PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

Đền Ta Prohm - Dấu tích của thời gian.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



(Post hình lên trước, tối viết tiếp).


Đền Ta Prohm vị trí nằm gần Angkor Thom trong quần thể đền đài Angkor, xưa được gọi là Rajavihara (đền Hoàng gia), ngôi đền được xây dựng vào năm 1186 bởi vị vua Jayavarman VII để làm tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa. Ngôi đền Ta Prohm khác hẳn với những ngôi đền khác trong quần thể kiến trúc Angkor là có rất nhiều cây cổ thụ với những rễ cây to như thân người bao phủ, để ngày nay trở thành một nơi được du khách viếng thăm nhiều nhất, tuy gần như hoàn toàn đổ nát. Hiện nay ngôi đền đang được người Ấn Độ tài trợ khôi phục. 

Khu vực đền Ta Prohm hình chữ nhật dài 1km, rộng 0,7km được xây dựng tiêu tốn hết 5 vạn lượng vàng và 5 vạn lượng bạc vào thời bấy giờ, cùng vô số đá quý. Tương truyền vào những đêm trăng sáng, những viên kim cương gắn trên tường phản chiếu ánh trăng lấp lánh. Khi vua Jayavarman VIII lên ngôi đã cho phá hủy nhiều hình ảnh liên quan đến Phật giáo, để chuyển sang thờ linh vật Bà La Môn. Nhiều năm tiếp theo cũng như số phận của những ngôi đền Angkor, đền Ta Prohm hứng chịu những thăng trầm của lịch sử, những cuộc tấn công và tàn phá của người Miến Điện, người Xiêm và cả người Chiêm Thành, cuối cùng thì kinh đô xưa của đế chế Khmer được dời về Phnom Penh vào thế kỷ thứ 15, Ngôi đền Ta Prohm cũng như quần thể kiến trúc đền đài Angkor chìm vào quên lãng. Con người và thời gian đã đặt dấu tích lên những ngôi đền cổ Angkor, chính cảnh đổ nát này đã được đoàn làm phim Hollywood chọn để diễn viên Angelia Joli đóng trong phim Bí mật ngôi mộ cổ.

Đến Ta Prohm, ngắm nhìn những rễ cây cổ thụ quấn quít bên những ngôi đền cổ đổ nát, chợt nhớ đến câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ nền cũ lâu đài bóng tịch dương". Có lẽ ai ai cũng cảm thấy ngậm ngùi...

12 nhận xét:

  1. Thời gian là vô địch, thấy rễ cây quấn quýt - che chở hay quật đổ đền đài, mà kinh. Chắc vài ba trăm năm nữa nó nuốt xong Angkor nếu như không được tu bổ gia cố. Hình 10 từ dưới lên ấn tượng quá, cây "đè lên" đền mà lên, đền sụm...

    Trả lờiXóa
  2. @danghongky, khá lạ lùng anh K. à, là chỉ có ở ngôi đền này mới bị những rễ cây cổ thụ Kơ nia quấn như vậy, trong khi những ngôi đền khác ở quanh đó thì hoàn toàn không bị, lạ thật, tựa như bàn tay tạo hóa cố tình ấy.

    Trả lờiXóa
  3. Nghe kể các cây cổ thụ là do chim chóc mang hột cây đến đây, cây nẩy mầm, sinh sôi ... Có thể khu đền này hồi xửa hồi xưa có một loài chim chuyên ăn hột cây kơnia , chọn làm nơi trú ngụ chăng ( ? ) .
    Dẫu gì đi nữa , khung cảnh ở đây thật là kỳ vỹ. Nhưng ngắm ban ngày thôi. Đêm xuống chắc không dám ở ... (((-:

    Trả lờiXóa
  4. @bangtamngt, chắc ngày xưa khu đền này nhiều chim chóc lắm, nhưng vẫn lạ lùng là những ngôi đền khác quanh đó cũng mấy trăm năm bị rừng già bao phủ mà không bị chim chóc tha hạt đến, hay ngày xưa ở đây cũng có... cà phê chim? Hahaha!

    Trả lờiXóa
  5. Dấu ấn thời gian . Rất thật anh nhỉ !

    Nếu có cà phê chim ở đây thì đúng là chỉ nên ngồi buổi sáng thôi...Đêm thì không dám thật ! :)

    Trả lờiXóa
  6. @vuonghung51, đêm cho tiền tôi cũng chẳng ở, hì hì!

    Trả lờiXóa
  7. Nghi vấn cà phê chim xưa ở Taprohm phải hỏi bác danghongky thử ... (-:

    Trả lờiXóa
  8. Con người thật bé nhỏ trước thiên nhiên và sức tàn phá của thời gian. Những đền đài này hoang phế hết rồi phải ko anh? Những cây cổ thụ này có lẽ phải vài trăm tuổi. Ban ngày cho em đứng ở đó 1 mình em cũng thấy sợ vì lạnh và bí hiểm.

    Trả lờiXóa
  9. @bangtamngt, ừ vụ này chắc nhà bác ấy biết đấy:-)))))

    Trả lờiXóa
  10. @muathuvangmos, đền đài hoang phế bởi thời gian, ở đây thì sợ thật, chắc nhiều... ma lắm, hihi!

    Trả lờiXóa
  11. Những loài cây có bộ rễ bám chặt lấy công trình kiến trúc trông thật ấn tượng. Nếu không chặt cấy, liệu di tích có bị huỷ hoại không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  12. @torovn, ngôi đền bị cây cuốn này là hư hỏng nhiều nhất, rễ cây len lỏi vào những khe đá làm sụp những ngôi đền, nhưng những gì còn lại thấy ấn tượng.

    Trả lờiXóa