Thế giới đang lên cơn sốt vì bóng đá, chắc hẳn là như thế, bởi bóng đá là môn thể thao vua, ngự trị khắp mọi nơi trên thế giới, giữa London trên sân vận động Wembley lừng lẫy gần 100.000 ngàn chỗ ngồi, hoặc trên đường phố, nơi những ổ chuột hang cùng ngõ hẻm nghèo nàn khắp mọi nơi, với những đứa trẻ đầu trần chân đất, dành nhau một quả bóng đã xì hơi dưới nắng. Người ta gọi bóng đá là "Túc cầu giáo" quả cũng không ngoa, tháng này trên khắp thế giới chứ không riêng gì ở xứ ta, hàng triệu triệu người mất ăn mất ngủ (chưa nói đến mất tiền, mất nhà mất cửa...) vì bóng đá, vì cá độ.
Tôi khoái bóng đá từ nhỏ, xưa nhà lại ở gần sân vận động Cộng Hòa (Thống Nhất bây giờ), đã bao nhiêu lần đi xem những "Vinh đầu sói, Ngôn lùn, Tư Lê, Tư béo... sau này lớn nhiều chuyện phải làm nên bớt đi xem ngoài sân cỏ, chỉ còn xem trên TV những trận bóng có đội tuyển quốc gia, hoặc những giải đấu lớn Vô địch châu Âu, hay Cúp thế giới. Cúp thế giới lần này mới đi được một phần mấy đoạn đường mà đã có nhiều điều thú vị, bóng đá luôn hấp dẫn và thú vị hơn các môn thể thao khác, ở chỗ đội mạnh hơn chưa hẳn lúc nào cũng thắng trận, hãy xem Hàn quốc và Nhật Bản thắng trận, một đội Đức đã 2 lần vô địch thế giới mới chiến thắng giòn giã trước đội Úc non nớt, đã xếp giáo trước một Serbia lì đòn.
Hãy xem người Mỹ đá bóng, thật đáng khâm phục, không tiểu xảo, không rối loạn dù bị dẫn trước... Họ đá bóng thật hồn nhiên với tất cả khả năng của họ, đúng theo như tính cách... Mỹ, với họ bóng đá đơn giản chỉ là một trò chơi, và đã chơi là hết mình chứ không hề toan tính... Với những đội bóng lớn đã vang danh như Brazin, Argentine... thì khỏi nói, có thể họ sơ sểnh ở đâu đó, nhưng khi vào những giải đấu lớn cỡ châu lục hay thế giới, bóng đá những xứ sở này luôn là chính họ, hào hoa, hiệu quả, máu lửa... Nhưng ở cúp bóng đá thế giới cho đến giờ phút này đáng thất vọng không phải là những đội bóng nhỏ, mà là những đội bóng lớn, chẳng hạn như đội tuyển Pháp, Anh, và cả đội Ý...
Hãy nhìn đội Pháp đá 2 trận một hòa một thua, lọt lưới 2 trái và không ghi nổi một bàn nào, tôi không thích bóng đá cấp Câu lạc bộ của Pháp, nhưng trước nay vẫn thích đội tuyển Pháp ở những giải đấu lớn, cúp thế giới chẳng hạn, những Platini, Giresse, Zidane... hào hoa, không thực dụng. Đội tuyển Pháp lần này vẫn còn những ngôi sao triệu đô như Henry, Anelka... nhưng lối chơi của đội tuyển Pháp thật đáng ngán ngẩm, đội tuyển Hàn quốc thua trước Argentine 1 - 4, nhưng xem Hàn quốc đá thật sướng, không hề sợ hãi, không hề rối ren co cụm, còn cái thua bạc nhược của đội tuyển Pháp thật đáng xấu hổ, người Pháp đang giận dữ trước cái lối chơi ấy của các tuyển thủ của họ, đội tuyển Pháp ngày hôm nay không xóa đi nổi nỗi ô nhục "bàn tay của Chúa" của Henry ở trận cuối cùng vòng loại, đâu rồi cái tinh thần hiệp sĩ của những chàng ngự lâm pháo thủ...?
Đội tuyển Anh cũng thế, ở cấp CLB coi bóng đá Anh thật sướng, lối đá nhanh đơn giản nhưng hiệu quả, coi bóng đá giải quốc gia Anh hấp dẫn đến phút cuối cùng, nhưng sang đến đội tuyển quốc gia thì bóng đá Anh chỉ là một gã thiếu niên vụng về, người ta nói đấy là hậu quả của một chính sách nhập cầu thủ ngoại tràn lan, nhất là những cầu thủ ngoại ở hàng công hoặc ở những vị trí quan trọng, để bây giờ khi chỉ còn những cầu thủ "lô cồ", thì bóng đá Anh đá cứ như gà mắc tóc...
Tôi chưa bao giờ thích bóng đá Ý, cho dù bóng đá Ý luôn có những đội CLB lừng danh trên đấu trường Châu Âu như "bà đầm già" Juventus, AC Milan, hay Inter Milan... Đội tuyển quốc gia Ý đã 4 lần vô địch thế giới chỉ thua đội tuyển Brazin huyền thoại của vua bóng đá Pelé đúng 1 lần. Bóng đá Ý nổi danh từ lâu với kiểu đá... tử thủ, lối đá lấy không thua làm chính ấy không hấp dẫn, khác hẳn với cách đá bóng của "cơn lốc màu da cam" hấp dẫn, với bóng đá thế giới hẳn là không thể không nhắc đến đội tuyển quốc gia Hà Lan với Johann Cruijff huyền thoại của những năm thập niên 70 thế kỷ trước, khi họ đã 2 lần á quân thế giới vào những năm 1974 và 1978...
Cúp bóng đá thế giới vẫn đang tiếp diễn với những trận đấu chắc chắn là hấp dẫn trước mắt, các bạn yêu bóng đá và tôi vẫn còn những bữa cơm tối ăn trễ, hoặc những đêm hồi hộp mất ngủ, nhưng bóng đá là như thế, mãi mãi là như thế...
T đang định viết entry nói về lối chơi của tuyển Mỹ và cổ động viên người Mỹ, nhưng anh đã nói hộ Thuần .
Trả lờiXóaT thích sự hồn nhiên của họ. Khi đầu tư cho bóng đá, họ đã có kế hoạch cho cả ngàn năm sau ( nếu có thể ) nhưng họ thể hiện lối chơi một cách rất hồn nhiên .,coi như một game mà thôi Đối với họ, bóng đá có thể là cuộc đời nhưng không có chỗ cho sự toan tính hơn thua , cay cú. Donovan ngày hôm qua mãi mãi là Donovan của WC 2002 , nụ cười dễ thương và sự quyết tâm đến từ một gương mặt thật trẻ con , hồn hậu .
Mà anh thấy không , ngay cả khi Mỹ bị Slovenia dẫn trước 2-0 , cổ động viên đến từ đất Mỹ vẫn hào hứng như chính họ thắng.
T yêu bóng đá Mỹ là vì thế . và cho dù Mỹ không phải là đội T đặt kỳ vọng nhưng Mỹ là đội tuyển T cổ vũ hết mình .
@ngocthuan, bạn ngocthuan cứ viết đi bóng đá Mỹ thật dễ thương, chơi vậy mới là chơi, hết mình, cổ động viên Mỹ cũng thế, người Mỹ có lá cờ được thiết kế có lẽ đẹp nhất thế giới nên trong bất cứ dịp nào và bất cứ chỗ nào họ cũng nêu cao lá cờ của họ. Worrld Cup kỳ này hay, đáng xem, kể cả cái tiếng còi vuvuzela như tiếng ong bay mà nhiều người than phiền.
Trả lờiXóaChỉ nghe mọi người nói vè bóng đã thấy hừng hực nỗi đam mê. Cho em nghe ké, xem ké và vỗ tay ké nữa...hoan hô, vaàoooooooooo.....!
Trả lờiXóa@muathuvangmos, không biết ở Moscou dân Việt và dân nga có "máu" bóng đá như thế không? chứ ở Saigon có những người... ốm vì bóng đá đấy!
Trả lờiXóabai nay doc cho biet thoi chu mieng ban vi co biet xam da bong bao gio dau doc cung khong hieu het lay gi ban ( cai nay cung goi la dzot dac can mai luon day nay hahahaah )
Trả lờiXóa@chieukim, người thật thà có khác, nhưng mà nói chuyện "bóng cà na" chắc rành, ở Mỹ mà, hihi!
Trả lờiXóahahah cung thua luon khong biet gi ve may mon nay chi biet bong ban bong chuyen thoi
Trả lờiXóa