Tôi chụp 2 tấm hình trong một khu vườn quê, như các bạn thấy, hình trên là một trái dừa đang nảy mầm, một sự sống ra đời, cho ra những chiếc lá đầu tiên, những chiếc lá này bị gặm nham nhở bởi cào cào, châu chấu, hay sâu bọ. Nếu may mắn vượt qua, thì sẽ có một cây dừa mới, và rồi sẽ cho ta những trái ngọt... tấm hình bên dưới là một chú cào cào đã chết, nằm trên một chiếc lá môn, cũng đã bị gặm loang lổ, một sự sống chấm dứt. Hai hình ảnh tương phản...
"Sự tử cũng như sự sinh", dân gian nói như thế, để thấy rằng cái chấm dứt, và cái bắt đầu đều quan trọng như nhau. Tôi nhớ đã đọc câu này trong một quyển sách dịch nào đó, đã lâu lắm rồi, đại ý: "Cuộc đời, là khoảng cách giữa bóng tối của tử cung, và bóng tối của nấm mồ...", đúng là như thế, giữa hai bóng tối đó chính là cuộc đời, là cuộc sống, ở đó chúng ta hạnh phúc, khổ đau, vui vẻ, chán nản, hy vọng và tuyệt vọng... Những người chung quanh ta là cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, là những người quen thuộc, bạn hữu, đồng nghiệp, đồng môn, người tử tế... những tình thân, nhưng ở đó chúng ta cũng có thể gặp những kẻ ganh ghét đố kỵ, bọn trộm cắp của tư cũng như của công, đám lộng quyền, kẻ tiểu nhân, hoặc tệ hơn là kẻ thù... những thứ làm cho cuộc sống của chúng ta lắm khi trở nên nặng nề, đáng thất vọng...
Và con người, dù muốn dù không, kẻ ngoan đạo hay gã vô thần, người có học thức hay người ngu dốt, người khôn ngoan hay kẻ khờ khạo... đều cũng phải trải qua như thế, bắt đầu từ sự sinh rồi cuối cùng là sự tử...
"Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi..."*.
*Nhạc Trịnh Công Sơn.
tem nè!
Trả lờiXóaNgày mai là nhớ đến một sự sinh...
Tất cả chúng sanh...không ai không tránh khỏi cái vòng Sanh tử luân hồi...Thế cho nên khi còn đang hiện diện trên cõi đời này tất cả chúng ta hãy trân trọng những phúc dây bên gia đình và người thân chú nhỉ!
Trả lờiXóaĐiều khá lý thú là chử tử trong "tử cung" ngoài nghĩa là "con",còn có nghĩa là "chết"..Hay ! một sự trùng hợp giữa quy luật vận động tự nhiên với ngôn ngữ quy ước của con người!
Trả lờiXóaĐiều khá lý thú là chử tử trong "tử cung" ngoài nghĩa là còn có nghĩa là .Hay! Một sự trùng hợp giữa quy luật vận động tự nhiên với ngôn ngữ quy ươc của con người!
Trả lờiXóaEm cung biet co sinh thi se co tu , nhung o day su quan trong la ngay mai 7/1 co nguoi da duoc den voi tran gian nay hehhehe ...noi hay qua vay anh phai chieu dai gi di chu hehehhehe.....
Trả lờiXóaĐoạn giữa hai bóng tối, chắc là ánh sáng. Có ánh sáng dịu êm, có ánh sáng lung linh nhưng cũng có loại ánh sáng chói chang, hợm hĩnh, cũng có thứ ánh sáng thiêu đốt, hủy diệt ... Tự ta sẽ tìm tới ánh sáng nào cần cho mình cũng như tỏa đến cho mọi người loại ánh sáng nào.
Trả lờiXóaChú cào cào có thể trước đó đã ăn chồi lá non, hủy diệt một mầm sống đang nẩy nở, để rồi lại phơi xác trên một chiếc lá cũng đang trên đường bị ...hủy diệt. Tất cả rồi cũng về với bóng tối...
@lovetolive, hihi!
Trả lờiXóa@doasentrang, bạn nghĩ rất đúng, đấy là những điều đáng để trân trọng.
Trả lờiXóa@phuongvu, ngày mai 7/1 có người được đến với trần gian, vậy ngày hôm nay người ấy ở đâu? huhu!
Trả lờiXóaĐọc cái này con đoán ra...có lẻ ngày mai là ngày SN của chú phải không nào? Nếu đúng thế thì con kính chúc chú thêm tuổi mới nhiều sức khỏe, bình an chú nhé!
Trả lờiXóa@bangtamngt, "Tự ta sẽ tìm tới ánh sáng nào cần cho mình cũng như tỏa đến cho mọi người loại ánh sáng nào". Tôi nhắc lại câu của Marg., để thấy rằng Marg. là người có tấm lòng nhân hậu... và rồi tất cả cũng về với bóng tối. Số không (zero), cũnh chính là cái vô tận (l'infini).
Trả lờiXóa@doasentrang, cám ơn bạn, có thể là như thế.
Trả lờiXóaBạn lovetolive59 đóng ngoặc kép chữ tử trong tử cung để chơi chữ cho vui, vì bạn ấy biết trong trường hợp đó tử không phải là chết. Nhân thể Bu tui xin phụ họa thêm cho vui nhà PNH thế này:
Trả lờiXóa子 宮 Tử cung, theo cụ Đào Duy Anh là: “Bộ phận chủ yếu trong sinh thực khí của đàn bà , đứa con sinh ở trong ấy”. Như vậy, tử (子) là đứa con, còn cung (宮) là nơi ở. (Cụ Thiều Chữu giải thích chữ cung (宮) khá kỹ thế này: Nhà xây tường cao mà trên uốn cong gọi là cung. Nhà của vua và nhà để thờ thần đều gọi là cung...)
死 (tử): Chữ tử này mới có nghĩa là chết.
Khi ông chủ nhà và khách khứa nói đến sinh và diệt tức là đã nói đến những thuật ngữ của nhà Phật. Sinh diệt là hai bước trong cái công đoạn sinh lão bệnh tử mà mọi vật chất trên thế gian này phải trải qua. Những người theo phải tiểu thừa (phật giáo nguyên thủy) cho rằng con người ta bị hai cái cực đoan khống chế là thường kiến và đoạn kiến. Thường kiến là thấy có bảo có, đoạn kiến là thấy không bảo không, không có vật nào vừa có lại vừa không. Nhà Phật cho cách hiểu đó là vô minh, tức là "duyên vô minh sinh". Sinh ra cái gì? sinh ra 12 duyên tập khởi và cũng vì vậy mới có sinh lão bệnh tử. Như Lai thuyết giáo theo con đường trung đạo tức là vượt qua sinh lão bệnh tử. Vượt qua thường kiến và đoạn kiến. Tức là cái chồi cây dừa kia không hẳn là sinh và con cào cào nằm thẳng cẳng kia không hẳn là diệt.
Trả lờiXóaChữ "Tử" trong "Tử cung" không viết giống chữ "tử" trong "tử sinh", điều đó dân nữ hiểu rồi ạ. Đấy là em luận từ tên "Dương Tử Giang" không phải là "mặt trời chìm xuống sông" mà ra?
Trả lờiXóaGR ngô nghê, những phạm trù mang tính triết học cao chỉ đứng ngoài gật gù thôi, không dám phát ngôn lung tung các bác lại gõ vào đầu mấy cái... cho GR đã ngố lại càng ngố thêm.
mà chữ Tử trong "Dương tử" viết cũng không giống hai chữ "tử" ở trên. :)
Trả lờiXóa@bulukhin, bác Bu diễn giải chữ vuông là nhất, nghề của bác mà, còn chuyện Tiểu thừa, Đại thừa gì đấy tôi cũng không rành lắm, chỉ nhớ mang máng đọc ở đâu đó Đức Phật nói rằng "Ta có ba vạn sáu trăm ngàn pháp để dạy cho chúng sinh". Một câu nói mang tính ước lệ để nói lên một điều, tôi hiểu là chẳng phải Phật có đến ba vạn sáu trăm ngàn "pháp môn" để truyền cho chúng sinh, mà Phật có rất nhiều phương pháp, tùy theo "nhân duyên" của mỗi con người mà truyền dạy.
Trả lờiXóaMột câu khác giống như công án của Thiền, đại ý, có thì có tự mảy may, còn không thì cũng không tự bao giờ. Nói chung động đến mấy chuyện này thì chỉ có "cảm nhận" được thôi, khó giải thích lắm.
@hanggraphic, tôi hiểu chữ tử như thế này (những nghĩa thông dụng): tử là con trai (hoặc con cái, con cái không phải là con "cái", mà chính là "con cái", hi hì), thí dụ "phu tử tòng tử" (cái chữ tử cuối). Tử là tước ngày xưa, thí dụ "tử tước" (trên nam tước). Tử là chết, cũng chữ "phu tử tòng tử" (chữ tử thứ nhì). Tử là sắc đỏ tía, trong "tử cấm thành". Dĩ nhiên trong Hán tự những chữ tử này viết khác nhau. Tôi không rõ chữ tử trong Dương Tử Giang viết như thế nào, nếu không giống như 2 chữ tử kia, thì chữ Tử có nghĩa là "sắc đỏ tía" chăng? Nếu vậy chữ Dương có lẽ là mặt trời?
Trả lờiXóaLàm kiếp người thật cơ cực, có hỉ nộ ái ố, có tham sân si... Mỗi một hành động ta làm bây giờ đều tạo nghiệp lành hoặc tạo nghiệp ác cho kiếp sau. Đúng là đời có sinh có diệt, có nhân có quả và tất cả chúng ta đang sống trong cái vòng xoáy ấy bác nhỉ!
Trả lờiXóaNghe moi nguuoi noi chuyen " sinh va Diet " toi chot tranh long buong tieng tho dai hixhix...
Trả lờiXóaAnh viết hay quá. Hai tấm hình anh chụp rất tuyệt.
Trả lờiXóa@nguyenthuthuy1401, ha, cái vòng xoáy vô hình nhưng nó cuốn tất cả "chúng sinh" vào đó. Thôi thì cứ như thế này thuthuy à, ai làm sao cũng được, nhưng riêng ta cứ sống cho tử tế đàng hoàng, để khi "nhắm mắt xuôi tay" khỏi phải ân hận. Chúc bình an nhé.
Trả lờiXóa@phuongvu, xếp sòng hội Ohm mà còn lên tiếng thở dài, quên luôn phát huy "thiên chức", huhu!
Trả lờiXóa@nghglan, cám ơn bạn đã ghé thăm, lại còn khen động viên nữa.
Trả lờiXóaco sinh khong tu lay cho dau muh song chat dat het anh Hiep hihihihi
Trả lờiXóa@chieukim, vậy chứ bây giờ trái đất này chật chội quá rồi, người ta đã tính lên mặt trăng hay sao hỏa ở, hehe!
Trả lờiXóatinh thoi chua chac o duoc muh nen phai co tu truoc hahahahaha
Trả lờiXóa