Ối trời, các bạn mà là bà lão thì tôi đây phải được gọi bằng... cố chứ chẳng phải chơi. Hay là các bạn muốn "Trở về nguồn", hoặc "Giữ gìn bản sắc dân tộc". À, hôm nọ tôi có nghe loáng thoáng "lão bà" thuthuy tính chuyện gì đó "gái hơn hai trai hơn một" với "bà cụ" Marguerite, hay là "các cụ" nhà mình thèm bế cháu rồi chăng? Hì hì được lắm đấy các... lão bà ơi. Cho nên các cụ bà nhà mình cứ mời trầu nhau mãi.

Trầu cau thì ai cũng biết, từ thời Hùng Vương dựng nước dân ta đã biết đến trầu cau rồi, có cả một câu chuyện cổ tích "Sự tích trầu cau" lâm ly bi thiết. Dân ta ngày xưa nhai trầu có lẽ như tụi trẻ bây giờ nhai kẹo "Sinh gum", bây giờ trên tivi quảng cáo kẹo "Sinh gum" chứ thời vua Hùng nghe đâu trên tivi quảng cáo... trầu cau, chàng trai nhai xong miếng trầu thổi phù một cái, cô gái ngồi kế bên trên xe... bò hay xe ngựa (hồi đó chưa có xe... bít (bus) nhắm tịt mắt... mê mẩn...

Mà cũng chẳng phải chỉ có dân Việt mình mới biết xơi trầu cau, nhiều nước trong khu vực Châu Á và Châu Đại Dương cũng biết xơi trầu cau như ai, người Nam Dương, Mã Lai... người Đài Loan, trong nước mình thì người Sán, người Dao, người Mường, người Chăm... cũng thường ăn trầu. Mà trầu cau không phải là một món để nhai chơi cho đỡ buồn nữa (ngày xưa cả nam lẫn nữ đều ăn trầu), trầu cau đã đi vào trong phong tục của các dân tộc, bây giờ chắc còn ít người ăn trầu, nhưng trầu cau đã được dùng trang trọng trong những buổi cúng dâng lên thần linh, tổ tiên ông bà ngày lễ tết, và trong đám cưới đám hỏi thì dù có đãi nhà hàng năm sao, bánh kem bảy tầng cũng không thể thiếu được lá trầu quả cau. Có những đám cưới chú rể tóc vàng mắt xanh, cũng lễ mễ áo dài khăn đóng mở quả đựng trầu cau, trông cũng hay lắm.

Cho nên "Trầu này trầu quế trầu hồi/ Trầu loan trầu phượng trầu tôi trầu mình/ Trầu này trầu tính trầu tình/ Trầu nhân trầu nghĩa trầu mình với ta (Ca dao).

Các "lão bà" cứ tập xơi trầu đi là vừa nhé.

 

22 nhận xét:

  1. Tán nhảm mà chẳng nhảm
    Tán mà lại rất duyên
    Cuối tuần anh Hiệp rảnh
    Cứ nhảm như thế này
    Các bạn nữ ta đây
    Thế nào cũng "la rầy"
    "Anh Hiệp ơi anh Hiệp
    Anh nói như thế này
    Cứ như em xuân sắc
    Đã lão rồi anh ui!"...

    Hihi....

    Mấy chị bạn kia thì em không biết, riêng GR thì hôm gặp GR gần nửa năm trước, em rất ngạc nhiên vì không ngờ GR trẻ và đẹp hơn rất nhiều so với những gì mà GR "tự mô tả" anh ạ :)

    Trả lờiXóa
  2. Đến thập niên này, chẳng còn thấy ai ăn trầu nữa. Trầu cau đang đi hẳn vào lịch sử, thơ ca rồi. Mà ngay cả trong thơ ca, thế hệ trẻ kế tiếp đời sau nữa cũng chưa chắc hình dung ra nổi anh Hiệp nhỉ.

    Tự dưng Zip nghĩ đến những ký ức mà bà già hay kể về thời bà còn con gái. Nghe thì cảm động nhưng không hình dung ra hết được những gì có liên quan đến đời sống văn hoá - tinh thần của Ba Má mình ngày còn trẻ. Chắc chắn, đến đời sau, đời con, đời cháu của chúng ta sẽ không thể nào hình dung nổi cau trầu là gì!

    Trả lờiXóa
  3. Trước tiên là hình đẹp, mấy bàn tay đó hiếm từ từ rồi, có thấy một chút bàn chưn lam lũ cũng đẹp không kém.

    Hi cái vụ "làm sao cho đỏ môi nhau thì làm" nghe đầy thách thức hén hiii. Em cứ tưởng "hôn môi' là học đòi của Tây không hà, ai dè các cụ nhà mình cũng ghê quá há há

    Mấy bà lão anh Hiệp kể đó thấy hình chị Thủy, coi bộ làm sui với chị Marg cũng xứng lắm á hí hí. Nhưng mà đúng rồi chưa chi đã đòi lên lão là sao hè ?

    Trả lờiXóa
  4. @zipposgvn, tôi cũng được ngồi cà phê với GR. một lần GR. vào SG, đúng như bạn zip nhận xét, hì hì.
    Đành là phải như thế thôi, có những chuyện chỉ còn là ký ức, có khi bây giờ tụi trẻ nhìn lá trầu không biết là lá gì đâu.

    Trả lờiXóa
  5. @comieng, hì, ông bà mình xem thế mà "ghê" lắm, ngấm ngầm thôi cô Mây ơi.
    Xứng... chăm phần chăm lun á. Hai người này mà làm sui thì dâu rể có mà lên tiên, cô Mây chưa gặp TT chứ gặp rồi thì... khoái ngay. Người này giống gái Hà Nội ở thời... Tự lực văn đoàn í.

    Trả lờiXóa
  6. Nghe nói phụ nữ có tính thích nói ngược, tự gọi mình bào lão là để cho moi người thấy mình đang được "ưa nhìn" (chữ của PNH) đấy thôi. Cũng khen cho ông bạn PNH, giò đang khập khiểng, mắt kính 3-4 độ (?) lại ưa nhìn mấy "bà lão giả hiệu" có bữa nguy to đấy.

    Trả lờiXóa
  7. @bulukhin, bác Bu coi vậy chứ rành tâm lý chị em ác liệt, hehe! giò thì không ảnh hưởng gì nhiều rồi (có điều chạy theo không nổi!), còn mắt thì mới thay kiếng 3 độ cho nên lại thấy sáng choang...

    Trả lờiXóa
  8. Bình vôi và ống nhổ bã trầu (gốm Chăm - Bàu Trúc - Ninh Thuận)

    Các bạn.
    Không biết ở các miền khác mấy cụ bà ăn trầu gọi là gì? Trong miền Nam xưa tôi thấy dùng từ "Bà già trầu". Bà già trầu dĩ nhiên nghĩa đen là bà già ăn trầu rồi, đấy là cái hình ảnh tôi còn nhớ một cụ bà miền Nam đã móm mém ngồi trên bộ ngựa giữa nhà (hay ngoài hàng ba), chân thấp chân cao, miệng nhai trầu, trên vai vắt cái khăn rằn để thỉnh thoảng lau miệng, cũng có khi kéo gấu quần lên lau thay khăn, tay cầm một cái bình nhỏ bằng đồng ngoáy cau, trầu, vôi dập dập cho dễ nhai, bên cạnh là một cái cơi trầu cũng bằng đồng (trông tựa như cái "bình bát" khất thực của nhà sư, nhưng nhỏ hơn), trong đựng trầu, cau, thuốc xỉa (như thuốc lào miền Bắc hay thuốc rê miền Nam), dao bổ cau (con dao ta nhỏ nhưng sắc đến phát sợ, các cụ ông hình như ngán con dao này lắm)..., thêm một cái ống nhổ bã trầu nhỏ nhỏ cũng bằng đồng nữa... Đấy là đủ bộ ăn chơi của mấy bà già trầu miền Nam...
    Còn nghĩa bóng của từ "Bà già trầu", được hiểu là "mấy bà già quê mùa, đôi khi... khó ưa".

    Trả lờiXóa
  9. Thực tình là đám cưới mà giở các mâm quả không thấy trầu cau là như thiếu hẳn một cái gì. Không hẵn là lễ nghĩa, mà như là phong tục rồi ... Ngày xưa còn có cảnh chú rể bốc mấy quả cau, cô dâu cầm xấp lá trầu trên tay chụp hình nữa. Và nghe đâu các cô phải lẹ lẹ bốc trước thật nhiều lá trầu, để sau này không bị bắt nạt nữa....
    Marg có nghe nói têm trầu cánh phượng , nhớ nhớ nó hay lắm, nhưng bây giờ thì không biết nó ra sao .
    Ấy, chuyện đại sự mà các bác cứ ý kiến vào, ngại quá , để hẳn rồi tính, các cháu còn dại lắm ... ( Thủng thẳng để tập têm trầu, nuôi tóc dài để còn búi tóc, tìm hiểu chiện ngồi sui nó ra sao nữa chứ...) :-))))

    Trả lờiXóa
  10. @bangtamngt, hình chôm trên mạng, thấy nói là Trầu têm cánh phượg nhưng thấy sao sao ấy, có vẻ "sắp đặt nội thất" quá.
    M. tính là vừa rồi đấy, hiiii!

    Trả lờiXóa
  11. Hai cụ bà rủ nhau đi ngắm hoa đào, vô tình mặc áo cùng màu đào thắm, đào phai!
    Phan Thị Thanh Nhàn có câu thơ trong bài "Đám cưới ngày mùa" như thế này:
    Các cụ ông say thuốc
    Các cụ bà say trầu...

    Có miếng trầu để mấy cụ bà chúng em còn làm đầu câu chuyện, còn say với nhau chứ. Nghe có không lọt tai thì bác Hiệp cũng cười xoà thôi nhá! :D

    Trả lờiXóa
  12. Các ông bà móm mém
    lại nhìn rồi ....say nhau

    (Bu xin chị Nhàn cải biên chút xíu)

    Trả lờiXóa
  13. Có trầu mà chẳng có cau
    Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm .
    T thích câu ca dao này , để biết thêm rằng sự lãng mạn của các cụ ngày xưa thật là ý nhị. Còn bây giờ T đặt câu hỏi này lại với bạn, vì dù sao bạn cũng đã cất công viết một entry nói về tục ăn trầu. Chắc bạn sẽ trả lời được làm sao mà khỏi cần phải có sự giúp sức của mỹ phẩm ?

    Trả lờiXóa
  14. Bác ơi, tấm hình Trầu têm cánh phượng này kiểu biểu diễn "nghệ thuật xếp đặt" thiệt á. Ngày xưa, Marg nhớ lá trầu đâu có tỉa răng cưa gì đâu . Các cụ têm vôi vào lá trầu rồi xếp lá trầu sao đó mà cũng quớt cong như ...cánh phượng, nhớ là vậy đó. Mà lá trầu trong hình nó xanh cứ y như ...lá lốt. Hìiii.

    Trả lờiXóa
  15. @nguyenthuthuy, 2 cụ bà lai nhau đi ngắm hoa đào bằng cái xe đạp dựng phía sau đấy hử? Tôi nói có sai đâu, trông còn "xuân" lắm mà, hì hì.

    Trả lờiXóa
  16. @ngocthuan, thật ra là viết nhảm nhí chơi vui thôi, để tôi thử tìm hiểu xem sao, không có trầu, cũng không có mỹ phẩm mà lại "đỏ môi nhau" được, chừng nào tìm được nguyên nhân sẽ báo với bạn ngocthuan vậy.

    Trả lờiXóa
  17. @bangtamngt, đúng đấy, cái lá này nó mỏng mỏng, xanh đậm mà lại bóng bóng, trông không có vẻ gì là lá trầu, có khi là lá lốt cuốn bò mỡ chài cũng nên, hehe!

    Trả lờiXóa
  18. Hôm nay em mới vào. Thất lễ bác.
    Hình đó đúng là lá trầu không. Loại lá trầu ngọt xanh đậm, phiến dày, có kèm cau và vỏ. Hình đó họ bày cho đẹp thôi, chứ lúc "măm" thì bỏ cánh hoa hồng ra kẻo hỏng vị trầu. Cũng có thể chả ăn được vì... to quá. Quả cau bổ đôi bổ ba thế cho cả vào mồm cùng trầu với vỏ làm sao hết đựoc. :)

    Trả lờiXóa
  19. Vào đây là quý lắm rồi, vậy đây là lá trầu ngọt hả H.?, giờ tôi mới biết, các lão bà mà "măm" hết một miếng trầu này có mà... trẹo quai hàm, hì hì.

    Trả lờiXóa
  20. Thấy cau trầu, em lại nhớ đến bà nội ngày xưa, nhớ một thời ngồi tem trầu cùng nội và tập ăn trầu để bây giờ vẫn nhớ vị nồng cay nơi đầu lưỡi.
    Cái thời mà ngày nào cũng thích được ôm tráp trầu cau của nội như chỉ mới như ngày hôm qua đây thôi.....
    Ngày ấy qua rồi như giấc mộng
    Giật mình thảnh thốt tiếng : "Nội ơi"..............

    Trả lờiXóa
  21. @lanvuive, với cô Lan chắc tiếng "nội ơi" là cao quý nhất.

    Trả lờiXóa