PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Lão Đam.

Photobucket

 

Lão Đam tức Lão Tử, còn được gọi là Thái Thượng Lão Quân, sách Sử Ký Tư Mã Thiên trong "Thân Hàn liệt truyện" chép: "Lão Tử người xóm Khúc Nhân, làng Lệ Hương, huyện Khổ, nước Sở, ông họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy hiệu là Đam...", là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, sáng lập ra trường phái Đạo Gia (Đạo Lão). Ông làm một chức quan giữ sách cho nhà Chu, học rộng biết nhiều, tương truyền trước khi về ở ẩn ông soạn một cuốn sách khoảng năm ngàn chữ bàn về Đạo và Đức (Đạo Đức kinh), còn truyền cho đến ngày nay...

Cũng có sách nói ông sống cùng thời với Khổng Tử nhưng lớn tuổi hơn, một hôm Khổng Tử nghe tiếng tìm đến thăm, Lão Tử cỡi trâu ra tận đầu làng đón, hai người đàm đạo với nhau suốt ba ngày, khi chia tay Lão Tử nói với Khổng Tử: "Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời nói này: Người buôn giỏi thì giấu kỹ vật quý, xem ngoài như không có gì, người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái lòng hăm hở, cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không ích gì cho ông đâu...".

Sách chép Lão Tử sau khi bỏ quan về ở ẩn ngao du sơn thủy, không màng chuyện thế sự, ông thọ 160 tuổi, cũng có sách cho là ngoài 200 tuổi.

Sao không theo chân Lão Đam này nhỉ?

21 nhận xét:

  1. Hỡi ôi! Chuyện thế sự ko màng thì duoc rồi nhưng ..."gia sự" bộn bề làm sao khọi bôn ba. Lại nữa, muốn lui về ở ẩn nhưng có chốn nào để về, để ...ẩn được đây ( chỉ có mỗi cái nhà bé như hộp diêm đây thôi ) Than ôi...!

    Trả lờiXóa
  2. "Người buôn giỏi thì giấu kỹ vật quý, xem ngoài như không có gì, người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái lòng hăm hở, cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không ích gì cho ông đâu..." - ông này góp ý thẳng thắn quá hén ? Chứng tỏ Khổng Tử cũng kiêu ngạo một thời hì hì. Mà em nghe bảo Khổng Tử xấu tướng lắm.

    Bác Hội trưởng hỏi " sao không theo chân Lão Đam này nhỉ ?" theo ổng đi ngao du sơn thủy hay theo ổng sống tới 200 tuổi ?

    Trả lờiXóa
  3. @xuyenmai, không sao đâu xuyenmai, dĩ nhiên cái "ở ẩn" thời Lão Tử phải khác với thời này chứ, cần gì nhà cửa thênh thang và chốn thâm sơn cùng cốc mới "ẩn" được, bậc "thánh nhân" bây giờ "ẩn" được nơi chung cư, với internet, truyền hình cáp, và kẹt xe lô cốt mới là tài chứ,!!!???

    Trả lờiXóa
  4. @comieng, Khổng Tử là người suốt đời có hoài bão mang sở học ra giúp đời, nên chắc tính tình cũng kiêu ngạo hơn Lão Tử, là ông ham chơi, thích đi du lịch đây đó... Cũng có thể đấy chỉ là câu chuyện người đời sau viết gán cho 2 ông thánh này, dựa theo cái "chí" của 2 người.
    Sống 200 tuổi chắc không "đua" theo được rồi, nhưng "phất tay áo mà bỏ đi", vui cùng cây cỏ, chuồn chuồn, bươm bướm... may ra thỉnh thoảng làm được, thử xem sao, nếu thời gian tới thấy tôi ít lên mạng và ghé thăm thì hẳn là đang ngắm... chuồn chuồn đấy, hì!

    Trả lờiXóa
  5. Thì bi giờ anh cũng đang làm con cháu của Lão Tử đó, cứ vui cùng thiên nhiên cây cỏ, sâu bọ mặc thế sự tranh đua của sự đời bon chen này.

    Trả lờiXóa
  6. Sách chép Lão Tử sống đến từng ấy tuổi nhưng không nói gì đến ảnh hưởng của nhận xét của Khổng Tử về Lão Tử trong câu chuyện nói trên. Chắc là Lão Tử đúng là người có "cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái lòng hăm hở, cùng cái chí quá hăng"...

    Trả lờiXóa
  7. @lanvuive, Lão Tử tên Lý Nhĩ, còn mình là con cháu Lão Tử chắc là Lý Toét quá hen cô Lan, kekekekeeeee!

    Trả lờiXóa
  8. @zipposgvn, bạn zip hồi này khỏe chứ? mong sức khỏe đến với mọi người là vui rồi.

    Trả lờiXóa
  9. * Lão tử là một hiện tượng khá lạ trong lịch sử triết học của nhân loại. Ông là một triết gia lớn, ảnh hưởng tới cả Đông Á ngang với Khổng tử, có phần còn hơn Khổng tử, vì chưa hề bị mạt sát tàn nhẫn như họ Khổng trong bảy tám chục năm nay.
    * Lão tử với Khổng tử có gặp nhau không ? Khổng tử có hỏi Lão tử về lễ không?
    Đây là vấn đề gay cấn cho đến nay các nhà "ngâm cứu" chưa giải quyết xong.. Phái bảo có, phải bảo không Cả hai phái cũng chỉ đưa ra những suy luận, nhưng xem ra phải bảo không đa số hơn.
    (lại có phái trung dung: cuả các ông: Diệp Thích, Tống Dật Thanh, Đàm giới Phủ, Tiền Mục, cho rằng có hai ông Lão tử. Một ông Lão tử chủ trương tuyệt diệt lễ nhạc, và ông kia viết Đạo đức kinh và giảng lễ cho Khổng tử.
    * Tóm lại đụng đến Lão tử không khác gì chui vào rừng rậm. Nhưng dẫu sao cái câu PNH trích trên rất đáng cho chúng ta suy nghỉ cho dù Lão tử có nói thế hay không. Mà chủ đề của PNH nêu ra cũng là như thế.
    * Bu chỉ thắc mắc,: Lão tử có nói "biết thì không nói, nói thì không biết" vậy, sau khi viết Đạo Đức kinh với khoảng 3000 từ thì ông là người biết hay không biết?
    Bu nghỉ mãi chưa ra, có ai giảng cho với, huhuhu!!!

    Trả lờiXóa
  10. A, chết rồi, đọc kỹ lại thì Zip mới hay Zip đã nhầm lẫn giữa Lão Tử và Khổng Tử. Thì ra câu trên là Lão Tử nói với Khổng Tử chứ không phải Khổng Tử nói với Lão Tử! Zippo lộn tiệm một cái quá mạng :))

    Những thông tin của bác Bu thật bổ ích!

    Trả lờiXóa
  11. @bulukhin, Khổng Tử chủ trương "nhập thế", quyết tâm mang cái sở học của mình ra để "củng cố" thiên hạ, còn Lão Tử chủ trương "xuất thế", sống thuận theo trời đất, vui cùng cây cỏ thiên nhiên... Đúng là sách vở chép có 2 ông Lão Tử (cùng thời với Khổng Tử) như bác Bu nói ở trên, thậm chí Sử ký Tư Mã Thiên cho rằng còn có một ông Lão Tử nữa (không nổi tiếng bằng, sống sau thời Khổng Tử nữa). Một khi không đủ tài liệu để chứng minh rõ ràng có mấy ông Lão Tử, hoặc Lão Tử có gặp Khổng Tử hay không, khi gặp nói gì? Thì chúng ta cứ tin theo tất thẩy những giả thuyết vậy.
    Tôi nghĩ như thế này, lời của Jesus trong kinh thánh (Thiên chúa giáo), lời của Phật trong kinh Phật (Phật giáo), Đạo Đức kinh (được cho là của Lão Tử), hoặc những sách vở, tư tưởng được gán cho của Khổng Tử... thì không rõ THỰC SỰ bao nhiêu phần trăm đích thực là lời của các ngài, và bao nhiêu phần trăm là của người đời sau được gán cho. Bởi có rất nhiều những câu nói được cho là của Chúa, của Phật, của Lão Tử, Khổng Tử... nhiều khi không hợp với tư tưởng, thậm chí phản lại tính cách của các vị ấy...
    Vậy theo tôi chúng ta không cần phải băn khoăn quá với những điều như thế, bằng với trí tuệ của mình tôi nghĩ phần nào bác Bu sẽ tự tìm được lời giải đáp... Ngày xưa chưa có Internet, sách vở cũng chưa nhiều mà còn "loạn" thông tin như thế.

    Trả lờiXóa
  12. @zipposgvn, biết là bạn zippo "bộp chộp", nhưng đấy mới chính là zippo "chính hiệu", hì.

    Trả lờiXóa
  13. Anh Hiệp thiệt tình, còn chọc quê Zip nữa. :))

    Trả lờiXóa
  14. * Bu chỉ thắc mắc,: Lão tử có nói "biết thì không nói, nói thì không biết" vậy, sau khi viết Đạo Đức kinh với khoảng 3000 từ thì ông là người biết hay không biết?

    Sau khi viết ra câu đó Bu tự giải thích thế này không biết có phải không;
    Theo các nhà nghiên cứu mà rõ nhất là ông Nghiêm Khả Quân có viết: "Các sách của chư tử đời tiên Tần đều là do môn đệ hoặc tân khách hoặc con cháu soạn, không phải do tay chứ tử viết"
    Như vậy Đạo Đức Kinh không phải do chính Lão tử viết ra tức là ông là người biết theo cách định nghĩa của ông ấy?

    Trả lờiXóa
  15. @zippo, đùa chút cho vui nhà cửa, cuối tuần chúc bạn khỏe.

    Trả lờiXóa
  16. @bulukhin, bác Bu nghĩ hay lắm, tôi cũng cùng suy luận ấy. Giữa Khổng Tử và Lão Tử thì hẳn là Khổng Tử viết nhiều hơn Lão Tử, bởi ông ấy muốn đưa hiểu biết của mình "cứu vớt" thiên hạ, còn Lão Tử ham vui và không màng danh lợi nên nhiều khả năng sách là do người sau chép lại trên tư tưởng của ông ấy. Cũng như đọc kinh thánh và kinh Phật, tôi cũng cảm thấy rất nhiều những câu nói, những suy nghĩ được cho là của Chúa và Phật, là của bọn phàm phu đời sau đưa vào, để dễ bề chi phối người khác, không biết tôi nghĩ như thế có đúng chút nào không?

    Trả lờiXóa
  17. Một nhà sư Tàu viết rằng đến thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch người ta mới chép lại kinh Phật, tính ra trên 700 năm sau ngày Thích Ca tịch diệt bài giảng của ông mới có trên giấy. Chắc ĐĐK của Lão cũng vây thôi. Thế là tui và PNH cùng nhất trí cao. hehehe!

    Trả lờiXóa
  18. @bulukhin, như vậy các kinh sách cổ có lẽ đa số là do người đời sau viết dựa trên tư tưởng, truyền thuyết của người đi trước... Thêm cái tam sao thất bổn, chế biến qua từng không gian, thời gian, nơi chốn... cho hợp khẩu vị nhiều tầng lớp xã hội...
    Bác thấy không, bây giờ là thời buổi của thông tin, quá chừng những thông tin mỗi ngày, một sự việc muốn giải thích và hiểu sao cũng được, xưa cũng thế, cái quan trọng của ta là phải ráng "tỉnh táo" để "không bị lừa", nhất trí cao với bác ở điểm này, hehehe!

    Trả lờiXóa
  19. Sao không theo chân Lão Đam này nhỉ? lam sao dzam theo chan lao day chet roi sao ahahhaahha con yeu doi lam sorry nhe khong theo chan lao dau hahahaah

    Trả lờiXóa
  20. @chieukim, ờ nhỉ, theo chân lão Đam này là về... chầu trời sao?

    Trả lờiXóa
  21. @chieukim, ờ nhỉ, theo chân lão Đam này là về... chầu trời sao?

    Trả lờiXóa