Cổng chào bên trên đặt trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ, sẽ do
Cty Vincom thực hiện với biểu tượng hai dãy song song năm
cánh chim Lạc Việt (cổng chào thứ nhất).
Cổng chào bên dưới đặt trên quốc lộ 5 tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm
do Tổng Cty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị UDIC thực hiện, với 2
hàng cột gỗ buồm, cọc gỗ Bạch Đằng (cổng chào thứ tư).
Cổng chào trên tuyến Bắc Thăng Long-Nội Bài, thuộc xã Thanh Sơn,
huyện Sóc Sơn do Tổng Cty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội thực
hiện, với hình trống đồng cách điệu (Cổng chào thứ hai).
(Ảnh chôm trên mạng).
Tháng 10 này nước ta kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, một cột mốc lịch sử khá quan trọng trên con đường dựng nước, giữ nước, và phát triển. Một ngàn năm kể từ khi Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La (1.010), thấy rồng bay lên nên đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long. Sau nhiều lần thay đổi tên gọi, và một lần dời đô vào Phú Xuân-Huế dưới triều nhà Nguyễn. Thăng Long của ngàn năm trước bây giờ là Hà Nội, và năm 2010 là năm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tôi sinh ra ở miền Bắc (Nam Định), chỉ có đâu khoảng thời gian gần 2 năm đầu đời được cha mẹ bế lên ở Hà Nội, thời ấy nghe cha mẹ dùng từ "tản cư", rồi sau đó cha mẹ lại bế tuốt vào Saigon theo Hiệp định Genève. Dăm năm trước năm 75 trong chiến tranh tôi sống ở Tây nguyên, vùng duyên hải miền Trung, rồi lại trở về Saigon từ đó đến giờ, cho nên đối với Hà Nội thì tôi mù tịt, chẳng có một ký ức gì tuy vẫn còn nói tiếng Bắc như một tên Bắc Kỳ... thứ thiệt. Thậm chí sau năm 75 đến giờ tôi còn chưa hề đặt chân đến Hà Nội, những gì tôi biết về Hà Nội là qua hình ảnh, sách vở, văn học, thơ ca, và bạn bè...
Ở Saigon cho nên tôi cũng không quan tâm lắm đến "Đại lễ ngàn năm Thăng Long", cho đến khi thấy bạn bè, những phương tiện thông tin đại chúng nói về những bất cập trong việc chuẩn bị cho buổi đại lễ sẽ diễn ra trong tháng 10 này. Nghe đâu để kỷ niệm một ngàn năm thì trong nhiều tháng nay người ta đã biến Hà Nội thành một đại công trường bụi đất mù mịt... Cái chuyện chuẩn bị đón đại lễ thì là lẽ đương nhiên, nhưng cái cách người ta gọi là bảo tồn, chỉnh trang... có lẽ có gì đó không ổn. Để kỷ niệm một ngàn năm, tức là một cái xưa, thì người ta cố gắng làm mới tất cả. Dẫu biết rằng thời gian làm biến đổi nhiều thứ, nhưng "bảo tồn, chỉnh trang" không có nghĩa là làm mới, có lẽ nhiều người, trong đó có cả những người có trách nhiệm, thẩm quyền... đều không phân biệt được cái cổ, có giá trị, và là nét đặc trưng của Thăng Long (hay Hà Nội) ngàn năm văn vật, cần phải giữ gìn như nó đang hiện hữu, và cái cũ, xấu, không có giá trị, cần phải phá bỏ. Vừa rồi Unesco đã không công nhận Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa thế giới cũng vì những lý lẽ này.
Nhiều năm trước, tôi đã có lần được về quê ở miền Tây Nam Bộ theo một đám cưới của người bạn. Bạn tôi lấy vợ dưới quê, nhà cô dâu thuộc loại khá giả, có ruộng, ngôi nhà ngói 3 gian có sân vườn rộng rãi rất đẹp, tôi rất thích ngôi nhà ngói, những cây cột nhà tròn to lên nước đen bóng kê trên những tảng đá có chạm trổ, bộ ván dày phía trước nhà, tranh ảnh treo trong nhà đặc trưng cho những ngôi nhà thôn quê. Nhưng hôm xuống rước dâu thì ngôi nhà kiểu quê đẹp đẽ ấy đã bị biến đổi, có lẽ vì bạn tôi đàng trai là người thành phố đến, nên bên nhà gái đã cố gắng sơn phết, trang trí ngôi nhà theo kiểu cách và những vật dụng của nhà phố. Đành rằng họ có ý tốt là muốn làm đẹp cho ngôi nhà của mình trong ngày trọng đại của gia đình, nhưng khi sơn phết, trang trí một ngôi nhà xưa kiểu quê như thế bằng những vật dụng, vật liệu mới bây giờ, nó lại đâm ra kệch cỡm và khôi hài...
Mới đây trên các trang báo và trang mạng, tôi được biết thêm công trình 5 cổng chào ở Hà Nội để đón mừng lễ ngàn năm. Cổng chào thứ nhất đặt trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ, do Cty Vincom xây dựng với biểu tượng là hai dãy song song năm cánh chim Lạc Việt. Cổng chào thứ hai trên tuyến Bắc Thăng Long-Nội Bài do Cty Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội xây dựng, với mô hình là trống đồng cách điệu. Cổng chào thứ ba đặt trên đường Láng-Hòa Lạc, do Tổng CTy Xuất Nhập Khẩu VN (Vinaconex) đầu tư với mô hình trống đồng (một nửa cái trống đồng từ dưới đất chui lên). Cổng chào thứ tư đặt trên quốc lộ 5 tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, do Tổng Cty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Đô Thị (UDIC) xây ưựng, với 2 hàng cột gỗ buồm, cọc gỗ Bạch Đằng. Cổng chào thứ năm đặt tại quốc lộ 1 đi Lạng Sơn-Bắc Ninh, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, với biểu tượng 8 con rồng trên mặt trống đồng, do Cty cổ phần Him Lam xây dựng. Toàn bộ 5 cổng chào có giá trị khoảng 50 tỷ đồng, và phần lớn là do các doanh nghiệp trên tài trợ.
Năm cổng chào này được cho biết là lấy từ ý tưởng năm Cửa Ô của Hà Nội xưa. Đọc trên báo và trên mạng, thấy nhiều người, nhiều nhà chuyên môn về kiến trúc có ý kiến, phần nhiều là... bàn ra, tựu trung là thời gian quá gấp gáp, quá nhiều cổng chào (chẳng hạn ở Paris-Pháp cũng chỉ có một cổng chào là Khải Hoàn Môn), những cổng chào không nói lên được nét đặc trưng của 1.000 năm Thăng Long... vân vân và vân vân... Riêng tôi, một kẻ chẳng có chuyên môn nghề nghiệp gì về kiến trúc, lại cũng không phải là người Hà Nội, không biết gì về Hà Nội, nhưng nhìn những hình vẽ của 3 cổng chào trên tôi lại nghĩ ngay đến những hàng cột của đền... Parthenon Hy Lạp. Để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tại sao người ta không lấy ý tưởng ngay từ cái chữ Thăng Long - Hà Nội, những ý tưởng chẳng hạn như "thăng long", trả lại kiếm của thần Kim qui, hay bao nhiêu những câu chuyện, những truyền thuyết về một Thăng Long - Hà Nội, và cũng có cần thiết không khi xây dựng đến 5 cổng chào hình dạng hoặc ý nghĩa na ná nhau như thế. Chẳng hạn nói đến Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch là người ta nghĩ ngay đến bức tượng đồng Nàng tiên cá chứ không phải một công trình to lớn gì khác. Paris, thủ đô của nước Pháp hoa lệ như thế cũng chỉ có một Khải Hoàn Môn...
Có lẽ người ta lại rơi vào việc thích... lập kỷ lục Guinness về cổng chào mất rồi!!!
Bệnh chào mừng nhiệt liệt ý mà
Trả lờiXóaHê, trông cũng đâu tệ lắm đâu.
Trả lờiXóaNhưng theo em nhìn ở viện bảo tàng, cọc gỗ sông Bạch đằng nó tròn cơ chứ đâu phải vuông thế. Đầu thì tù hơn chứ không vát nhọn như dao trổ giấy vậy đâu.
Thôi thế là ai bảo mọi người phản đối, tụi nhà thầu mất béng khoản thu nhập rồi.
Nhớ hồi tượng đài Điện Biên Phủ, vui ghê.
@nongthino8, chào mừng nhiệt liệt bạn ghé thăm:-))
Trả lờiXóa@hanggraphic, theo tôi có lẽ Hà Nội không cần phải làm 5 cái cổng chào rất ít tính biểu tượng ngàn năm Thăng Long-Hà Nội như thế, mà chỉ cần làm một cái tượng đài nói lên được cái đặc trưng của 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội thôi là đã quá đạt yêu cầu, hì hì!
Trả lờiXóaDẠo này bác kê Hà Lội của em ghê quá.
Trả lờiXóa@hanggraphic, 5 cái cổng chào ấy cổng chào nào cũng phải có những dòng chữ "Chào mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long-Hà Nội", thì người ta mới biết được ý nghĩa, mục đích của cổng chào, làm sao mà những tượng đài hay cổng chào khỏi cần ghi chữ gì hết mà người nhìn biết ngay muốn nói gì mới được, không biết nói vậy có phải?
Trả lờiXóa@hanggraphic, bởi chỉ sợ đến khi có dịp ra Hà Nội chỉ nhìn thấy sơn nước Expo và gạch con sâu thôi, hiiiii
Trả lờiXóaChào đón 5 Châu thì phải 5 cổng chào cho hoành tráng chứ anh. Việt Nam ta phải làm khác Tây, thế mới đặc sắc ạ!!!
Trả lờiXóaAnh muốn Hà nội để lai một con đường nguyên si như khi anh ra đi phải không? Phải nói trước chứ, giờ mọi thứ thay đổi cả rồi làm sao đây.
Trả lờiXóa@muathuvangmos, ờ nhỉ, chào đón 5 Châu, 5 Châu nghe mới kêu chứ 5 Cửa Ô cũng thường quá, ý tưởng của MTV thật xuất sắc, hihi!
Trả lờiXóa@hanggraphic, một ngôi nhà cũng được GR. à, GR. mà có cày cuốc kiếm khá tiền cũng ráng giữ ngôi nhà mình nó cũ cũ nhá, đừng có đập đi xây cao ốc đấy:-))))
Trả lờiXóaAnh coi chừng dân "Hà Lội" đánh hội đồng đó nha, nhìn lại hai ông hộ pháp đi .
Trả lờiXóaTối nay mình bắt cà phê cái đi anh: Đức? Anh?
Nhất trí với GR !
Trả lờiXóaĐáng lẽ cột phải làm tròn và có rồng quấn leo lên ! Lại nhớ cái cột nhà sàn vuông của anh Hiệp hôm đi CPC về! Hềhề....
@danghongky, hà hà, 2 ông hộ pháp này trốc gốc từ đời nào rồi.
Trả lờiXóaHai đội này ai thắng thua ở vòng này đều uổng hết. Châu Âu chỉ còn có họ đá là coi được.
@vuonghung51, trông mấy cái cọc Bạch Đằng này khiếp nhất, nó giống mấy cái cọc bê tông đóng móng cầu lộn ngược ấy. Còn chuyện mấy cái cột nhà sàn của dân Miên hay chớ, hình vuông để cho rắn khỏi leo lên, còn mấy cái cọc này hình vuông để cho rồng của anh vuonghung khỏi quấn? hề hề!
Trả lờiXóaHahaha....Chết cưồi anh Hiệp ơi!
Trả lờiXóaHôm rồi VH đố mấy đứa em là : Rồng VN bay được bao xa ? Thì đứa nào cũng chịu! VH mới bảo rồng VN của anh bay được trên dưới trăm cây số, vì thăng ở HN thì hạ ở Quảng ninh ( Hạ long đó) ! Chúng nó cười bảo ...Ông này tầm bậy ! Hìhì....
@vuonghung51, vậy thì rồng VN của vuonghung chẳng biết là rồng gì???!!! hì hì!
Trả lờiXóaMay bua rày toi di tron nang ,
Trả lờiXóaVe day toi den vieng nhà anh , vi nong qua nen toi dang vào blog thi thay may cai hinh toi lai tuong mang khong chay nen nhay bay chu !!!
troi dat hinh gi mà toi cam tuong di vong vào thoi co , cua thoi tui Romains dang cam guom de dau voi su tu ! hi hi
toi voi keo lai tu dau coi co phai mang nhay bay hay khong ? nhin ro ràng 1000 nam Thang Long , chu choa ong oi , may ong kien truc su o dau roi ? decorateurs cung o dau ? chac troi qua nong nen cac ong chua tinh tri chang ???
@phungchau, chị đi trốn nắng chắc vui và chụp được nhiều hình? 1.000 năm Thăng Long, chỉ nội cái chủ đề này thôi đã là quá phong phú, bao nhiêu câu chuyện xoay quanh 1.000 năm? Hình tượng trống đồng không gắn liền với 1.000 năm Thăng Long, cọc gỗ Bạch Đằng chỉ là những cây cột bê tông đóng móng cầu. Chỉ cần một cái cổng chào thôi, hay một tượng đài cho ra hồn là đạt yêu cầu lắm rồi, cần chi đến 5 cái cổng như thế? Chị có thấy thế không?
Trả lờiXóaY nghi cua Co Mua Thu Vàng that dung là y nghi ....qua VN do , cung giong cac ong o xu vay ! i hi
Trả lờiXóaXu nho mà cai gi cung tuong tuong qua lon lao , nhung cai lon do no khong dung vào vi tri cua ban xu , co the vi toi o xu ngoai nen cap mat cua toi khac chang ?
chi càn mot tuong gi do de tuong trung cho giong noi viet nam chu co dau làm cai gi ky qua vay , tay khong ra tay , mà viet cung khong ra viet , do chi là ba roi thoi !
co the cac ong tao may cai goi là hung vi , that là style qua moderne , nhung no khong hap chut nào !
Trong nhu do treo len san khau ay ! de cho mot vo kich thoi thuong co o ben Egypte
co cau bà Noi cua toi ngày xua thuong noi : an theo thuo , o theo thi !
con bat chuoc thi khong xong roi , co the y nghi là theo doi moi ?
mà toi 5 cai làm chi nhieu mà chang ra hon cai nào cai nào het !
mà bang gi the ? , bang cay ep dong vào à ? chu co phai bang ciment dut cho chac de doi ? , hoac bang da cham ?
Vi vay thà 1 cai cho dang 1 cai ! chu trong nhu do tho ma !
co the vi mot nguoi dàn bà deo toan khong dep mà deo day minh lam chi , chi can mot mon vua dep co gia tri là càng tang them ve dep qui phai cua nguoi deo !
co the , co nguoi doc nhung dong chu nay se bao toi qua khac khe chang ?
hi hi khong sao dau !
@phungchau, aha vậy là tôi nói đúng ý chị rồi, Tây như thế mà chỉ cần một cái Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe du Carrousel) là đủ ăn tiền, Ta chơi sang đến 5 cái, hihi!
Trả lờiXóaDấu ấn thời đại "Myanlien", chào đón chuyện ngàn năm mà bác.
Trả lờiXóaCọc Bạch đằng để năng giắc, nay mang ra dụng ngang đường đón khách, nếu đón "khách lạ" thì quá hay, nhưng đón tất cả khách dù quen, dù lạ nên không hay lắm. Trống đồng thiêng thế lại mang xẻ đôi, để mỗi bên lề đường một nửa, thế là xẻ đôi "nhất thống", ý tưởng tồi. Tám con rồng, tượng trưng Lý bát đế lại mang ra chầu ở đầu làng... Phạm thượng, bất kính, trảm!...
Em gắn bó với HN hơn bác, bình loạn cho.. đỡ buồn.
Cọc Bạch đằng để ngăn giặc, nay mang ra dựng ngang đường đón khách
Trả lờiXóaddon gian thoi vi nhung can bo cao cap chinh sach cua dang la luon luon doi moi cai gi cu~ cung deu phai bo di de xay dung cai moi muh hahahaha cho nen Thang Long ca ngan nam qua cu~ roi can bo di het xay cai moi la dung roi cung khong co gi la luon ahahahah cai nay Chieu Kim viet xong cung sach dzep bo chayyyyyyyyyyyy luon hahahahah
Trả lờiXóa@chieukim, ở Mỹ mà coi bộ rành cán bộ VN quá, haha!
Trả lờiXóa