Thứ Tư, 11/04/2012, 08:10 (GMT+7)
Quan họ đi... kiện
TT - Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh gửi Bộ VH-TT&DL và Bộ Thông tin - truyền thôngkiến nghị về những phản biện của PGS Nguyễn Văn Huy quanh việc Bắc Ninh tổ chức lập kỷ lục nhiều người hát quan họ nhất.
Trong lá đơn kiến nghị gửi ngày 8-4, hội cho rằng PGS Huy (ủy viên Hội đồng di sản quốc gia) đã có những phát ngôn không đúng về người quan họ, bôi nhọ quan họ, đụng chạm đến nhiều thế hệ người quan họ. Cũng trong đơn này, hội đề nghị Bộ VH-TT&DL phải khiển trách ông Huy và ông Huy phải công khai xin lỗi người quan họ.
Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Trọng (chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh) chỉ ra bốn điểm sai của PGS Nguyễn Văn Huy. “Thứ nhất, PGS Huy không tìm hiểu để biết sự thật của quan họ mà chỉ tay năm ngón gọi đó là việc khôi hài. Việc tổ chức kỷ lục là chủ trương đã được Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL Bắc Ninh đồng ý. Thậm chí Bộ VH-TT&DL cũng khuyến khích chúng tôi quảng bá quan họ. Thứ hai, chúng tôi thực hiện kỷ lục là để biểu dương lực lượng của người quan họ, đó là cái tài tình trong tổ chức của hội, PGS Nguyễn Văn Huy không những không khen mà còn phát biểu là chen vai thích cánh hát quan họ. Thứ ba, ông Huy ví sự kiện lập kỷ lục như việc làm bánh chưng bánh giầy có độn xốp, như thế là nói quan họ chúng tôi giả dối. Thứ tư, với phát biểu của mình, PGS đã coi thường toàn bộ hệ thống quản lý của Nhà nước”.
Trong một bài phỏng vấn trên báo chí, PGS Nguyễn Văn Huy đã gọi lập kỷ lục quan họ là một chuyện khôi hài. Bên cạnh đó PGS Huy cũng chỉ ra những bất cập trong hội Lim, cũng như chỉ ra những lỗ hổng trong việc quản lý văn hóa hiện nay.
Song song với việc gửi lên Bộ VH-TT&DL và Bộ Thông tin - truyền thông, lá đơn này cũng được chuyển đến các cơ quan thuộc Tỉnh ủy Bắc Ninh và Sở VH-TT&DL Bắc Ninh.
Theo thông tin từ Bộ VH-TT&DL chiều 10-4, Cục Di sản văn hóa đã tiếp nhận lá đơn này nhưng chưa đưa ra kết luận. Người phát ngôn Bộ VH-TT&DL Tô Văn Động cho rằng: “Đây là chuyện riêng của hội và cá nhân PGS Nguyễn Văn Huy, bộ sẽ chuyển về cho phía Bắc Ninh giải quyết”.
Thực tế đây không phải lần đầu tiên những người được gọi là “chủ thể văn hóa” của quan họ Bắc Ninh phát đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng về những phản biện của giới nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật VN) từng bị kiện xúc phạm người quan họ, xúc phạm di sản thế giới khi trả lời phỏng vấn về thực trạng quan họ sau khi được Unesco vinh danh.
Phát biểu về vấn đề này, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh tỏ ra khá bức xúc: “Xưa nay các nhà khoa học nói thì cứ nói, còn người ta làm vẫn cứ làm. Tôi cho rằng đang có sự tụt hậu về nhận thức văn hóa. Dù các nhà nghiên cứu nói rất nhiều nhưng mọi việc vẫn chẳng có gì thay đổi cả. Không chỉ quan họ, ngay cả hát xoan, vừa được vinh danh đã đòi làm xoan mới, mắt xanh môi đỏ trên sân khấu. Chẳng lẽ chúng tôi lại đi kiến nghị Unesco tước bỏ danh hiệu khi trong nhà không thể đóng cửa bảo nhau?”.
Đây cũng là bức xúc của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa trong thời điểm hiện nay. Việc quan họ xuống cấp đang ở mức báo động nhưng mọi góp ý, phản biện của các nhà khoa học dường như là chuyện “nước đổ lá khoai”.
* PGS.TS Nguyễn Văn Huy: Tôi sẽ tiếp tục lên tiếng Việc các nhà chuyên môn có ý kiến phản biện về các hoạt động mang tính xã hội là một sinh hoạt văn hóa bình thường và cần trở thành một việc đương nhiên trong một xã hội văn minh. Tôi sẽ không nói thêm gì về vụ việc này, vì là người trong cuộc, tiếp tục lên tiếng sẽ thành đôi co, mất hay và cũng không khách quan.
Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của nhiều nhà chuyên môn khác để đảm bảo tính khách quan của vấn đề. Tuy nhiên, có một điều tôi không bao giờ thay đổi: là một nhà chuyên môn, tôi sẽ tiếp tục lên tiếng từ trách nhiệm chuyên môn và trách nhiệm công dân của mình, trước tất cả hiện tượng văn hóa - xã hội tương tự.
* GS Ngô Đức Thịnh (ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, ủy viên Hội đồng di sản phi vật thể của UNESCO):
Không phải muốn yêu theo cách nào cũng được.
Không chỉ mình PGS Nguyễn Văn Huy lên tiếng về vụ kỷ lục quan họ này mà có rất nhiều chuyên gia đã cùng lên tiếng: nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, TS Nguyễn Thị Minh Lý, tôi cũng lên tiếng khá gay gắt về chuyện này.
Tôi được biết Hội những người yêu quan họ đang có đơn kiện PGS Nguyễn Văn Huy, và tôi thấy rất... buồn cười. Đây là câu chuyện chuyên môn và cần được tranh luận để làm sáng rõ các vấn đề cần khúc mắc, chứ không phải đi kiện.
Là các chuyên gia về di sản, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng về những hiện tượng làm sai lệch di sản. Kỷ lục không phải là cách bảo tồn di sản theo tiêu chí của UNESCO.
Văn hóa quan họ là văn hóa gia đình, dòng họ, làng xã, là thủ thỉ tình cảm chứ không phải mang ra quảng truờng, bắc loa thùng mà hát oang oang như thế. Quan họ đã được tôn vinh là di sản văn hóa thế giới, cái gì làm trái với tôn chỉ của UNESCO chúng tôi sẽ nhắc nhở, và khi nhắc nhở không nghe thì UNESCO sẽ rút lại danh hiệu.
Đó mới là vấn đề mà họ nên lưu tâm. Không phải cứ có tình yêu và có tiền là muốn yêu theo cách nào cũng được.
THU HÀ - HÀ HƯƠNG
Hơn 3.000 người hát quan họ để lập kỷ lục - Ảnh: An Phú.
Bài đọc được trên báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay (11/4/2012) trên trang Văn Hoá, có một cái vẻ gì đó khá ngộ nghĩnh, xin miễn bình... lựng. Bài viết làm tôi nhớ đến năm 2009, tôi đã đến Ninh Thuận xem buổi lễ Ka Tê nơi cụm tháp Chăm của họ. Hôm trước ngày lễ chính tôi đã ghé chơi nhà ông Sử Văn Ngọc, một nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, ông cũng là người Chăm chính gốc ở trong làng gốm Bàu Trúc.
Buổi trưa hôm đó được ông mời ăn cơm và trong bữa cơm đã được nghe ông nói nhiều chuyện về nền văn hoá Chăm rất thú vị. Trước khi ra về tôi ngỏ ý muốn được sáng mai quay trở lại, để mời ông đi cùng dự lễ Ka Tê ở tháp Chăm, và tôi rất ngạc nhiên khi ông đã từ chối, ông giải thích ngay, đại ý: mấy năm nay ông không đến dự lễ ở tháp nữa, lý do là ngày trước buổi lễ chính ở tháp diễn ra rất long trọng, trang nghiêm, bây giờ không biết sao người ta đã mang loa, ampli... kèn trống đến phát thanh ồn ào như một cáí hội chợ, như vậy buổi lễ không còn linh thiêng nữa rồi...", và ông rất buồn vì chuyện đó.
Tôi không có ý muốn so sánh 2 chuyện kể trên, bởi tính chất của mỗi câu chuyện một khác, nhưng hình như có một cái chung, đó là chuyện thích phô trương, nổi đình nổi đám, quan trọng cái hình thức hơn là chất lượng, trong xã hội ngày nay, thậm chí vì điều này mà nhiều thứ trong xã hội đã bị làm cho sai lạc, đảo lộn... ở mọi nơi, mọi lãnh vực của cộng đồng.
Anh Hiệp ơi! Đang xem TV VTV3 nghe đọc bài phát biểu của Tổng bí thư tại trường Đảng Cuba. Vào đây lại đọc nữa.. :((( mệt quá.
Trả lờiXóaMay mà còn có những người như PTS Nguyễn Văn Huy nếu không sau này cái gì cũng được đưa ra lập kỷ lục hết.
Trả lờiXóaMáu phô trương thành tích của nhiều người ngày càng nặng rồi, anh Hiệp ha.
@huynhtran, vậy mà đọc bài viết trên báo tôi lại cảm thấy buồn cười, hìhì!
Trả lờiXóaChị ở bên Miên ăn tết hay "qui cố hương" vui chơi rồi :-)))
@lanvuive, hihi, vui nhất là cái vụ kiện vị PGS này "coi thường toàn bộ hệ thống quản lý của nhà nước". :-))) Cái "mũ" này coi bộ to dữ ha cô Lan?
Trả lờiXóaLàm việc đến chiều nay đó anh H ơi!
Trả lờiXóa@huynhtran, vậy hôm nào mới bắt đầu tết Miên? Họ ăn tết lâu không? Chị M. ở bên ấy không về à.
Trả lờiXóaBây giờ người ta chú ý tới bề nổi hơn là chú ý tới cái chất, tới cái chiều sâu bề dày cùa văn hóa..
Trả lờiXóaNgày 13-14-15-16/4 là ngày tết Khmer đó anh H ơi!
Trả lờiXóaNhưng các DN cho CN nghỉ từ chiều nay rồi. Mai M lội bộ về nhà nè.
Cuối cùng của bài báo này thì các nhà nghiên cứu thắng hay các nhà muốn kỷ lục thắng hả anh H ơi! có bài kết luận chưa?
Trả lờiXóaQuan họ bị hàng chợ hoá. Nản
Trả lờiXóa@huynhtran, chán vậy đấy chị M., mai chị đi đườnh bộ về hả? Cũng vui chứ.
Trả lờiXóaBài viết mới sáng nay, chắc chẳng ai thắng đâu, mấy cái ông rỗi hơi (dở hơi) đi kiện :-)))
@tangtinhtinh, chào họ nhà chuồn, lâu lâu mới gặp lại. Đưa di sản vào tay mấy ông xã... xệ này bảo tồn với gìn giữ thì... sập tiệm sớm :-)))
Trả lờiXóaLàng nghề cũng tẻo kiểu ấy đấy bác. Thực chất là đang nghẻo vì mậu dịch hoá di sản.
Trả lờiXóa@tangtinhtinh, tôi thấy xã hội mình ngộ, người biết thì không có quyền, còn người có quyền thì chẳng biết gì, cho nên mọi thứ cứ rối tung như cái... lẩu nấm :-)))
Trả lờiXóaVâng, và nền kinh tế tri thức ở Việt Nam có cái khôi hài là không dùng trí thức, tri thức làm cơ sở phát triển. Viết tắt thì là KTTT i hệt kinh tế trang trại, kinh tế thị trường, kinh tế thủng thẳng, kinh tế tổn thọ, kinh tế tả tơi :D
Trả lờiXóa@tangtinhtinh, đứa biết thì ít nhất cũng không dám làm... bậy, mà không dám làm bậy thì... tiền đâu? hết Vi na sin gì đấy lại đến dầu khí, bảo đảm đụng đâu tả tơi đấy :D
Trả lờiXóa@Anh Hiệp: Cái chiêu chụp mũ này xưa rồi, ai thấy cũng biết mà sao nhiều anh chị vẫn còn hay xài quá, anh Hiệp ha.
Trả lờiXóaSắp tới sẽ có kỷ lục : 1000 người cùng hát đơn ca ! Ha ha...!!
Trả lờiXóa@lanvuive, chụp cho cái mũ rộng rộng, cho nó sụp xuống mắt hết thấy đường :-)
Trả lờiXóa@vuonghung, ý kiến rất hay, anh Hùng đăng ký đi, nhớ dành cho tôi một chân, hehe!
Trả lờiXóaVụ kiện này lại cho thấy Hội những người yêu Quan họ đã mất hẳn "chất" Quan họ rồi. Người Quan họ luôn cư xử khiêm nhường, lịch lãm, duyên dáng. Ví dụ, khi không đối được câu của đội bạn, họ không nói như Quan họ hiện đại: Các liền anh ca thế chúng em xin thua, mà nói:" Các anh đưa chúng em vào rừng, chúng em không biết lối ra ạ"... Cỗ mời khách Quan họ rất to, "Quan họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch" nhưng khi mời bao giờ cũng nhún nhường " Chả mấy khi các liền anh sang chơi cho chúng em học đòi đôi lối, chị em chúng em chỉ có mâm đan , bát đàn, đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa dưa, mời các liền anh dùng tạm ạ"... Cách nói của Quan họ có cái gì đó tương đồng với văn hóa Nhật Bản. Bây giờ bị phê thì kiện. Chán quá.
Trả lờiXóaQuan họ bản chất là hát giao duyên, 3000 người cùng gào thì có gì hay nhỉ? Cứ cái đà này thì lại 3000 người hát ca trù "Hồng hồng tuyết tuyết"; rồi 3000, 4000 bộ cồng chiêng cùng tấu... Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau, anh H ạ
@torovn, Toro nói đúng quá, bản chất của văn hoá Á đông hay của người Việt nằm trong chữ "Khiêm" (hehe, tên Toro), Khiêm cung, khiêm tốn, khiêm nhường... cho dù đôi khi có khách sáo... Kiểu bây giờ là phô trương, "ăn xổi ở thì", là cách học đòi khoe mẽ kiểu "bá hộ", hay chụp giật kiểu "cô hồn". Khi người ta nhân danh văn hoá để kiện những người cố gắng bảo tồn văn hoá, cho thấy xã hội đã quá loạn.
Trả lờiXóa