PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Chợ Lớn.

Photobucket

Một ngôi chùa Tàu trong Chợ Lớn.

Photobucket

Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm xây dựng,

 Photobucket

Một căn nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông (không phải là di tích).

 Photobucket

Một dãy nhà cổ khác đã được công nhận là di tích.

 Photobucket

Dãy phố bán thuốc Bắc trên đường Hải Thượng Lãn Ông.

 Photobucket

Một tiệm bán đầu lân không thể thiếu nơi phố của người Hoa.

 Photobucket

Phố bán hàng trang trí ngày Tết.

 Photobucket

Xe "mì hoằn thắn" với những bức tranh vẽ trên kiếng.

 Photobucket

Những câu để dán trong nhà ngày Tết.

 Photobucket

 Photobucket

Đặc biệt nơi Bến xe Chợ Lớn có một khu chợ bán toàn trầu cau.

 Photobucket

Cao ốc mới xây dựng trên đường Nguyễn Trãi.


 

"Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi

Đi lên đi xuống đã đời du côn"

Bùi Giáng.


Tuy không sinh ra ở Chợ Lớn, nhưng tôi có khoảng thời gian khá dài ba mươi mấy năm sống trong khu vực Chợ Lớn. Bây giờ Chợ Lớn là để chỉ Quận 5, nơi có khá nhiều người Hoa sinh sống, nhưng ngày xưa, thời Pháp Chợ Lớn là một tỉnh, một thành phố tương đương với Sàigon, Gia Định. Sang đến thời miền Nam trước năm 1975 Chợ Lớn vẫn còn là một tên gọi, để chỉ một vùng rộng lớn, bao gồm cả Quận 5, 6, 11, ăn thông ra đến Quận Tân Bình, Bình Tân bây giờ...

Nói đến Chợ Lớn, chắc chắn điều trước tiên phải nhắc đến người Hoa, người Hoa đến Chợ Lớn vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 18, vì bị quân Tây Sơn truy đuổi từ Biên Hòa (Cù Lao Phố), từ Mỹ Tho và Hà Tiên, trong cuộc chiến tranh giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh... Người Hoa có một đặc điểm là rất đoàn kết và chịu khó, họ luôn nêu cao tinh thần cộng đồng, giỏi buôn bán, cần kiệm, trọng chữ tín, và luôn luôn giữ uy tín. Có lẽ xa quê hương, để có thể tồn tại nơi đất khách quê người nên họ phát huy được tất cả những gì ưu điểm, xưa tôi sống với người Hoa thấy họ hay nói câu này: "Xính xái, xính xái mà", có nghĩa là "thông cảm bỏ qua, chẳng có gì đáng bận tâm". Họ cũng hay nói "Dẩm xà", nghĩa đen là "Uống nước trà", nhưng nghĩa bóng là "Cầm tiền (hối lộ, ít hay nhiều) để uống nước". Chuyện "Dẩm xà" hình như là một cái gì đó rất bình thường với họ, đến mức họ coi đó là chuyện đương nhiên phải như thế.

Thêm điều này nữa, người Hoa ở Chợ Lớn ít thưa kiện nhau lắm, có lẽ vì họ luôn giữ chữ tín, và hình như họ cũng thấy rằng, có lôi nhau đi thưa kiện cũng chỉ bổ béo đám quan lại nha sai thôi, chẳng ích lợi gì.

Không biết bây giờ ra sao, chứ trước năm 1975 người ta nói người Hoa nắm đến trên 90% nền kinh tế ở miền Nam Việt Nam. Chợ Bình Tây (ngày xưa gọi là Chợ Lớn Mới để phân biệt với Chợ cũ phía bên Bưu Điện Quận 5 đã bị cháy), là một chợ đầu mối phân phối hàng hóa đi khắp nơi, do Quách Đàm một nhà tư bản người Hoa gốc Triều Châu xây dựng. Quách Đàm cũng như Chú Hỏa (Hui Bon Hoa) khởi nghiệp bằng một gánh ve chai, sau giàu nứt đố đổ vách nhất nhì Nam kỳ Lục tỉnh. Khi ông mất đám ma tổ chức lớn chưa từng thấy, khách đi đường chỉ cần ghé theo đưa một đoạn, là có người đến cung kính mời một ly nước dừa tươi, hay la ve (bia) mát lạnh, kèm theo một cây quạt giấy có kẹp một tờ "ngẫu" (năm đồng bạc, là một món tiền khá lớn thời bấy giờ). Vậy mà bây giờ phần mộ của ông nằm phía bên Quận Tân Bình trở nên điêu tàn, chẳng thấy con cháu đến nhang khói.

Bây giờ ở Chợ Lớn vẫn còn nhiều người Hoa (người Việt gốc Hoa), với những ngôi chùa, những quán ăn, những cửa hàng, trường học các cấp..., thỉnh thoảng có việc vào tiếp xúc, mua bán, tôi thấy họ vẫn dễ thương như thuở nào...

 

17 nhận xét:

  1. Cũng lâu lâu rồi không vào quận 5. Những ngày này vào đó đã thấy không khí Tết rồi nhỉ . Cứ nhìn những dãy phố rực màu vàng, đỏ là biết. Bác H rong chơi đã đời ... thiệt !

    Trả lờiXóa
  2. Xính xái. Từ này Zip nghe quen quen. Hình như con nít người Việt trước 1975 cũng hay dùng từ này, với ý là "bỏ qua": "Thôi, mầy xính xái cho tao nghen!" :)

    Trả lờiXóa
  3. Người Hoa đã điểm xuyết cho nền văn hoá Sài Gòn một nét đặc trưng, độc đáo và rất hay. Còn "dẩm xà" thì hình như đã là "văn hoá truyền thống" của người Hoa rồi thì phải. Nghe nói Trung Quốc ngày nay, việc "đút lót" là chuyện thường ngày ở huyện, cái gì cũng phải "dẩm xà" :)

    Trả lờiXóa
  4. @bangtamngt, vậy rằm này vào chùa tàu chụp hình đi, ngắm phố Tàu luôn, hì!

    Trả lờiXóa
  5. T thì lại có dòng máu Hoa trong người dù nó trôi lạc ít nhiều , có lẽ từ đời ông sơ , bà sờ gì đó . Với T , kỷ niệm về Chợ Lớn cũng khá đậm vì đa số bà con bên ngoại đều ở đây . T quen thuộc cách ăn ở của người Hoa, cái tình của họ, cách làm ăn trọng chữ tín của người Hoa chân chất , quen với xính xái và quen với những người Hoa giàu có nhưng không muốn con cháu ở không . Kể cả quen với việc luộm thuộm trong sinh hoạt đời thường của họ.

    Trả lờiXóa
  6. Hôm nào bác chụp khu mộ Quách đàm cho anh em tham quan nhé.
    Em cũng có một lô ảnh chụo chợ Bình Tây mà biến đâu mất.
    Nhìn hàng viết chữ thấy hay quá, những không thấy chữ nào đặc sắc, toàn chữ có sẵn thôi.

    Trả lờiXóa
  7. @zipposgvn, người Mỹ hay Việt kiều bây giờ hay nói "sorry", xin lỗi, thì xưa người Hoa hay nói "xính xái", bỏ qua.
    Người Hoa xưa nay chuyên làm ăn buôn bán lớn nhỏ, hoặc làm tiểu thủ công nghiệp, cho nên chuyện "dẩm xà, nhẩm xà" là đương nhiên. Trước năm 75 ai mà được bổ nhiệm làm ông cò, hoặc thuế vụ, xuất nhập cảng... trong Chợ Lớn chỉ một thời gian ngắn là giàu to.

    Trả lờiXóa
  8. @ngocthuan1812, a thì ra bạn cũng có dòng máu Tàu trong người. Bạn kể một chi tiết rất... Tàu là sinh hoạt (ăn ở) luộm thuộm của người Hoa. Đúng là như thế, có lẽ bởi cái cách làm ăn sinh sống của họ, nhà ở cũng là xưởng sản xuất nhỏ (tiểu thủ công nghiệp), hoặc nơi buôn bán... lâu ngày nó thành cái nếp. Nhưng trong cuộc sống, làm ăn, xưa nay họ "uy tín" hơn người Việt mình, điều này thì không chối cãi được.

    Trả lờiXóa
  9. @torovn, tôi cũng nghe nói mộ của ông Quách Đàm bên miệt Tân Bình gần chùa cổ Giác Lâm, không biết giờ còn không? Chỉ sợ nhà cửa che lấp rồi, để hôm nào rảnh tôi thử tìm hiểu xem sao.

    Trả lờiXóa
  10. @torovn, @Các bạn, tượng của Quách Đàm giờ vẫn còn hiện lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nơi Quận 1, gần chợ Bến Thành. Hơi oái oăm ở chỗ khu nhà to lớn này xưa là trụ sở của Công ty Hui Bon Hoa, và cũng là chỗ ở của gia đình Chú Hỏa, người cùng thời với Quách Đàm. Dân gian còn có câu "nhất Hỏa nhì Đàm tam Xường tứ Ích", để chỉ tứ đại gia lừng lẫy một thời ở đất Saigon.

    Trả lờiXóa
  11. Marg nhìn mấy căn nhà cổ không phải là di tích, thấy thu hút hơn những căn nhà cổ được công nhận là di tích.

    PNH cũng hay "đi lên đi xuống" vậy đã biết cái cảm giác " đã đời du côn" nó ra sao chưa ? Hôm nào nói cho nghe với nhé (((-:

    Trả lờiXóa
  12. @bangtamngt, haha thì đúng là như thế rồi, căn nhà cổ không được công nhận là di tích... nhà nước không ngó ngàng tới, cho nên nó vẫn còn là... nhà cổ, còn dãy phố được công nhận là di tích cổ, thì hàng năm được nhà nước xuất tiền quét sơn nước ếch pô "sơn đâu cũng đẹp", cửa nẻo cũng sơn dầu bóng loáng cho nên nhìn nó "tân cổ giao duyên" như thế đấy. Một cách "bảo tồn văn hóa" trời ơi đất hỡi!
    Cái từ "du côn" hồi nào giờ thiên hạ hiểu rằng để chỉ cái thứ lưu manh vô lại, người ta nói "đồ du côn du kề" là thế, thế mà nhà thơ lại tự nhận mình là "du côn" mà còn "đã đời" nữa, siêu thật. Cũng như nhà sư Tuệ Sỹ cũng có một câu gì tôi không nhớ hết, đại khái "chợt thấy mình du thử", du thử cũng tựa như du côn ấy, "đồ du thử du thực", để chỉ đám đầu đường xó chợ, đá cá lăn dưa... Những nhà thơ siêu đẳng.

    Trả lờiXóa
  13. Chùa Tàu ( trong tấm thứ nhất ) dường như nằm ở đường Phù Đổng Thiên Vương ? T không nhớ rõ lắm , chỉ biết là ngày xưa cậu T ở gần đó, ra về thì T đi ngang qua chùa này . Nhang khói lúc nào cũng mù mịt, nhất là ngày rằm , ngày Tết.

    Trả lờiXóa
  14. nguoi Viet ta co cau tram nam bia da cung mon - nghin nam bia mieng van con tro tro la vay .
    O doi khong co gi goi la vinh cuu . Nhung bia mieng thi vinh cuu . Cho nen co nhung nguoi song khong noi cung vi nhung bia mieng do ihhihihihi

    Trả lờiXóa
  15. @chieukim, xưa chị chieukim ở Chợ Lớn chắc nhà cũng có buôn bán? Người Hoa trong Chợ Lớn dễ thương lắm :)))

    Trả lờiXóa
  16. dza nha khong phai dzan buon ban dau anh Gia Dinh giong ho em buon ban chac lo chet vi tanh hay cho lam sao ban duoc ahhahaahah Nhung dze thuong thi chac co ah ahahahah

    Trả lờiXóa
  17. @chieukim, thấy chưa? ít nhất tôi cũng đoán đúng một nửa.

    Trả lờiXóa