PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Cà phê luận.

Photobucket

Hoa cà phê.

Photobucket

Trái cà phê chín.

 Photobucket

Một tách cà phê phin và bình trà nóng.

 Photobucket

Một chú bé con say mê ngắm chim ở cà phê chim.



Cà phê luận, nôm na là... bàn luận về cà phê, nói vậy cho nó ra vẻ bác học và xôm tụ, chứ thực ra đây chỉ là tán dóc về cà phê, mà người xưa gọi là "nông cổ mín đàm", đại khái dân gian gọi là chuyện "trà dư tửu hậu".

Cà phê là phiên âm của từ tiếng Tây "café", là một loại thức uống có màu nâu đen, được pha chế từ hạt của cây cà phê rang xay nhuyễn, nước uống này có mùi thơm  đặc trưng của... cà phê, và chất cafein giúp cho người uống cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo. Sách vở chép người ta nói đến cây cà phê từ thế kỷ thứ 9, và nguồn gốc của cây cà phê bắt nguồn từ vùng cao nguyên Ethiopia, được tìm thấy khởi nguồn từ những người chăn dê ở Kaffa (Ethiopia ngày nay). Ban đầu những người du mục chăn dê tình cờ thấy đàn dê của mình ăn những cành cây có hoa trắng và  trái chín màu đỏ, sau đó thì đàn dê chạy nhảy không biết mệt mỏi. Một người chăn dê thử ăn loại trái chín đỏ đó và cảm thấy công hiệu. Câu chuyện đến tai các thày tu, họ tìm hiểu khu vực của những người chăn dê và phát hiện loại cây có hoa trắng trái đỏ này, họ đem ép những trái chín lấy nước uống, và tỉnh táo cầu nguyện không thấy mệt. Có thể kết luận, chính những đàn dê đã tìm ra trái cà phê mà ta chế biến pha uống ngày nay.

Từ vùng cao nguyên Ethiopia, cây cà phê được đem trồng ở Yemen, Ả Rập... và đến thế kỷ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và chế biến thành thức uống như ngày nay. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 16 thì cà phê du nhập vào Châu Âu, và nhanh chóng trở thành một thứ nước uống phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, người Pháp đã mang cây cà phê khi sang xâm chiếm Việt Nam cùng với cây cao su, và xứ sở sản xuất cà phê có tiếng nhất thế giới có lẽ là nước Braxin ở Nam Mỹ.

Có nhiều cách pha cà phê, có lẽ phổ biến nhất là cách pha của người Pháp, cho cà phê đã rang chín, xay nhuyễn ép chặt trong một cái "phin", sau đó chế nước sôi vào phin, nước sôi thấm qua lớp bột cà phê chảy xuống tách hay ly cốc phía dưới cho một chất lỏng màu nâu sẫm thơm ngát. Tùy theo khẩu vị và ý thích của mỗi người mà cho thêm đường, hoặc sữa, hay bột kem (ít nhiều cũng tùy người), thế là ta đã có một thức uống hấp dẫn. Cũng tùy ở từng nước mà người ta còn có nhiều cách pha chế khác, chẳng hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan thì họ pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ", cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm chuyên dùng pha cà phê rồi đun lên. Ở Ý là cà phê epresso, cà phê xay cực mịn được chảy qua nước đun sôi bị ép dưới áp suất cao, cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê. Ở Đức, Thụy Sĩ, Mỹ người ta cũng pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một túi lọc chứa bột cà phê. Có một loại cà phê bây giờ khá phổ biến vì cách pha chế đơn giản, dùng cho người ít có thời giờ, đó là cà phê hòa tan, chỉ cần chế nước sôi vào tách chứa loại bột cà phê hòa tan là có thể uống ngay được, loại này có sẵn cả kem, đường gọi là "3 in 1", người ghiền cà phê thường chê loại cà phê này.

Ở Việt Nam ta bây giờ quán cà phê đầy, nhất là những thành phố lớn nhiều khách du lịch như Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ... Dĩ nhiên trong quán còn bán rất nhiều thức uống khác nữa chứ không chỉ có cà phê, bởi vì không phải ai cũng uống được cà phê, nhưng người ta vẫn gọi những quán này là quán cà phê, và lắm khi người ta ghé quán để ăn kem, uống nước sinh tố (trái cây xay hay ép lấy nước), nhưng khi rủ nhau vẫn thường hay nói "cà phê không?". Với dân ghiền cà phê thì gần như họ chỉ uống cà phê đen với một ít đường, ít khi vào quán kêu ly cà phê đá, và không bao giờ dùng cà phê sữa.

Có một điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là "chất lượng của cà phê" hiện nay. Cũng như nhiều loại thực phẩm khác đang được chế biến, bày bán cho công chúng, không thể kiểm soát được chất lượng, thì cà phê cũng tương tự như thế. Một ly cà phê bây giờ có giá từ năm, bảy ngàn đồng cho đến cả năm, bảy chục ngàn đồng, tùy theo nơi uống. Năm bảy ngàn đồng là loại cà phê uống ở các quán cóc ven đường, trong hẻm nhỏ... Một loại nước uống được gọi là cà phê đen thui, đắng nghét, nghe nói loại này được bỏ mối trong những chai nước suối, chế biến bằng hương liệu. Ở chợ Kim Biên trong Chợ Lớn là "ông tổ" của các loại hương liệu, đủ mọi thứ hương liệu, hóa chất, mùi vị chẳng rõ nguồn gốc được bán với giá rẻ mạt, chúng ta dễ dàng tìm thấy hương moka, hương chồn, hương culi... để pha chế thành cà phê, hoặc hương lài, hương sói, hương sen... để ướp vào trà, dĩ nhiên "hiệu quả" và "hậu quả" của loại cà phê này chẳng thể nào lường được.

"Nhân đạo" hơn thì người ta độn những thứ hạt khác không phải cà phê vào cà phê pha bán cho khách hàng, chẳng hạn hạt bắp (ngô) rang cháy, vì bắp rẻ hơn cà phê, để được nước (có màu đen và vị đắng), người ta cho hạt cau rang cháy xay nhuyễn vào cà phê, nhưng để cho cà phê khi đánh lên có bọt người ta còn cho vào hóa chất tạo bọt dùng trong sản xuất xà bông... thật là kinh khủng!

Một lần tôi được một người bạn miền Nam rủ đi uống "cà phê sầu riêng", thì ra khi vào quán cà phê người bạn mang theo một trái sầu riêng tổ chảng, đến quán kêu 2 ly cà phê (bạn kêu cà phê đá), rồi bạn mượn con dao tách lấy múi sầu riêng bỏ vào ly cà phê đá khuấy tan thành một thứ nước uống nâu nâu đặc đặc uống ngon lành, tôi ăn được sầu riêng nhưng khi nhấp thử một muỗng cà phê sầu riêng ấy xong đầu hàng vô điều kiện. Một kiểu uống cà phê khá lạ.

 

25 nhận xét:

  1. Hình nhóc con theo bố đi cà phê chim đẹp như thiên thần. Tui nói rồi mà, đàn ông rất chú ý đến chim, dù chỉ bé tí teo như cậu bé Buratino này! :-))

    Trả lờiXóa
  2. Ko dám "ý kiến" gì vì thật ra chỉ vừa đọc xong mới biết thôi, hì hì ! Chỉ thấy thích khi đọc về cà phê vì...cà phê thật là quến rũ...chết người...

    Trả lờiXóa
  3. @danghongky, quả thật là vụ đàn ông và chim này ông bạn Đèn lồng đỏ xứng đáng được tuyên xưng Sư phụ.

    Trả lờiXóa
  4. @xuyenmai, KimXuyen xác nhận cà phê quyến rũ... chết người rồi nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Uống cafe hoà tan thì thật là chán. Uống cafe đá cũng chán. Chỉ có cafe đen nóng mới đúng là cafe. Dĩ nhiên là nói cafe có chất lượng chứ không phải cafe "độn phụ liệu".

    Trả lờiXóa
  6. "Cafe có mùi thơm đặc trưng của... cà phê". Hihi, anh Hiệp thiệt tếu :)

    Trả lờiXóa
  7. @zipposgvn, chắc chắn zippo cũng là dân "ngồi quán" rồi, cái từ "đen nóng" để kêu cà phê đen là từ sau năm 75, chắc để phân biệt với cà phê đá và cà phê sữa, hay "bạt sỉu". Xưa dân ngồi quán cóc gọi là "cho một cái đen nhỏ", là loại cà phê pha bằng "vợt" (túi lọc vải) trong một cái ấm nhôm cao cao để sôi sùng sục suốt trên bếp than, còn gọi là cà phê kho. Cà phê kho này có mùi vị riêng, bay giờ tìm không ra.

    Trả lờiXóa
  8. Không biết cà phê có khác gì với rượu ở chỗ " rượu ngon không có bạn hiền..." không hả bác PNH ?

    Trả lờiXóa
  9. T thì ghiền mùi cà phê nhưng uống được rất ít . Uống ít nhưng vẫn mê cà phê , dù có khi ngồi quán , chỉ uống trà Lipton và ngửi mùi cà phê từ bàn bên cạnh . Có một thời gian , T đã từng kinh doanh quán cà phê và biết được ít bí quyết để pha chế . Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ pha tẩm hóa chất ...đó là những năm đầu thập niên 80 ( lúc này T vẫn còn đang đi học ) .
    Uống cà phê như bạn Zippo nói khá đúng ..phải là cà phê đen và đậm đặc, . Còn cái thương hiệu cà phê VN đang làm mưa làm gió từ nước trong ra nước ngoài..thú thật, T không thích cái mùi vị của nó . Ai là dân ghiền cà phê chắc chắn không mặn với cà phê của thương hiệu này .
    Uống và được uống cà phê là một cái thú..không xô bồ , phức tạp như uống rượu chén chú, chén anh , chén thù, chén tạc. Cà phê và những câu chuyện đời dễ dẫn người ta đi loanh quoanh mọi ngóc ngách của cuộc đời .

    Trả lờiXóa
  10. Trình độ của cool chỉ mới tới café...đá, hổng dám luận bàn cùng các bác :-)

    Nhưng có cái này cool biết chắc, café hòa tan có khoảng hai mươi mí chất phụ gia trong đó: tạo bọt, tạo màu, tạo mùi, tạo sánh, tạo...cái gì nữa thì cool chưa biết. Đến mức có nhân viên hỏi sếp 1 câu ngờ nghệch hết biết..."Vậy có chất...café trong đó hôn dzậy?":-)))))

    Trả lờiXóa
  11. @bangtamngt, cà phê ngon dở cũng phải có bạn hiền ngồi mới sướng chứ.

    Trả lờiXóa
  12. @ngocthuan, thì ra bạn ngocthuan cũng có thời gian làm "Cô hàng cà phê" rồi. Chắc bạn nói đến thương hiệu cà phê T.N.?Thú thật tôi không thể uống được cà phê hiệu này, ai khen thì chịu, bởi cà phê của họ pha tẩm ghê quá.
    Cà phê đối với dân ghiền là không thể thiếu, nhưng ngồi quán là một nhu cầu khác, cũng ghiền y như cà phê vậy.

    Trả lờiXóa
  13. @thaiphuc, haha đúng quá, bây giờ người ta uống cà phê mà chẳng có chút chất cafein gì hết trơn, toàn nốc trong người hóa chất.

    Trả lờiXóa
  14. Đúng là TN , anh Hiệp à. Ngay từ đầu T đã không thích vì mình cũng có ít kiến thức về cà phê . cà phê cái kiểu pha trộn như thế thì thà là uống cà phê chua loét của Mỹ .

    Trả lờiXóa
  15. Dê ăn quả cà phê trước chồn nhưng lại có cà phề chồn mà không có cà phê dê ???

    Trả lờiXóa
  16. @ngocthuan, cà phê của Mỹ hình như họ cho thêm vitamine C vào thì phải, và lấy bớt chất cafein ra, người Mỹ thực tế, cái gì lợi thì xài, hại thì bớt, không như dân An nam mình, xơi cho đã nư, đã thèm, còn bất chấp.

    Trả lờiXóa
  17. @bulukhin, bác nhắc đến cà phê chồn tôi mới nhớ. Sách vở có nói đến cà phê chồn, thực hư ra sao hay chỉ là huyền thoại? Chỉ biết rằng loại cà phê này rất hiếm, sách vở nói trên thế giới có sản xuất, một năm khoảng 100, 200kg, và được bán với giá cả trên ngàn đô la Mỹ một ký, tức là khoảng 2, 3 chục triệu đồng tiền VN, trong khi ở VN ra tiệm bán cà phê thấy ghi giá cà phê chồn chỉ trăm mấy, hai trăm đồng, vậy có thể khẳng định cà phê chồn ở VN là dỏm.
    Con chồn quý ở chỗ cái xạ hương của nó, mà xạ hương này nằm ở cái tuyến tiết ra chứ không phải dịch trong dạ dày, vậy thì thực sự nếu con chồn ăn trái chín rồi thải ra hạt cà phê, thì hạt này có hiệu quả gì không? May ra chỉ có các chuyên gia pha chế cà phê sừng sỏ của thế giới mới kết luận được (kiểu như những người nếm rượu hay ngửi mùi nước hoa ấy).

    Trả lờiXóa
  18. Dạ dày chồn có thể có chất gì đó làm cà phê thơm ngon thêm lên chăng ? Người Tàu có trảm mã trà chắc cũng vì thế. Chỉ có loài dê được cái ....dê còn lại là vô tích sự !!!

    Trả lờiXóa
  19. @bulukhin, bác Bu nói đúng quá, loài dê chỉ được cái... dê thôi còn thì vô tích sự!

    Trả lờiXóa
  20. Em xin có ý kiến: "Dê" cũng chính là "tích sự" có thể thành sự tích rồi, các bác khắt khe quá. Không tin hỏi dê female (♀)! :-))

    Trả lờiXóa
  21. anh re Chieu Kim la nguoi thich uong cai kieu quai la do ah anh Hiep cafe sau rieng :) Chieu Kim khong biet uong cafe nen ko ranh ve loai nay nhung doc qua khai niem thi cung duoc hieu them doi chut ve cafe thank you so much

    Trả lờiXóa
  22. @chieukim, có lẽ uống cafe sầu riêng là "đặc sản" của người miền nam, chứ dân Bắc kỳ nhiều người còn không chịu được mùi sầu riêng nữa, khoa học nói uống cafe tốt cho tim mạch :)))

    Trả lờiXóa
  23. Chieu kim thay uong cafe vao tim dap gan chet nguoi nhut dau chong mat len can vu vu chu tot noi gi hihiih ( thay cai hai truoc la tap uong cafe chi cho ton them tien mua cafe ahhahahh )

    Trả lờiXóa
  24. @chieukim, tôi cũng mới uống một tách cafe xong (bây giờ là gần 5g chiều VN, cafe ở VN không mắc, còn hơn đi... nhậu, hà hà!

    Trả lờiXóa
  25. :) song phai enjoy nhung gi minh thich va vua tui tien minh chu . Tai sao phai bac ddai~ ban? than :)

    Trả lờiXóa