PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

Chim se.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket




Hom qua nay may moc truc trac chua sua duoc, muon may dua len vai tam hinh chu chim se dau tren mot canh cay kho, thay co nguoi ngam nghia chu chim se vut bay. Cai nay la bat chuoc chim se ben nha ban Marguerite, hihi!

--> Read more..

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010

Hoa và chuồn chuồn.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 


Cuối tuần, lại là ngày rằm tháng chạp, còn đúng một nửa tháng nữa tết, nói gì thì nói, tuy già đầu rồi vẫn còn thấy một chút nôn nao.

Đưa lên vài tấm hình hoa, chuồn chuồn mời các bạn xem chơi... 

--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Cà phê luận.

Photobucket

Hoa cà phê.

Photobucket

Trái cà phê chín.

 Photobucket

Một tách cà phê phin và bình trà nóng.

 Photobucket

Một chú bé con say mê ngắm chim ở cà phê chim.



Cà phê luận, nôm na là... bàn luận về cà phê, nói vậy cho nó ra vẻ bác học và xôm tụ, chứ thực ra đây chỉ là tán dóc về cà phê, mà người xưa gọi là "nông cổ mín đàm", đại khái dân gian gọi là chuyện "trà dư tửu hậu".

Cà phê là phiên âm của từ tiếng Tây "café", là một loại thức uống có màu nâu đen, được pha chế từ hạt của cây cà phê rang xay nhuyễn, nước uống này có mùi thơm  đặc trưng của... cà phê, và chất cafein giúp cho người uống cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo. Sách vở chép người ta nói đến cây cà phê từ thế kỷ thứ 9, và nguồn gốc của cây cà phê bắt nguồn từ vùng cao nguyên Ethiopia, được tìm thấy khởi nguồn từ những người chăn dê ở Kaffa (Ethiopia ngày nay). Ban đầu những người du mục chăn dê tình cờ thấy đàn dê của mình ăn những cành cây có hoa trắng và  trái chín màu đỏ, sau đó thì đàn dê chạy nhảy không biết mệt mỏi. Một người chăn dê thử ăn loại trái chín đỏ đó và cảm thấy công hiệu. Câu chuyện đến tai các thày tu, họ tìm hiểu khu vực của những người chăn dê và phát hiện loại cây có hoa trắng trái đỏ này, họ đem ép những trái chín lấy nước uống, và tỉnh táo cầu nguyện không thấy mệt. Có thể kết luận, chính những đàn dê đã tìm ra trái cà phê mà ta chế biến pha uống ngày nay.

Từ vùng cao nguyên Ethiopia, cây cà phê được đem trồng ở Yemen, Ả Rập... và đến thế kỷ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và chế biến thành thức uống như ngày nay. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 16 thì cà phê du nhập vào Châu Âu, và nhanh chóng trở thành một thứ nước uống phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, người Pháp đã mang cây cà phê khi sang xâm chiếm Việt Nam cùng với cây cao su, và xứ sở sản xuất cà phê có tiếng nhất thế giới có lẽ là nước Braxin ở Nam Mỹ.

Có nhiều cách pha cà phê, có lẽ phổ biến nhất là cách pha của người Pháp, cho cà phê đã rang chín, xay nhuyễn ép chặt trong một cái "phin", sau đó chế nước sôi vào phin, nước sôi thấm qua lớp bột cà phê chảy xuống tách hay ly cốc phía dưới cho một chất lỏng màu nâu sẫm thơm ngát. Tùy theo khẩu vị và ý thích của mỗi người mà cho thêm đường, hoặc sữa, hay bột kem (ít nhiều cũng tùy người), thế là ta đã có một thức uống hấp dẫn. Cũng tùy ở từng nước mà người ta còn có nhiều cách pha chế khác, chẳng hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan thì họ pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ", cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm chuyên dùng pha cà phê rồi đun lên. Ở Ý là cà phê epresso, cà phê xay cực mịn được chảy qua nước đun sôi bị ép dưới áp suất cao, cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê. Ở Đức, Thụy Sĩ, Mỹ người ta cũng pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một túi lọc chứa bột cà phê. Có một loại cà phê bây giờ khá phổ biến vì cách pha chế đơn giản, dùng cho người ít có thời giờ, đó là cà phê hòa tan, chỉ cần chế nước sôi vào tách chứa loại bột cà phê hòa tan là có thể uống ngay được, loại này có sẵn cả kem, đường gọi là "3 in 1", người ghiền cà phê thường chê loại cà phê này.

Ở Việt Nam ta bây giờ quán cà phê đầy, nhất là những thành phố lớn nhiều khách du lịch như Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ... Dĩ nhiên trong quán còn bán rất nhiều thức uống khác nữa chứ không chỉ có cà phê, bởi vì không phải ai cũng uống được cà phê, nhưng người ta vẫn gọi những quán này là quán cà phê, và lắm khi người ta ghé quán để ăn kem, uống nước sinh tố (trái cây xay hay ép lấy nước), nhưng khi rủ nhau vẫn thường hay nói "cà phê không?". Với dân ghiền cà phê thì gần như họ chỉ uống cà phê đen với một ít đường, ít khi vào quán kêu ly cà phê đá, và không bao giờ dùng cà phê sữa.

Có một điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là "chất lượng của cà phê" hiện nay. Cũng như nhiều loại thực phẩm khác đang được chế biến, bày bán cho công chúng, không thể kiểm soát được chất lượng, thì cà phê cũng tương tự như thế. Một ly cà phê bây giờ có giá từ năm, bảy ngàn đồng cho đến cả năm, bảy chục ngàn đồng, tùy theo nơi uống. Năm bảy ngàn đồng là loại cà phê uống ở các quán cóc ven đường, trong hẻm nhỏ... Một loại nước uống được gọi là cà phê đen thui, đắng nghét, nghe nói loại này được bỏ mối trong những chai nước suối, chế biến bằng hương liệu. Ở chợ Kim Biên trong Chợ Lớn là "ông tổ" của các loại hương liệu, đủ mọi thứ hương liệu, hóa chất, mùi vị chẳng rõ nguồn gốc được bán với giá rẻ mạt, chúng ta dễ dàng tìm thấy hương moka, hương chồn, hương culi... để pha chế thành cà phê, hoặc hương lài, hương sói, hương sen... để ướp vào trà, dĩ nhiên "hiệu quả" và "hậu quả" của loại cà phê này chẳng thể nào lường được.

"Nhân đạo" hơn thì người ta độn những thứ hạt khác không phải cà phê vào cà phê pha bán cho khách hàng, chẳng hạn hạt bắp (ngô) rang cháy, vì bắp rẻ hơn cà phê, để được nước (có màu đen và vị đắng), người ta cho hạt cau rang cháy xay nhuyễn vào cà phê, nhưng để cho cà phê khi đánh lên có bọt người ta còn cho vào hóa chất tạo bọt dùng trong sản xuất xà bông... thật là kinh khủng!

Một lần tôi được một người bạn miền Nam rủ đi uống "cà phê sầu riêng", thì ra khi vào quán cà phê người bạn mang theo một trái sầu riêng tổ chảng, đến quán kêu 2 ly cà phê (bạn kêu cà phê đá), rồi bạn mượn con dao tách lấy múi sầu riêng bỏ vào ly cà phê đá khuấy tan thành một thứ nước uống nâu nâu đặc đặc uống ngon lành, tôi ăn được sầu riêng nhưng khi nhấp thử một muỗng cà phê sầu riêng ấy xong đầu hàng vô điều kiện. Một kiểu uống cà phê khá lạ.

 
--> Read more..

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Yếu tố... chim ở cà phê chim.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Một "yếu tố" không thể thiếu để làm nên thương hiệu cà phê... chim, đó chính là... chim. Thiếu chim thì cà phê này không rộn rã, líu lo như thế, và có lẽ tôi với lão Đèn lồng đỏ (thỉnh thoảng cũng có thêm một vài bạn khác) đã chẳng ngồi "giao ban" thường xuyên ở đây. "Yếu tố", ấy là bắt chước gọi theo cách của cô bạn Marguerite. Nơi không gian thoáng đãng của một góc công viên giữa lòng thành phố, như các bạn thấy, tràn ngập tiếng chim, chim trên cao, chim dưới thấp, chim trên bàn, chim lớn chim nhỏ, chim xanh chim đen... đủ cả.

Nơi đây tôi và lão Đèn lồng đỏ đã ngồi nhâm nhi cà phê ngắm chim, tán dóc cùng nhiều bạn, ở thành phố này đến từ khắp các Quận, huyện, từ Hà Nội, Quảng Bình, Đồng Nai..., cả từ Pháp, Nga...

Thật là sướng trong thời buổi nhiều xì chét này...

--> Read more..

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Chợ Lớn.

Photobucket

Một ngôi chùa Tàu trong Chợ Lớn.

Photobucket

Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm xây dựng,

 Photobucket

Một căn nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông (không phải là di tích).

 Photobucket

Một dãy nhà cổ khác đã được công nhận là di tích.

 Photobucket

Dãy phố bán thuốc Bắc trên đường Hải Thượng Lãn Ông.

 Photobucket

Một tiệm bán đầu lân không thể thiếu nơi phố của người Hoa.

 Photobucket

Phố bán hàng trang trí ngày Tết.

 Photobucket

Xe "mì hoằn thắn" với những bức tranh vẽ trên kiếng.

 Photobucket

Những câu để dán trong nhà ngày Tết.

 Photobucket

 Photobucket

Đặc biệt nơi Bến xe Chợ Lớn có một khu chợ bán toàn trầu cau.

 Photobucket

Cao ốc mới xây dựng trên đường Nguyễn Trãi.


 

"Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi

Đi lên đi xuống đã đời du côn"

Bùi Giáng.


Tuy không sinh ra ở Chợ Lớn, nhưng tôi có khoảng thời gian khá dài ba mươi mấy năm sống trong khu vực Chợ Lớn. Bây giờ Chợ Lớn là để chỉ Quận 5, nơi có khá nhiều người Hoa sinh sống, nhưng ngày xưa, thời Pháp Chợ Lớn là một tỉnh, một thành phố tương đương với Sàigon, Gia Định. Sang đến thời miền Nam trước năm 1975 Chợ Lớn vẫn còn là một tên gọi, để chỉ một vùng rộng lớn, bao gồm cả Quận 5, 6, 11, ăn thông ra đến Quận Tân Bình, Bình Tân bây giờ...

Nói đến Chợ Lớn, chắc chắn điều trước tiên phải nhắc đến người Hoa, người Hoa đến Chợ Lớn vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 18, vì bị quân Tây Sơn truy đuổi từ Biên Hòa (Cù Lao Phố), từ Mỹ Tho và Hà Tiên, trong cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh... Người Hoa có một đặc điểm là rất đoàn kết và chịu khó, họ luôn nêu cao tinh thần cộng đồng, giỏi buôn bán, cần kiệm, trọng chữ tín, và luôn luôn giữ uy tín. Có lẽ xa quê hương, để có thể tồn tại nơi đất khách quê người nên họ phát huy được tất cả những gì ưu điểm, xưa tôi sống với người Hoa thấy họ hay nói câu này: "Xính xái, xính xái mà", có nghĩa là "thông cảm bỏ qua, chẳng có gì đáng bận tâm". Họ cũng hay nói "Dẩm xà", nghĩa đen là "Uống nước trà", nhưng nghĩa bóng là "Cầm tiền (hối lộ, ít hay nhiều) để uống nước". Chuyện "Dẩm xà" hình như là một cái gì đó rất bình thường với họ, đến mức họ coi đó là chuyện đương nhiên phải như thế.

Thêm điều này nữa, người Hoa ở Chợ Lớn ít thưa kiện nhau lắm, có lẽ vì họ luôn giữ chữ tín, và hình như họ cũng thấy rằng, có lôi nhau đi thưa kiện cũng chỉ bổ béo đám quan lại nha sai thôi, chẳng ích lợi gì.

Không biết bây giờ ra sao, chứ trước năm 1975 người ta nói người Hoa nắm đến trên 90% nền kinh tế ở miền Nam Việt Nam. Chợ Bình Tây (ngày xưa gọi là Chợ Lớn Mới để phân biệt với Chợ cũ phía bên Bưu Điện Quận 5 đã bị cháy), là một chợ đầu mối phân phối hàng hóa đi khắp nơi, do Quách Đàm một nhà tư bản người Hoa gốc Triều Châu xây dựng. Quách Đàm cũng như Chú Hỏa (Hui Bon Hoa) khởi nghiệp bằng một gánh ve chai, sau giàu nứt đố đổ vách nhất nhì Nam kỳ Lục tỉnh. Khi ông mất đám ma tổ chức lớn chưa từng thấy, khách đi đường chỉ cần ghé theo đưa một đoạn, là có người đến cung kính mời một ly nước dừa tươi, hay la ve (bia) mát lạnh, kèm theo một cây quạt giấy có kẹp một tờ "ngẫu" (năm đồng bạc, là một món tiền khá lớn thời bấy giờ). Vậy mà bây giờ phần mộ của ông nằm phía bên Quận Tân Bình trở nên điêu tàn, chẳng thấy con cháu đến nhang khói.

Bây giờ ở Chợ Lớn vẫn còn nhiều người Hoa (người Việt gốc Hoa), với những ngôi chùa, những quán ăn, những cửa hàng, trường học các cấp..., thỉnh thoảng có việc vào tiếp xúc, mua bán, tôi thấy họ vẫn dễ thương như thuở nào...

 
--> Read more..

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Chùa Tàu (2).

Photobucket

Đĩa bánh trái cúng Bà.

Photobucket

Tranh vẽ (bích họa) trẻ em vui chơi.

Photobucket

Tranh vẽ bà Thiên Hậu cứu người đi biển bị nạn.

Photobucket

Phù điêu con công trên mái.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 

Chùa Tàu ngoài tên chữ là Hội quán (Tuệ Thành Hội quán...), hoặc Miếu (Thiên Hậu miếu, Phò miếu), trong dân gian hay gọi là chùa Bà và chùa Ông, thờ Bà Thiên Hậu và Ông Quan Công, tức Quan Vân Trường. Ở đây tôi muốn nói đến chùa Bà Thiên Hậu

Thiên Hậu Thánh mẫu, hay Bà Thiên Hậu, còn được gọi "Ma Tổ", "Mẫu Tổ", hay "Thiên Thượng Thánh Mẫu", người Quảng Đông gọi Bà là A phò (Đức Bà), người Phúc Kiến và  Hải nam gọi bà là "Đạo Mẫu". Theo học giả Vương Hồng Sển thì Bà có tên là My Châu, sinh ở Bồ Dương (Phúc Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng ba năm Giáp Thân (1044) đời vua Tống Nhân Tông. Năm tám tuổi Bà biết đọc, mười một tuổi tu theo Phật Giáo, mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ: Thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết", và bà tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư khác, theo đó luyện tập mà đắc đạo.

Một lần cha Bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai anh trai của Bà chở muối đi bán ở tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền gặp bão. Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng biết được, liền xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn chéo áo, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi, Bà buộc phải trả lời, vừa mở miệng thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè đi biển lâm nạn người ta đều gọi vái đến Bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho Bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".

Tài liệu khác cho biết Bà sinh năm 960 tại đảo My Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến, là con thứ bảy của ngư phủ Lâm Nguyện, còn gọi là Lâm Thiện Nhân, ông nội Bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra Bà không la khóc, nên còn được gọi là "Mặc nương" (cô gái im lặng). Bà nổi tiếng bơi giỏi, năm mười sáu tuổi Lâm Mặc Nương nhặt được 2 miếng đồng phù (bùa vẽ trên miếng đồng) ở dưới giếng nước rồi tập luyện theo. Bà nổi danh nhờ có phép lạ cứu được người trên biển, và thu phục được các ác thần. Có 2 thuyết về năm mất của bà, thuyết đầu cho rằng Bà mất năm 987 lúc 28 tuổi, lúc Bà lên núi và bay về trời. Thuyết khác cho biết Bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha.

Sau khi Bà mất dân làng nhớ ơn, suy tôn là "Thông Hiền Linh Nữ" và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho Bà là "Thần Nữ", "Nam Hải Thần Nữ", đời Tống Cao Tông phong cho Bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu Nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi". *

 

* Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

--> Read more..

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Nơi chùa Tàu.

Photobucket

Khói bay.

Photobucket

Tôn Ngộ Không.

 Photobucket

Bà Thiên Hậu.

 Photobucket

Ngọc Hoàng.

 Photobucket

Phật Thích Ca.


Photobucket

Quan Công.

Thỉnh thoảng tôi hay ghé mấy chùa Tàu của người Hoa trong Quận 5, nhất là trong những dịp rằm lớn. Tôi thích những chùa Tàu bởi cái vẻ đặc trưng khác hẳn những nơi thờ phượng của các tôn giáo khác. Gọi là chùa nhưng xưa nay chẳng hề thấy bóng dáng một vị sư trụ trì nào như ở các chùa người Việt. Tên chữ hẳn hoi của chùa Tàu là Hội quán, hoặc là Miếu (Hội Quán Hà Chương, Nhị Phủ Miếu...), ở nơi chùa Tàu có một Ban trị sự điều hành công việc, lo việc cúng tế. Xưa khi người Hoa đến sinh sống ở Việt Nam, đất lạ quê người, họ lập nên những bang để giúp đỡ nương tựa nhau mà sống. Trong Chợ Lớn có những bang của người Quảng (Quảng Đông), Tiều (Triều Châu), Phúc Kiến, Hẹ (Hải Nam)...

Một bang như thế thường có một, hai ngôi chùa, một bệnh viện, nhà tang lễ, trường học các cấp... để lo mọi việc từ vật chất đến tinh thần trong cộng đồng. Chùa Tàu của người Hoa thờ đa thần, trong chùa thờ đủ thứ, từ Tề Thiên, Tam Tạng, Thần Tài, cho đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, Bà Thiên Hậu, Phật Thích Ca, Quan Công...

Không khí ở chùa Tàu khá thoải mái, ai vào cũng được, Tây quần lửng áo hở cổ, hở lưng... cũng chẳng ai nói gì, Ta, hay Tàu buôn gánh bán bưng tiện đường ghé qua thắp nén nhang áo quần xộc xệch cũng chẳng sao. Tôi hay ghé nên chắc họ cũng quen mặt, sau khi cười gật đầu chào hỏi là tha hồ muốn chụp gì thì chụp...

--> Read more..

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2010

Tản mạn món ăn.

Photobucket



Ở Saigon có một cái sướng, phải nói là rất sướng, ấy là ăn, và món ăn. Xứ sở gì mà ngộ, chỗ nào cũng có thể ăn được, nhà hàng sang trọng năm sao mỗi lần vào ăn uống tốn kém cả bạc triệu, dành cho dân thượng lưu ư? Đầy ra đó với đủ món sơn hào hải vị, rượu tây đắt tiền, xe hơi đờ luých đậu cả dãy. Bên cạnh đó là quán xá bình dân thập cẩm hổ lốn, ốc ếch vỉa hè dọc bờ kênh Nhiêu Lộc, ngồi xếp hàng hưởng khói bụi, nhâm nhi chai Saigon đỏ hay xị rượu đế Gò Đen năm bảy ngàn cũng vô khối người.

Có thêm một cái sướng nữa ở Saigon, đấy là ăn những thực phẩm hạng nhất. Tôi còn nhớ một lần về miền Tây, gia chủ dọn lên bàn ăn một thau những con nghêu luộc nho nhỏ, với một lời nói như thanh minh "Đây là xứ nghêu mà không được ăn những con nghêu lớn như ở Saigon đâu, mang đi thành phố hết trơn rồi...". Đến khi ăn trái cây tráng miệng cũng thế, những trái thanh long nhỏ, những trái lớn cũng đã được mang đi Saigon...

Rồi thêm điều này mới "cực kỳ", món ăn gì cũng có... Tôi không kể những nhà hàng với những món ăn Tây, Tàu, Mỹ, Nga. Âu, Á..., dĩ nhiên chỉ giới thừa tiền lắm của mới lui tới được, mà chỉ muốn nói đến những món ăn của quê hương xứ sở, "đặc sản" của một miền đất nước nào đó mình chưa có dịp đến, vẫn có mặt tại Saigon, người bình dân như tôi thỉnh thoảng vẫn có thể ghé qua, ăn một lần cho biết. Đấy là những món như bún bò Huế, mì Quảng, hủ tiếu Nam Vang, mì hoành thánh Chợ Lớn, phở Thìn Hà Nội, bún cá rô đồng miền Bắc, cao lầu Hội An, nem Nha Trang, bánh xèo Mười Xiềm Cần Thơ, cơm gà Tam Kỳ... nhiều món lắm, không sao kể hết.

Cái hình đĩa cơm gà ở trên là cơm gà "Bà Luận Tam Kỳ", dĩ nhiên được ăn ở Saigon chứ không phải Tam Kỳ xứ Quảng. Cũng tựa như phở Thìn Hà Nội tại Saigon vậy, quán cũng được giới thiệu là chi nhánh tại Saigon của cơm gà Bà Luận chánh gốc Tam Kỳ, gà ta được mang từ Tam Kỳ vào (nói thế thì biết thế), và nấu theo cùng kiểu với quán gốc. Hai món gà phổ thông và có lẽ được thực khách gọi nhiều nhất, đó là cơm gà luộc và lòng gà xào. Gạo thơm được nấu với nước luộc gà, cho ra một loại cơm màu vàng vàng như xôi vò miền Bắc, ăn dẻo, thơm. Thịt gà ta luộc ngọt thịt, dĩ nhiên là ăn ngon hơn cái loại thịt gà công nghiệp đông lạnh bày bán trong siêu thị, còn món lòng gà xào hơi lạ, gọi là xào, nhưng chỉ toàn là lòng không có rau cỏ gì cả, và tựa như kho vậy, nhìn hình các bạn sẽ thấy. Không biết ở Tam Kỳ chính gốc Quảng Nam khi ăn thịt gà luộc có lá chanh xắt mỏng như miền Bắc hay không? Chứ ăn gà luộc Tam Kỳ tại Saigon thì không thấy.

Cái vụ ăn uống Saigon thiệt sướng, cho dù bây giờ báo chí phanh phui bao nhiêu chuyện bê bối trong an toàn thực phẩm.

--> Read more..