PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2010

Chùa Tàu (2).

Photobucket

Đĩa bánh trái cúng Bà.

Photobucket

Tranh vẽ (bích họa) trẻ em vui chơi.

Photobucket

Tranh vẽ bà Thiên Hậu cứu người đi biển bị nạn.

Photobucket

Phù điêu con công trên mái.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 

Chùa Tàu ngoài tên chữ là Hội quán (Tuệ Thành Hội quán...), hoặc Miếu (Thiên Hậu miếu, Phò miếu), trong dân gian hay gọi là chùa Bà và chùa Ông, thờ Bà Thiên Hậu và Ông Quan Công, tức Quan Vân Trường. Ở đây tôi muốn nói đến chùa Bà Thiên Hậu

Thiên Hậu Thánh mẫu, hay Bà Thiên Hậu, còn được gọi "Ma Tổ", "Mẫu Tổ", hay "Thiên Thượng Thánh Mẫu", người Quảng Đông gọi Bà là A phò (Đức Bà), người Phúc Kiến và  Hải nam gọi bà là "Đạo Mẫu". Theo học giả Vương Hồng Sển thì Bà có tên là My Châu, sinh ở Bồ Dương (Phúc Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng ba năm Giáp Thân (1044) đời vua Tống Nhân Tông. Năm tám tuổi Bà biết đọc, mười một tuổi tu theo Phật Giáo, mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ: Thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết", và bà tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư khác, theo đó luyện tập mà đắc đạo.

Một lần cha Bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai anh trai của Bà chở muối đi bán ở tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền gặp bão. Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng biết được, liền xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn chéo áo, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi, Bà buộc phải trả lời, vừa mở miệng thì sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè đi biển lâm nạn người ta đều gọi vái đến Bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho Bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".

Tài liệu khác cho biết Bà sinh năm 960 tại đảo My Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến, là con thứ bảy của ngư phủ Lâm Nguyện, còn gọi là Lâm Thiện Nhân, ông nội Bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra Bà không la khóc, nên còn được gọi là "Mặc nương" (cô gái im lặng). Bà nổi tiếng bơi giỏi, năm mười sáu tuổi Lâm Mặc Nương nhặt được 2 miếng đồng phù (bùa vẽ trên miếng đồng) ở dưới giếng nước rồi tập luyện theo. Bà nổi danh nhờ có phép lạ cứu được người trên biển, và thu phục được các ác thần. Có 2 thuyết về năm mất của bà, thuyết đầu cho rằng Bà mất năm 987 lúc 28 tuổi, lúc Bà lên núi và bay về trời. Thuyết khác cho biết Bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha.

Sau khi Bà mất dân làng nhớ ơn, suy tôn là "Thông Hiền Linh Nữ" và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho Bà là "Thần Nữ", "Nam Hải Thần Nữ", đời Tống Cao Tông phong cho Bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu Nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi". *

 

* Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

10 nhận xét:

  1. Nói cho chính xác CHÙA LÀ MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỂ THỜ PHẬT, nhưng với người hoa chùa còn là hội quán tức là cái quán để hội họp nên họ còn thờ các thứ ngoài Phật. Bạn PNH gọi chùa Tàu là rất đúng. Chữ Tàu nhấn mạnh rằng không phải chùa của người Việt, người Thái, Người Căm Pu Chia..

    Trả lờiXóa
  2. Anh chup may tuong dep qua , phai cong nhan may buc tuong duoc nan rat cong phu

    Trả lờiXóa
  3. Những tranh vẽ , những hình ảnh về các điển tích như thế này đúng là chỉ có ở những ngôi chùa Tàu ., ngay cả dĩa bánh cúng ở trên cũng là các loại bánh đặc trưng của người Hoa , tô thêm phẩm xanh đỏ thường thấy trong Chợ Lớn .
    Hình như mỗi ngôi chùa Tàu trong Chợ Lớn đều do một bang lập ra , tương tự như Hội Ái Hữu ở các đình của người Việt Nam ( ? ) Một ngôi chùa Tàu mà T thấy cũng rất đặc biệt là chùa Thiên Vương Cổ sát còn gọi là chùa Tàu ở Đà lạt. lần nào đến đây , T cũng thích ngắm những tượng Phật bằng gỗ khá đẹp và vĩ đại.

    Trả lờiXóa
  4. Đĩa bánh trái có miếng thịt quay nữa đó anh! Người Tàu cúng gì cũng phải co heo quay hết đó.Không có heo quay không phải Ba tàu,he hè...

    Trả lờiXóa
  5. @bulukhin, bác Bu nói chính xác chăm phần chăm, người Việt dân gian mình cứ trông mặt mà đặt tên, thấy sao nói vậy, chẳng cần phải có "yếu tố" nào hết, chùa người Hoa thì kêu chùa Tàu, chùa Cam Bốt thì gọi chùa Miên, chùa Ấn Độ, Hồi giáo thì gọi chung là chùa Chà (chữ Chà này mấy nhà nghiên cứu nói không đúng, vì là phiên âm của từ Java, một đảo của Indo, nhưng dân gian miền Nam hồi xưa hễ thấy ông nào đen đen cũng đều gọi là Chà hết trơn).
    Nghe nói chùa Tàu trước đây kiêm luôn việc điều hành mọi thứ trong cộng đồng người Hoa, chứ không chỉ lo việc tâm linh, có lẽ tựa như cái Đình của người Việt xưa?

    Trả lờiXóa
  6. @phungchau, bởi thế tôi cứ hay vô Quận 5, nhất là trong mấy dịp rằm lớn, trước là xem múa lân, xem nhang vòng cúng bái ở chùa Tàu, sau là... xực mì hoành thánh, hay hủ tiếu sa tế, vì chỉ trong Quận 5 hủ tiếu mì hoành thánh của người Hoa ăn mới đúng mùi vị.

    Trả lờiXóa
  7. @ngocthuan1812, đúng là chùa Tàu trước đây là do một bang lập ra (kiểu như đồng hương ở ta vậy), cùng với bệnh viện, trường học... để lo mọi việc trong cộng đồng. Những bang lớn có Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam...
    Người Hoa ở xứ người rất có tinh thần tương trợ và đoàn kết, họ giữ gìn rất kỹ bản sắc dân tộc, cái này chắc hơn hẳn người mình.
    Chùa Thiên vương Cổ sát ở Đà Lạt cũng đẹp lắm.

    Trả lờiXóa
  8. @lovetolive, công nương "Tú Lài" hỏi bà chị phungchau của mình xem đúng không? hì hì!

    Trả lờiXóa
  9. Hù hù, vậy là rằm tháng chạp này, bác rủ vô chùa Tàu chụp hình, sẽ có thêm "phụ lục hợp đồng" xực mì hoành thánh nữa ha, thế thì đi ngay tút xuỵt ...hihi ...

    Trả lờiXóa
  10. @bangtamngt, D'accord, mì hoành thánh trong Chợ lớn là "số dách" đấy.

    Trả lờiXóa