PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2010

Nơi chùa Tàu.

Photobucket

Khói bay.

Photobucket

Tôn Ngộ Không.

 Photobucket

Bà Thiên Hậu.

 Photobucket

Ngọc Hoàng.

 Photobucket

Phật Thích Ca.


Photobucket

Quan Công.

Thỉnh thoảng tôi hay ghé mấy chùa Tàu của người Hoa trong Quận 5, nhất là trong những dịp rằm lớn. Tôi thích những chùa Tàu bởi cái vẻ đặc trưng khác hẳn những nơi thờ phượng của các tôn giáo khác. Gọi là chùa nhưng xưa nay chẳng hề thấy bóng dáng một vị sư trụ trì nào như ở các chùa người Việt. Tên chữ hẳn hoi của chùa Tàu là Hội quán, hoặc là Miếu (Hội Quán Hà Chương, Nhị Phủ Miếu...), ở nơi chùa Tàu có một Ban trị sự điều hành công việc, lo việc cúng tế. Xưa khi người Hoa đến sinh sống ở Việt Nam, đất lạ quê người, họ lập nên những bang để giúp đỡ nương tựa nhau mà sống. Trong Chợ Lớn có những bang của người Quảng (Quảng Đông), Tiều (Triều Châu), Phúc Kiến, Hẹ (Hải Nam)...

Một bang như thế thường có một, hai ngôi chùa, một bệnh viện, nhà tang lễ, trường học các cấp... để lo mọi việc từ vật chất đến tinh thần trong cộng đồng. Chùa Tàu của người Hoa thờ đa thần, trong chùa thờ đủ thứ, từ Tề Thiên, Tam Tạng, Thần Tài, cho đến Ngọc Hoàng Thượng Đế, Bà Thiên Hậu, Phật Thích Ca, Quan Công...

Không khí ở chùa Tàu khá thoải mái, ai vào cũng được, Tây quần lửng áo hở cổ, hở lưng... cũng chẳng ai nói gì, Ta, hay Tàu buôn gánh bán bưng tiện đường ghé qua thắp nén nhang áo quần xộc xệch cũng chẳng sao. Tôi hay ghé nên chắc họ cũng quen mặt, sau khi cười gật đầu chào hỏi là tha hồ muốn chụp gì thì chụp...

23 nhận xét:

  1. Lúc nào bác ghé nhớ hú em với nha. :-))

    Trả lờiXóa
  2. PNH có nghe nói đến lý sự hội hoa kiều không hay nó cũng là hội quán ?

    Trả lờiXóa
  3. Tấm hình khói nhang này đẹp nhất trong các hình chụp khói em thấy bên nhà bác.

    Ngoài Bắc, nói "Chùa" nghĩa là ở đó Thờ Phật. Nói "Đền" là ở đó thờ Ngọc Hoàng, thờ Tam tòa Thánh mẫu.... Nói "Đình" thì ở đó thờ thần Hoàng Làng...
    Khi đạo Phật vào VN, trong Chùa cũng có gian để thờ những vị thánh như ở Đền. Điều đó giống như một sự thỏa hiệp để đạo Phật hòa nhập với văn hóa tín ngưỡng dân gian. (Khác với đa số chùa ở miền Nam. Chỉ thờ duy nhất một vị Thích Ca).
    Chùa Tầu thờ Đạo Lão, họ tôn vinh tất cả các bậc anh hùng ko phân biệt có thực hay chỉ là truyền thuyết. Nói chùa Tầu thờ đa thần có vẻ chưa chính xác lắm.

    Vài ngu í xin mạo muội phát biểu.
    :) hì hì

    Trả lờiXóa
  4. @danghongky, bắt đầu từ rằm tháng chạp là chùa Tàu vui lắm, hôm nào rảnh sẽ hú hongdang xách máy hình ghé chụp chơi.

    Trả lờiXóa
  5. oh anh chup duoc may tuong thay dep qua va la nua
    anh khoi bay nhu la may vu nu thoi xua ben tau dang mua quyen vao nhau dep that !
    con ton hanh gia xinh qua troi di
    ba thien hau sao mat den trong luc o Hanoi thi ba mat trang mà
    ong Ngoc Hoang mat phuong phi dep oai nghi , nguoi nan tuong nghi the cung dung ha !
    con ong Phat thi sao con tre qua vay ?lai co bo mat hon ho vui tuoi nua hi hi
    ong Quan Cong thi goi là duoc , nhung hoi thieu ve cuong quyet

    du sao o ben nay khong the thay nhung tuong nhu vay
    o quan 13 cung co mot chua tau , cung vui
    gan nha cua toi cung co mot chua , co the bao la dep nhat cac chua khac vi chua nay duoc xay cat kieu chua , lai o tren doi hoi cao , chu cac chua khac là nguoi ta mua nha roi xua sang lai thanh chua , nen di o ngoai khong de y thi khong biet là chua

    Trả lờiXóa
  6. Còn nữa ....có chùa Tàu còn thờ con ngựa của Quan Công. Có hôm nó còn được khoác áo có kim tuyến. Marg thích lắc cái chuông ở cổ nó kêu leng keng, leng keng ...

    Trả lờiXóa
  7. @bulukhin, bác Bu nói "lý sự hội Hoa kiều"? Tôi không hiểu rõ lắm? Còn từ Hội quán thì Đào Duy Anh giải nghĩa: chỗ quán xá để cho một đoàn thể hội họp lại (local d'une société). Trước năm 75 từ Hội quán thường để chỉ nơi đám đông tụ tập có tính cách ăn chơi vui vẻ, hồi tôi ở ở Buôn Mê Thuột có Hội quán Biên thùy, là nới hàng đêm các quan chức nhà ta tụ tập lại nhảy đầm với nhau.

    Trả lờiXóa
  8. @hanggraphic, có lẽ từ ngữ dân gian gọi mỗi nơi mỗi khác, ngay cả miền Bắc tôi thấy gọi chùa Dâu, nhưng hình như xưa là thờ Tam Phủ, Tứ Phủ chứ không phải thờ Phật. Còn miền Nam từ "Đền" (tín ngưỡng dân gian) là để thờ một vị anh hùng nào đó, chẳng hạn Đền Đức Thánh Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương, Đền Hai Bà Trưng thờ Trưng Trắc, Trưng Nhị... Còn Đình, Miếu thì thờ Thành Hoàng là vị thần được người dân tôn thờ tại một địa phương (Thành Hoàng chứ không phải là thần Hoàng Làng, cũng không phải là Thần Hoàng), và vị Thành Hoàng này có khi là thần hiền sinh thời có công với dân làng, cũng có khi là thần dữ... được, hay không được sắc phong.
    Chùa Tàu ở miền Nam hình như không phải là chùa theo đạo Lão, mà chính là thờ đa thần, tuy người ta cũng hay gọi đơn giản là Chùa Ông, Chùa Bà (Quan Công và Thiên Hậu).
    Đến nhà của người Hoa thì thấy rõ điều này, họ có rất nhiều bàn thờ, thờ đủ thứ, Quan Công, Ngọc Hoàng, Quan Âm, Thần Tài, Thổ Công Thổ Địa, Địa Tạng... và hình như tất cả đều quan trọng như nhau.

    Trả lờiXóa
  9. @phungchau, những chùa Tàu ở Quận 5 này có cả trăm năm nay rồi, tưởng chị Phụng rành chứ? Vậy chứ trước khi chụp hình tôi cũng chắp tay xin phép các Ngài hết đấy rồi mới dám chụp.
    Chừng nào chị về VN nhất định phải dắt chị ghé chùa Tàu mới được.

    Trả lờiXóa
  10. @bangtamngt, đúng rồi người Hoa thờ cả con ngựa của Quan Công, hôm nào rằm tôi sẽ rủ Marg. vào lắc chuông leng keng chơi.

    Trả lờiXóa
  11. toi khong ranh lam dau vi ngay xua toi ra di cung qua tre , va luc con tre dau co duoc phep rao pho phuong mot minh dau !

    Trả lờiXóa
  12. @phungchau, môt tấm bích họa khác nơi chùa Tàu vẽ cảnh thày trò Đường tăng đi thỉnh kinh.

    Trả lờiXóa
  13. Một đặc điểm thờ phượng của người gốc Hoa là...trọng nữ khinh nam, hổng tin đi coi khắp miền Nam, Chùa Bà của người Tàu cái nào cũng lớn bành ki, trong khi chùa Ông cái nào cũng chút xíu...:)
    Chùa Bà thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, chùa Ông thờ ông Quan Vũ. Nhưng chùa Bà dù xây dựng lớn hay nhỏ gì cũng có bệ thờ riêng ông Quan công.

    Trả lờiXóa
  14. Bức ảnh đầu tiên chụp hình khói hương đẹp quá. Bác Hiệp vào chùa còn hay quan sát nhận xét thấu đáo chứ em vào chùa chỉ biết đi lễ phật cầu bình an thôi nên nhiều cái chưa biết lắm.

    Trả lờiXóa
  15. Những ý kiến của bác H về chùa Tàu thật xác đáng và tinh tường. Do ở phố Tàu, tui thường đi thắp nhang và lai vãng chùa Tàu, kể cũng đã tròn 20 năm. Lâu vậy nhưng cũng chỉ cảm được chứ không nói ra được như bác. :-))

    Trả lờiXóa
  16. :( Em chưa hề biết chùa Tầu ở SG thế nào.
    Hôm sang TQ, em vào mấy ngôi chùa thấy cách bố trí tượng Phật, các gian thờ giống y chang các ngôi chùa miền Bắc. Cũng Tam bảo, Nhà Tổ, vườn tháp... Thậm chí cách đặt hòm công đức cũng giống nhau. Nhìn qua tấm kính ngăn, tiền Trung, tiền Việt, tiền chẵn, tiền lẻ đủ cả.

    Trả lờiXóa
  17. @nguyenyenson, nghe bạn nói mới sực nhớ chi tiết này, đúng là chùa Bà ở Chợ Lớn, Bình Dương hoành tráng hơn cùa Ông.

    Trả lờiXóa
  18. @nguyenthuthuy, chắc tại hay chụp ảnh nên tôi thường phải quan sát, nếu không theo "nghề" này hẳn là sẽ đi làm... công an rồi, hihi!

    Trả lờiXóa
  19. @danghongky, cám ơn nhà bác Đèn lồng đỏ nhá, hiiii!

    Trả lờiXóa
  20. @hanggraphic, nếu vậy thì chắc chùa Tàu của người Hoa ở Chợ Lớn có một nét riêng khác với chùa Tàu bây giờ bên... Tàu. Có một câu nói này tôi thấy cũng đúng phần nào, không biết có giống vụ chùa Tàu này không? "Muốn biết người Hà Nội thì phải vào... Saigon, mà muốn biết người Saigon thì phải sang... Mỹ, hì hì!)

    Trả lờiXóa
  21. ... thế gọi là "điều tra chéo". :)

    Trả lờiXóa
  22. tam hoa nay toi nho rat ro trong tri là da co thay roi , nen khi thay buc nay khong co ngac nhien cho lam

    Trả lờiXóa
  23. ah ha anh H noi dung lam a , nguoi saigon o My .....met lam , chi la noi chung thoi chu khong dam quo dua " ca nam"

    Trả lờiXóa