PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

"Học theo Phật một ngày , Phật sẽ ở ngay trước mắt; học theo Phật một năm sẽ không nhìn thấy Phật; học theo Phật ba năm, ngay cả niềm tin tu thành Phật cũng không còn." Đọc trong sách của Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm (Đài Loan).

14 nhận xét:

  1. có phải ngộ ra phật ở tại tâm không anh?

    Trả lờiXóa
  2. Thế là càng học càng không đạt chính quả ạ ?

    Em không nghĩ vậy, học theo Phật được lúc nào để hoàn thiện mình trở thành mỗi ngày tốt hơn lên thế là đã tốt lắm rồi!

    Trả lờiXóa
  3. Anh Hiệp có vẽ rành triết lý đạo Phật hơn tôi nữa đó,nhưng theo thiển ý của tôi nhé thì đúng là Phật tại tâm, nhưng có phải ai cũng ngộ ra là Phật tại tâm đâu,cho nên học Phật là để hoàn thiện con người mình ngày một tốt đẹp hơn.Còn theo lời của Hòa thượng TTN thì có lẽ HT đã ngộ nhanh,nên ngài thấy không cần phải tu nhiều ngày,nhiều kiếp mới thành Phật, vì tâm mình lúc đó chính là Phật rồi.Đó là ý nghĩa của "Phật tại tâm".Đây chĩ là ý nghĩ của riêng tôi,nếu ai có ý kiến gì khác,xin chỉ giáo.

    Trả lờiXóa
  4. @nguyenthuthuy, "Thế là càng học càng không đạt chính quả ạ ?". Ồ, có lẽ vị Hoà thượng này không nói như thế đâu. Khi viết câu đó có thể bản thân Hoà thượng đã "ngộ" ra một điều gì đó cho riêng mình, kiểu như câu chuyện "ngón tay chỉ mặt trăng" vậy, chứ nói với ý nghĩa đó thì Phật tử bỏ đạo hết trơn á, hihi!

    Trả lờiXóa
  5. @tuyetmai, "Anh Hiệp có vẽ rành triết lý đạo Phật hơn tôi nữa đó". Tôi không rành đâu chị Mai ơi, chỉ là thỉnh thoảng rảnh đọc chơi thôi. Triết lý nhà Phật rất uyên bác, không dễ gì hiểu hay lý giải được, bởi thế nên mới có câu "Ta có ba vạn sáu trăm ngàn pháp môn để dạy cho chúng sinh." Có thể hiểu là tuỳ theo trình độ hiểu biết, cơ duyên... của mỗi người, mà Đức Phật có những "cách" khác nhau để truyền đạt chân lý của ngài. Có thể xem như một "phương pháp sư phạm" được không? :-)))

    Trả lờiXóa
  6. Theo em học một ngày lúc đó là mình đi tìm,khi tìm thấy học một năm bản ngã mất không nhìn thấy Phật,học ba năm không đi tìm ở đâu nữa,lúc ngộ ra Phật tại tâm.Em thì không nghĩ ngộ nhanh hay ngộ chậm,có người học mãi vẫn không ngộ ra.

    Trả lờiXóa
  7. Được chứ anh,có thể xem như phương pháp sư phạm và tùy cơ duyên từng người ngộ nhanh hay chậm mà đạt được trạng thái Phật tại tâm,và cũng mong lắm thay nếu tâm mọi người đều là tâm Phật thì xã hội sẽ bất loạn ,thế giới sẽ không cón chiến tranh.

    Trả lờiXóa
  8. À,theo chị nghĩ là do cơ duyên của người đó,vì có người học cả đời vẫn không bao giờ ngộ ra.

    Trả lờiXóa
  9. @Ihauc, có một câu nói như thế này "Sãi tôilúc chưa học đạo thì thấy núi là núi, sông là sông. Khi đã học đạo thì thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông, và khi đã hiểu đạo thì thấy núi lại là núi, sông lại lại là sông". Cũng như chuyện Thiền sư Đơn Hà Thiên Nhiên mang tuợng Phật ra chẻ để suởi ấm. Đấy là những câu chuyện đầy tính ẩn dụ, hiểu thế nào là tùy mỗi nguời, không có mẫu số chung... :-)

    Trả lờiXóa
  10. @tuyetmai, cũng mong tâm Phật sẽ hiện diện khắp nơi để thế giớian bình hơn ha chị Mai :-)))

    Trả lờiXóa
  11. Oh,anh HIệp lại nói về công án thiền rồi,phục anh chịu khó tìm hiểu về các tôn giáo.Rất là thú vị.Đúng rồi anh Hiệp, về triết lý của đạo,cũng cùng một bài giáo lý,nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau cũng còn tùy ở mỗi người.

    Trả lờiXóa
  12. @tuyetmai, chỉ là đọc lơ mơ, vớ vẩn... để vui chơi cho qua ngày tháng thôi chị Mai. Nguyên cái câu "Phật tại tâm" cũng đã là một công án, có chuyện thế này "Có người đến bạch với sư: tâm con không an, nhờ thày giúp con an tâm", sư nói "Ông đưa tâm đây ta an cho", người hỏi rất bối rối. Câu chuyện trên nói lên điều gì? "Tâm" ở đây chắc chắn không phải là "trái tim", không phải là "tấm lòng"..., nghĩa là không chỉ nơi chốn, Tâm, chính là cái "ý thức" của mỗi người, tức là nằm trong phần "Trí", không phải tình cảm...

    Trả lờiXóa
  13. @tuyetmai, có khi mai mốt cuối tuần, tôi lại viết chơi lơ mơ về mấy chuyện này.

    Trả lờiXóa