PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2010

Phở Thìn Hà Nội.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket


 

Cuối năm Tây nói chuyện món ăn cao lầu của Hội An, đầu năm lại nói chuyện phở Thìn Hà Nội, coi bộ ngoài cái "chuyên môn" là "ong bướm", tôi lại bắt đầu có "tâm hồn ăn uống" rồi.

Chả là hôm qua nhà không nấu cơm (bởi "ông con" đi chơi với bạn), nhà chỉ có hai ông bà già, cho nên buổi tối đi lòng vòng phố xá. Trung tâm Sài Gòn vẫn đông nghẹt người và xe cộ. Nghỉ liền được 3 ngày, ai có tiền thì đi chơi xa, chẳng hạn lên Đà Lạt tìm chút không khí lạnh cuối năm, và ngắm festival hoa, hay đi Vũng Tàu, Mũi Né hưởng không khí biển. Ban ngày đường phố Sài Gòn có vẻ vắng, nhưng buổi tối người ở đâu đổ ra ngoài đường đông thế.

Xe cộ đông đúc thấy ngán, lại đang đói bụng, đi ngang qua một quán mới mở thấy đề "Phở Thìn Hà Nội", nghe nói nhiều về Phở Thìn ngoài Hà Nội, nên ghé ăn thử. Trước nhất tôi muốn nói về món phở. Cũng giống như các quán phở khác có đủ mọi loại phở, tái, nạm, chín, gân, gầu..., lại thêm phở xào và phở áp chảo. Ăn các món phở nước nhiều nên bà xã tôi gọi phở xào và phở áp chảo. Đĩa phở xào như các bạn thấy trong tấm hình đầu tiên, gồm bánh phở, hành tây, cà chua, thịt bò, rưới lên ít nước xốt... Còn phở áp chảo lại không giống như tôi đã có lần ăn ở một quán khác tại Sài Gòn, là phở áp chảo hơi cháy, tương tự như món phở xào. Còn phở áp chảo ở đây được đựng trong tô như phở thường, và cũng có thịt thà nước lèo như thế, hỏi cô phục vụ có gì khác với phở chín, hay tái, được giải thích là bánh phở thay vì để không, thì áp chảo cũng như xào vậy, nhưng có chan nước lấp xấp, nước này có vẻ hơi đặc, không trong như nước lèo thường, không biết có giống như món phở áp chảo chính gốc ở ngoài hà Nội không? Lại hỏi cô phục vụ, phở Thìn Sài Gòn này có liên quan gì đến phở Thìn Hà Nội không?, thì được nghe trả lời, đây là chi nhánh tại Sài Gòn của phở Thìn ngoài ấy.

Kể ra thì món phở Thìn Hà Nội này ăn cũng được, vị hơi khác với mấy món phở của các quán ở Sài Gòn. Nhưng trong lúc ăn có một chuyện mà tôi và bà xã cười quá xá. Quán ăn có cả ông Tây vào cầm đũa gắp và húp nước phở xì xụp không kém dân Ta, nhưng chuyện cười là như thế này. Có một cặp trẻ tuổi (cỡ 18, 20) ngồi kế bên bàn của tôi, nghe 2 bạn trẻ này nói chuyện xí xô xí xào một hồi, bà xã tôi nói, chắc cặp kia là người Nhật hay Đại Hàn, bởi họ nói tiếng Nhật hay Đại Hàn. Tôi thử quan sát 2 bạn trẻ này, anh thanh niên có nước da hơi ngăm đen, còn cô bạn lại trắng, trông khá xinh xắn. Tôi lại lắng nghe họ nói chuyện, họ nói rất nhanh nhưng không phải tiếng Nhật hay Đại Hàn, cái âm họ nói nghe như tiếng của người Chăm (Chàm) vậy, anh chàng thanh niên da ngăm đen có thể là người Chàm, nhưng cô gái lại trắng, và khuôn mặt thanh tú chứ không có nét thô như những cô gái Chàm mà tôi đã gặp. À, có thể họ là người Lào chăng?, đúng rồi chàngthanh niên trông giống người Lào, và cô gái cũng đẹp giống như mấy cô gái Lào hôm nọ tôi hay nhìn thấy trên Tivi trong Seagames. Vả lại ở Sài Gòn này thì sinh viên Lào theo học đại học khá đông, ở trường Xã Hội & Nhân Văn của cậu con tôi cũng có nhiều bạn trẻ Lào như thế. Tôi nói với bà xã chắc như đinh đóng cột, họ là người Lào đấy.

Ngồi ăn một lúc, 2 bạn trẻ bên cạnh vẫn nói chuyện líu lo với nhau, tôi không để ý gì mấy, nhưng bỗng nhiên bà xã tôi buông đũa xuống và cười, không phải đâu, người Việt đấy, thử nghe họ nói kỹ xem. Tôi chú ý lắng nghe họ nói, và quả thật, họ nói tiếng Việt chứ không phải tiếng Chàm hay tiếng Lào gì hết. Có lẽ đây là đôi bạn trẻ quê ngoài Nghệ An, Hà Tĩnh gì đó. Cô cậu nói với nhau rất nhanh, líu lo như... chim hót. Tôi cũng phì cười, đúng là họ nói tiếng Việt thật.

Tôi muốn nói thêm, quán trang trí khá độc đáo, như các bạn nhìn thấy trên hình. Hai bên tường vẽ, và đắp nổi nhà cửa cũ kỹ liêu xiêu, trông tựa như tranh phố của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Ở giữa nhà là hàng cột điện với ánh đèn vàng hiu hắt, một không gian xưa của Hà Nội ba mươi sáu phố phường...

25 nhận xét:

  1. Ăn thế nào là ngon cũng tùy sở thích của từng người, nhưng ăn một cách dễ chịu như ở Sg thì Hn còn lâu mới bằng.
    HN có nhiều quán trưng biển Phở Thìn, không có thời gian đâu mà thẩm định anh nào "Thìn thật", anh nào "Thìn nhái". Tựu trung đều giống nhau ở một điểm là chất lượng xêm xêm nhau, đông đúc nhộn nhịp, bát đũa bàn ghế san sát không được sạch sẽ cho lắm, có quán bắt trả tiền trước khi ăn, có quán trả sau. Và Phở Thìn hay bất cứ quán phở đông nào khác ở HN là phong cách phục vụ của "mậu dịch viên XHCN" rất chi là "hình sự". Người HN dễ tính, quen rồi. Dân SG ra thấy phục vụ kiểu đó cứ kêu toáng lên như "cháy đồi" ấy.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Hang nói đúng . Hễ phở Thìn nổi tiếng thì sẽ có một tỉ Thìn khác , mạnh dạn nhận " bà con " chứ không có kiểu e dè rụt rè như cô Tư, cô Năm bánh khọt và cả cô Sáu bánh khọt nếu bánh khọt Cô ba đã nổi tiếng .
    T đã từng " làm quen " với chủ nhân Phở Hoa Hồi hay phở Gia lai ( Ở đường Sương Nguyệt Anh ) và đã từng dự tiệc sinh nhật toàn Phở tại đây . Thật ra chẳng có gì đặc biệt , đó chỉ là những thức ăn chế biến từ bánh phở : bánh phở xắt nhỏ thì ta có phở nước , để nguyên bánh thì ta có phở cuốn , nhân phở cuốn toàn rau , còn thịt bò thì ngược lại , điểm xuyết . Phở khô, phở nước , phở áp chảo và lẩu phở. T không có ấn tượng mấy với các loại phở này và ra về thì chỉ nhớ có mùi đặc trưng của phở truyền thống : mùi hoa hồi ( tai vị ) . Bèn nghĩ rằng , ăn một tô phở bình dân vẫn thấy thú vị hơn .
    Còn cái phở áp chảo như cô nhân viên giải thích thì không đúng , xào là xào còn áp chảo thì phải đúng là phở áp chảo. T đã từng ăn phở áp chảo của người Hoa lẫn người Bắc , mặc dù có thể gọi là xào nhưng nguyên tắc vẫn là phở được áp chảo đến cháy giòn cạnh , để nguyên một tảng và xào các thứ linh tinh cho lên trên .
    Nói chung , ẩm thực thì đa dạng nhưng để có một món ăn ấn tượng phải là tâm sức của người đầu bếp , không thể làm theo kiểu chặt khúc nấu nhừ được..người Sài Gòn tuy xuề xòa nhưng ăn uống phải thanh tao . Đấy là ý của Thuần ...

    Trả lờiXóa
  3. @hanggraphic, cái vụ Thìn thật hay Thìn nhái thì bây giờ hà rầm, Saigon giờ cũng thế, nhất là ăn uống. Nói chuyện chơi về cái này chút, hình như chuyện nhái này chỉ phổ biến ít năm trở lại đây ở Saigon thôi, là nhái "nguyên con" ấy. Chẳng hạn "Bánh tôm Hồ Tây", mười mấy năm trước ra đời một quán bánh tôm tên như thế, do một cặp vợ chồng người Hà Nội làm chủ (tôi quen ông bà này). Quán ăn ngon, đông khách, được một ít lâu thấy ông bà chủ nhắn dời đi nơi khác rồi, nhưng đi ngang qua quán cũ thấy vẫn đề bánh tôm Hồ Tây. Vào ăn mới biết quả là không phải chủ quán là người mình quen, thì ra quán cũ mướn nhà ở đấy, được một thời gian thấy ăn nên làm ra, chủ nhà đòi lại nhà và mở quán cũng lấy tên y hệt.
    Hồi ấy chưa có mấy vụ đăng ký độc quyền tên gọi, cho nên tha hồ mà đặt tên, vả lại ngay cả bây giờ, có đăng ký đi nữa, người ta "chôm" tên của mình cũng chẳng làm gì được, thưa kiện lôi thôi tốn kém, mất thì giờ mà cũng chẳng có kết quả gì.
    Còn chuyện phục vụ, có lẽ HN "XHCN" quen rồi, hàng quán chỉ có như thế, không ăn chẳng biết ăn chỗ nào khác nữa, cho nên vào ăn mất tiền mà nghe "chửi", vẫn cứ phải vào.

    Trả lờiXóa
  4. @ngocthuan1812, bởi đã ăn phở áp chảo cháy cạnh nguyên tảng như bạn nói, nên thấy áp chảo Thìn này hơi lạ.
    Bạn nói cũng đúng, trở lại chuyện nhái tên, trước đây người ta cũng có nhái, nhưng không dùng nguyên tên, mà đặt hơi khác đi. Chẳng hạn có tiệm phở Tàu Bay đông khách, thì sau đó bên cạnh mọc lên quán phở Tàu Thủy, hoặc bánh bèo cô Tư ăn ngon, thì sẽ có bánh bèo cô Năm, cô Sáu ra đời. Có lẽ là người Saigon xưa (kể cả người Bắc di cư 54), và những người ở tỉnh khác vào Saigon sinh sống, hồi đó vẫn còn chút máu "hảo hớn", hoặc chút tự trọng, không "xâm phạm" tên của người ta "thô bạo" như bây giờ.

    Trả lờiXóa
  5. Anh giai coi chừng sau ba ngày mập ú nhận không ra đó nha! :-)

    Trả lờiXóa
  6. @danghongky, hehe, chơi với hongdang thì cũng phải ráng bằng... một nửa hongdang chớ.

    Trả lờiXóa
  7. Trui anh Trai sap co nghe moi roi , co tuong lai la nguoi quang cao nhu may Co quang cao tren TV do hehehhehehhe

    Trả lờiXóa
  8. Hóa ra bà xã PNH giỏi nội ngữ hơn chồng nhiều. hehehe.

    Trả lờiXóa
  9. Phở Thìn Hà Nội gốc ở phố Lò Đúc, người ta xào tái thịt bò rồi mới đổ vào bát và chan nước phở. Cửa hàng chật chội, không sang trọng lắm mà lúc nào cũng đông nghịt khách và phải trả tiền trước. Bác Hiệp cứ phát huy tâm hồn ăn uống đi nhé để bà con còn được thưởng thức nhiều món ăn khác nữa !

    Trả lờiXóa
  10. @phuongvu, nghề mới quảng cáo ăn uống, hehehehe!

    Trả lờiXóa
  11. @bulukhin, thật sự là 2 bạn trẻ ấy cùng quê, nói chuyện với nhau nghe khó hiểu quá. Tôi còn nhớ trước 75 có lần tôi ở trong một làng người Quảng Bình (quê bác) di cư vào Pleiku, làng này tôi nhớ có tên là La Sơn. Thoạt đầu đến họ nói chuyện với nhau tôi không sao hiểu được, sau nghe mới quen dần.

    Trả lờiXóa
  12. @nguyenthuthuy, có nghe bạn Marg. nói hôm ra ngoài HN, 2 mẹ con bạn ấy đã được TT dắt đi xơi phở Thìn Lò Đúc rồi. Ở Saigon cũng có những cửa hàng bình dân, sập xệ, nhưng ăn lại ngon. Nhưng nói chung, cái cách phục vụ của "người Saigon" có lẽ hiền hòa hơn một số cửa hàng ngoài ấy.
    Được rồi, đi đâu tôi sẽ thủ sẵn cái máy hình, chụp món ăn, năm mới "đổi mới tư duy", haha! Thu Thủy vui nhé.

    Trả lờiXóa
  13. Phở Thìn Lò đúc tuy là Thìn Tái lăn nổi tiếng ở HN nhưng đó không phải Thìn gốc đâu ạ. Thìn Bờ Hồ mới là Thìn gốc, giờ có thêm chi nhánh cũng gần đầu phố Lò Đúc, chỗ ngã 5 ấy. Tin GR đi. Nói có sách, mách có chứng đấy.

    Trả lờiXóa
  14. @haggraphic, ối giời, quá trời Thìn, mà hỏi thử thêm các bạn ngoài ấy cũng về món phở, ấy là phở Bắc Hải. Ở Saigon này có nhiều tiệm phở đề là phở Bắc Hải Hà Nội, chẳng biết sao.

    Trả lờiXóa
  15. Sáng sớm trời HN se lạnh, ăn món phở Thìn thấy ấm áp cả cõi lòng, ThuThuy ngồi bên nhắc bỏ thêm bánh giò cháo quẩy vô bát phở ăn nữa. Cái món bánh này ở SG nóng bức, ít khi rớ tới, nhưng trời lạnh ăn béo lại thấy ngon. Hương vị không giống như những bát phở ở SG nhưng cũng ngon.
    Đến một địa phương nào đó, tìm đến nhà hàng sang trọng làm gì. Giống như lên Đà Lạt, về nhớ những buổi tối ngồi quán nhỏ cà phê, còn ra HN về có khi đọng lại là không khí các "cửa hàng chật chội " đặc trưng như vậy.
    Mà TT còn là một chủ nhà tâm lý lắm đó, từ "quán chật chội" ra ,TT đưa đến ngồi cafe ở Nhà Hát Lớn, tha hồ nhìn ngắm, hít thở khí trời HN... ( Bác H nghe có ganh tỵ không chứ!?)

    Trả lờiXóa
  16. @bangtamngt, trời đất thánh thần, phở Thìn ăn ngay tại HN có bỏ thêm giò cháo quẩy, cái vụ này thì không thể tưởng tượng ra được. Món giò cháo quẩy chiên (món này hình như của người Hoa mà, nghe cái tên cũng đủ biết), ở Saigon chỉ ăn với cháo mực (cháo huyết) và súp bong bóng cá nấu với cua cũng của người Hoa thôi. Ăn như thế tựa như giàn nhạc giao hưởng mà có thêm ông đàn cò vậy. Cụ Nguyễn Tuân mà thấy bây giờ con cháu HN ăn kiểu này chắc cũng chết khiếp, hihihi!
    Thực ra bây giờ kinh tế khá giả, người ta trọng cái "sang", chứ ăn uống lắm khi đến những nơi chật chội ngon hơn nhà hàng máy lạnh. Quyết chí để dành tiền mua vé máy bay giá rẻ Jet Star ra HN mời TT đi ăn... cà lem cây bờ hồ. Hiiii!

    Trả lờiXóa
  17. Gì mà la dữ vậy, biết ngay chi tiết này là một thông tin mới cho bác mà, ngoài ấy các quán phở M. ghé qua đều thấy có ăn kèm giò cháo quẩy, nhờ TT động viên, ăn thử thấy cũng ngon vậy, hì hì...
    Ừ ngồi ghế đá ăn cà lem bờ hồ thích lắm đầy. Hay sang nữa thì vào quán kem Bờ Hồ ngồi , trời lạnh ăn kem tuyệt !

    Trả lờiXóa
  18. @bangtamngt, giờ mới biết vụ ở HN xơi phở với giò cháo quẩy, nghe tức cười, quả thật không phải là chuyện biến thể của từ ngữ nữa, món ăn cũng "biến dạng" quá xá cỡ.

    Trả lờiXóa
  19. Túm lại phở ở đâu cũng là phở (còn "cơm" thì mỗi nhà mỗi khác), tuỳ mỗi nơi gia giảm cho hợp khẩu vị vùng miền thôi ạ.

    Trả lờiXóa
  20. @hanggraphic, hehe, GR. "tâm lý" khiếp.

    Trả lờiXóa
  21. doc bai nay nho lai hoi do di nha trang co 1 co ban cua . Co ta rao nghe nhu vay ne ai mua cua dde' khong . Chieu Kim va co 9 cua Chieu Kim va vai nguoi ban cua co 9 goi vao an . Chieu kim hoi chi ban cai gi vay . Co ta noi cua dde' voi tre` dde' . Chieu kim hoi cua dde' ha? chi ta noi khong cua dde' .hoi di hoi lai may lan co 9 va may ban cuoi qua hoi cua dda' ha? co ta noi uhm cua dde' hahahah

    Trả lờiXóa
  22. @chieukim, tôi có thời gian ở Nha Trang, Phú yên, Bình Định, vậy là họ bán con cua đá, và trà đá, hehehe! người Việt nói tiếng Việt hổng hiểu.

    Trả lờiXóa
  23. :)o nha trang ngay xua bien dai lanh la dep nhat gio thi khong ro bien nao dep

    Trả lờiXóa
  24. @chieukim, đúng rồi, bạn còn nhớ biển Đại Lãnh là hay lắm, rất sạch và đẹp, có những hàng dừa, vắng người, bây giờ tệ rồi.

    Trả lờiXóa