PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Một câu truyện thiền.

Một lần vị quan sát sứ địa phương đến thăm một tự viện. Vị trụ trì dắt ông quan đi xem các nơi. Khi đến một căn phòng trưng bày hình ảnh của các vị trụ trì trước, ông quan chỉ chân dung của một vị và hỏi nhà sư trụ trì, "Ai đây?" Vị trụ trì đáp, "Vị trụ trì quá cố." Câu hỏi thứ nhì của ông quan, "Đây là chân dung, thế con người của ông ta đâu?" Câu hỏi này nhà sư trụ trì không trả lời được. Tuy nhiên ông quan cứ nằng nặc đòi phải trả lời câu hỏi của mình. Vị trụ trì thất vọng, vì ông không tìm ra được ai trong những đệ tử của mình có thể thoả mãn được câu trả lời của ông quan. Cuối cùng ông chợt nhớ ra một nhà sư lạ gần đây đến chùa xin ở trọ, hầu hết những thời giờ rảnh chỉ lo quét dọn giữ sân chùa ngăn nắp. Vị trụ trì nghĩ người lạ này trông giống một Thiền sư, biết đâu có thể trả lời cho câu hỏi của ông quan. Người ta gọi nhà sư ấy vào và giới thiệu cho ông quan. Vị này kính cẩn bạch với nhà sư.
"Thưa thày, rủi thay những vị quanh đây không sẵn lòng đáp câu hỏi. Vậy ngài có sẵn lòng từ bi để đảm nhận câu trả lời?"
Nhà sư nói, "Câu hỏi của ông thế nào?"
Ông quan kể cho sư nghe những gì đã xảy ra và lập lại câu hỏi, "Đây là chân dung của vị cựu trụ trì thế còn con người đâu?"
Nhà sư lập tức kêu lên, "Này quan!"
Vị quan đáp, "Dạ , thưa thày!"
"Ông ta đâu?" Đó là lời giải đáp của nhà sư.
Vị sư trả lời sau này là Hoàng Bá Hi Vận, là một trong những Thiền sư vĩ đại đời Đường.

"Giảng thuyết về Thiền". D. T. Suzuki.

26 nhận xét:

  1. "Này các Đại đức, các ông bôn ba các nơi đi tìm cái gì vậy? Tha hồ mà dẫm cho đến khi lòng bàn chân các ông trơn hơn, cũng chẳng có Phật nào mà cầu cho được, chẳng có Đạo nào để thành tựu, chẳng có Pháp nào để mà đắc."
    Thiền sư Lâm Tế.

    Trả lờiXóa
  2. @huynhtran, đang ở Phnom Penh đấy thôi :-)))

    Trả lờiXóa
  3. Đọc tới chỗ " Này quan!" đã đoán trước đoạn tiếp theo , mà đúng vậy ...

    Trả lờiXóa
  4. @bangtamngt, "Đọc tới chỗ " Này quan!" đã đoán trước đoạn tiếp theo , mà đúng vậy ...". Hìhì, cô bạn Marg. đâu thua gì thiền sư (((-:

    Trả lờiXóa
  5. Không, M đâu dám như thiền sư , Trường hợp này M sẽ trả lời : " Tôi gọi quan chứ đâu gọi ông " , hì hì ...

    Trả lờiXóa
  6. Đâu phải, TTM đang ở trong comment này mà.

    Trả lờiXóa
  7. @bangtamngt, "Không, M không là thiền sư", phải nói là thông minh hơn thiền sư nữa, hìhì!

    Trả lờiXóa
  8. @huynhtran, "Đâu phải, TTM đang ở trong comment này mà.", Úi, vậy là siêu quá rồi, chị M. biết mình đang ở đâu là giỏi lắm đấy :-)))

    Trả lờiXóa
  9. Đúng là người có trí tuệ có khác.
    Em thì không nghĩ ra được câu trả lời khi vị quan hỏi nhà sư trụ trì. :)

    Trả lờiXóa
  10. Ý của bài thiền này muốn nói nếu ta cứ mãi loanh quanh đi tìm cái gì cụ thể, có hình tướng thì sẽ không bao giờ gặp.Ngay cả những vị tu hành cũng có những vị không vượt ngoài cái ý muốn đắc đạo,nên cứ bám víu cho bằng được chữ đắc. Khi đức Phật giác ngộ thì ngài cũng chĩ mĩm cười và bảo chả có gì để đắc,bởi có gì là chổ đắc đâu.Cho nên những người không bị ràng buộc vào một điều gì, cứ như người thỏng tay đi vào chợ,thì họ sẽ tìm thấy sự an lạc,tức là khi đó họ đã đạt được chữ đắc.Và cuộc sống an vui đó chính là Thiên đàng, là Niết bàn chứ không ở đâu xa.

    Trả lờiXóa
  11. Hì hì nói chung tất cả các comment đều chứng tỏ ai cũng là thiền sư hết.

    Trả lờiXóa
  12. Anh Hiệp ở đâu ? Hùng đây mà ! :)

    Trả lờiXóa
  13. @lanvuive, không nghĩ ra câu trả lời cũng rất giỏi :-))

    Trả lờiXóa
  14. @tuyetmai, hihi, chị Mai siêu thanh quá, quên siêu đẳng chứ, "thõng tay vào chợ" đấy là hình ảnh của bức ảnh "Tranh chăn trâu" trong Phật giáo Thiền tông, chỉ sự an nhiên tự tại. Vậy mà người ta cứ đi kiếm Thiên đàng với Niết bàn ở nơi nào khác :-))
    Cõi Thiền bao la thật!

    Trả lờiXóa
  15. @vuonghung, nhưng mà Hungvuong thứ mấy? :-)))

    Trả lờiXóa
  16. HV thứ...21 anh Hiệp ơi ! hì hì...

    Trả lờiXóa
  17. Hihi..Anh Hiệp quá lời,chĩ là góp ý tranh luận cho vui thôi.

    Trả lờiXóa
  18. @vuonghung, "HV thứ...21 anh Hiệp ơi ! hì hì..." Dung roi, phai tu thu 20 tro len :-))

    Trả lờiXóa
  19. @tuyetmai, hìhì, chị Mai rành về Phật giáo lắm.

    Trả lờiXóa
  20. Hỏi như vậy., chứng tỏ ông quan kia cũng có máu thiền
    Với Thiền thì ông quan đứng đó mà vẫn ....không
    Cũng như làm gì có người trong các chân dung nhà sư quá cố mà vị quan kia hỏi ???

    Trả lờiXóa
  21. Ẩn dụ vè triết lý sắc không của nhà Phật, có duyên thì thành, hết duyên thì mất, có đấy, không đấy... Có lẽ mỗi vị Thiền sư sẽ có một câu trả lời khác nhau, HBH Vận lại trả lời bằng câu hỏi lại. Giả sử bác Bu phải trả lời thì bác nói sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
  22. @bulukhin, "Hỏi như vậy., chứng tỏ ông quan kia cũng có máu thiền
    Với Thiền thì ông quan đứng đó mà vẫn ....không ". Hình như sách vở của mình có khuynh hướng bài phong kiến, cho nên hay viết chê bai quan lại. Thực ra thời phong kiến ngoại trừ những giới chức ở làng, xã... thường là kẻ có tiền của mua danh bán chức, nên đa số ít hiểu biết, chứ đã vào hàng quan lại là phải thi cử đàng hoàng, giỏi chữ thánh hiền, về tu đạo có thể họ không bằng các nhà sư, nhưng về chữ nghĩa chưa chắc sư bằng họ.

    Trả lờiXóa
  23. @torovn, "Giả sử bác Bu phải trả lời thì bác nói sao nhỉ?" Theo tôi những câu chuyện thiền như thế này vấn đề là ở "cách trả lời" chứ không phải "câu trả lời". Trong những câu chuyện thiền thì đầy những câu trả lời của những thiền sư có vẻ... trớt gướt, thậm chí câu trả lời là tiếng hét, đấm đá...

    Trả lờiXóa
  24. Ông quan mà bạn PNH dẫn ra là Tướng quốc Bùi Hưu, đời Đường, ông vốn là cư sĩ đắc pháp nơi Thiền sư Hoàng Bá, nên rất mực qui ngưỡng sư. (Hoàng Bá là tên một ngọn núi, Hy Vận là pháp hiệu). Hoàng Bá Hy Vận đã vận dụng triệt để các nguyên tắc của Thiền tông để trả lới tướng quốc Bùi Hưu. Các nguyên tắc ấy là:

    1- Truyền giáo ngoài kinh điển
    2- Không lập văn tự
    3- Chỉ thẳng tâm người
    4- Thấy tính thành Phật

    (Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tính thành Phật )

    “Không lập văn tự”, vì câu đáp trên của ngài Hoàng Bá không có trong kinh văn nào cả. Chúng ta ngày nay phần nhiều giải thích, rồi dẫn kinh làm chứng. Ngài Hoàng Bá kêu “Bùi Hưu”, cư sĩ “dạ”, Ngài hỏi thêm “ở đâu” là xong. Có kinh nào dạy câu đó không? Không. Cho nên nói “Truyền giáo ngoài kinh điển” là vậy. Nói Không lập văn tự, chỉ truyền dạy một tâm, tức không có văn tự mà chỉ thẳng tâm, Giai thoại này cho chúng ta thấy rõ thêm tướng quốc Bùi Hưu và Tổ Hoàng Bá có liên hệ mật thiết với nhau.

    Trả lờiXóa
  25. @bulukhin, cám ơn bác Bu đã đưa thêm tư liệu và giải thích rõ ràng :-)

    Trả lờiXóa