PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Một vài nét về tín ngưỡng dân gian xưa (2).

Một bàn thờ gia tiên.

- Tục thờ cúng tổ tiên: tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào nước ta, chữ hiếu được đề cao, đã đặt nền tảng cho tục thờ cúng tổ tiên một triết lý sâu sắc. Đến thế kỷ XV khi Nho giáo chiếm ưu thế, bộ luật Hồng Đức của nhà Lê đã thể chế hoá việc thờ cúng tổ tiên. Luật quy định rõ con cháu phải thờ cúng tổ tiên năm đời: đời mình tính ngược lên bốn đời, cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, ruộng đất hương hoả để dành sinh huê lợi cho việc thờ cúng không được cầm cố mua bán. Đến đời nhà Nguyễn nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách Thọ mai gia lễ.
Người Việt rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, hàng năm vào ngày mất (kỵ nhật), thường tổ chức lễ cúng gọi là ngày giỗ để tưởng nhớ người thân, lễ cúng tuỳ theo gia chủ có thể cúng chay hoặc cúng mặn, và thường mời anh em, bà con, bạn bè, chòm xóm đến dự. Việc thờ cúng cũng thường làm vào ngày sóc và ngày vọng (1 và 15 âm lịch mỗi tháng), thường chỉ đặt lên bàn thờ một vài đĩa trái cây. Ngoài ra vào những dịp như lễ tết, trong nhà có việc dựng vợ gả chồng, làm nhà, thi cử... cũng thường hay làm lễ cúng, cầu xin điều lành, hoặc để báo cáo lên tổ tiên...
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, trong những gia đình người Việt cũng hay có tục thờ cúng ông Công, ông Táo, nôm na là Thổ địa, Thần tài, Táo quân... với ý nghĩa cầu xin được bình an, may mắn trong gia đình, tài lộc đầy đủ...
Ở nơi một vài tộc người thiểu số, chẳng hạn như người Mường còn có tục thờ cây quả, cây lúa luôn được coi là cây của thần linh mang đến cho con người no ấm, cây mía cũng được người Mường thờ với ý nghĩa là cây trường sinh, ngọn mía dâm xuống đất lại sinh cây mía mới. Trong hôn lễ, khi đón dâu người Mường phải có mấy cây mía vác theo, với ý nghĩa cầu chúc cho đôi trai gái trường thọ, con cái đầy đàn như bụi mía...
Quả bí ngô (bí đỏ, bí rợ), cũng được người Mường thờ, với quan niệm bụng người đàn bà có chửa tròn như quả bí, nên mới có chuyện giải thích con người ban đầu là từ trong quả bí chui ra. Trong lễ dọn về nhà mới của người Mường không thể thiếu quả bí đỏ to đặt cạnh cây cột chính của ngôi nhà. Khi làm lễ, thày Mo cầu khấn cho gia chủ ở ngôi nhà mới gặp nhiều may mắn, sinh con đẻ cháu đầy đàn như con người đã từ quả bí chui ra...

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi. (Ảnh Internet)

- Tục thờ Thành hoàng: Thành hoàng là vị thần linh cai quản một vùng, ngày xưa thường là một đơn vị hành chính như làng, xã, được dân làng thờ phượng như vị thần phù hộ cho dân làng được bình yên, thịnh vượng... Một nhà nghiên cứu người Pháp khi khảo cứu về tín ngưỡng của người dân Việt Nam đã viết: "Sự thờ phụng tổ tiên tượng trưng cho gia đình và việc nối dõi tổ tông, sự thờ phụng Thành hoàng tượng trưng cho sự trường tồn của thôn ấp" (G. Coulet). Thành hoàng có thể là một thiên thần như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử..., một vị thần danh sơn đại xuyên như Tản Viên Sơn Thần, Tô Lịch Giang Thần..., hoặc một nhân thần có công với đất nước như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng... Sau khi mất được người dân nhớ công ơn lập đền thờ... Thành hoàng cũng có khi là người khi còn sống đã có công khai phá lập ra một vùng đất mới, sau được thờ (như Hoàng Cao Khải được thờ ở ấp Thái Hà); cũng có những nơi thờ tà thần, yêu thần, khi chết gặp giờ linh người dân cũng lập đền thờ...
Theo lệ xưa nhà vua sắc phong cho Thành hoàng làm Thượng, Trung, hoặc Hạ đẳng thần tuỳ theo công trạng với dân, với nước, riêng tà thần, yêu thần thì không được sắc phong.
Thành hoàng không được thờ ở gia đình, mà được thờ nơi đình, đền của làng xã...
Trên đây chỉ là một vài nét cơ bản nhất về một vài tín ngưỡng, tục thờ xưa của người dân, những tín ngưỡng, tục thờ này có cái đã không còn, có cái vẫn còn tồn tại, qua thời gian, thời thế có khi cũng đã ít nhiều biến đổi... Ngoài ra cũng còn những tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo..., hoặc những tôn giáo ít phổ biến hơn... vẫn luôn hiện diện trong đời sống của người dân Việt...

Tham khảo:
- Tín ngưỡng Việt Nam, Làng xóm Việt Nam, Toan Ánh.
- Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam, Sơn Nam.

14 nhận xét:

  1. @tudihhuong, cám ơn bạn đã vào xem!

    Trả lờiXóa
  2. Em mới vừa đọc xong, chưa có gì để hỏi anh kĩ hơn.
    Em sẽ lại đọc lại để ngẫm đã ạ.

    Trả lờiXóa

  3. @tudinhhuong, có gì bạn cứ trao đổi.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là người VN mình luôn quan trọng việc thờ cũng gia tiên. Như em chẳng hạn dù không rành gì mấy việc thờ cùng nhưng luôn ghi nhớ ngày người mất để làm mâm cơm tưởng nhớ.

    Trả lờiXóa
  5. Theo Việt Điện U Linh thì Thành Hoàng đầu tiên của người Việt Là thần Tô Lịch

    Trả lờiXóa
  6. @lanvuive, nếp nhà có nghiêm túc thì con cái mới nên người ha cô Lan?

    Trả lờiXóa
  7. @bulukhin, "Theo Việt Điện U Linh thì Thành Hoàng đầu tiên của người Việt Là thần Tô Lịch", cám ơn bác Bu về thông tin.

    Trả lờiXóa
  8. Ở quê nhà em, vào đêm giao thừa, khi ngoài đình có tiếng trống tế tống cựu nghinh tân rồi thì các gia đình tư gia mới cúng tổ tiên. Sáng mùng Một tết đến nhà thờ họ lễ Tổ khi chưa ăn sáng, người nào ăn uống no say mới đến lễ tổ sẽ bị các cụ mắng ngay. Những phong tục đó đang mất dần bác ạ.

    Trả lờiXóa
  9. @torovn, thời thế có khác, những tục lệ cũng mất dần thôi :-)

    Trả lờiXóa
  10. anh H: nếu không biết giữ gìn những phong tục đặc sắc, những tinh hoa thì mất gốc bác ạ. Nhật bản phát triển như thế nhưng họ giữ được những phong tục cũ một cách trân trọng.

    Trả lờiXóa
  11. @torovn, "anh H: nếu không biết giữ gìn những phong tục đặc sắc, những tinh hoa thì mất gốc bác ạ." Đấy là điều đáng nói đó Toro, tại sao mà Nhật Bản, Đại Hàn, họ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật... sánh vai với các cường quốc, nhưng vẫn giữ được truyền thống, phong tục? Trong khi Trung quốc và VN "gia phong" lại tan nát như thế? Cũng không khó để có câu trả lời phải không Toro?

    Trả lờiXóa
  12. Tiểu thừa và đại thừa

    1- Đại thừa: xe to, Tiểu thừa: xe nhỏ, cách gọi này gây ngộ nhận là anh xe to coi thường dè bỉu anh xe nhỏ. Để tránh tình trạng đó năm 1956 tại Tathmandu (Népal) hội nghị Phật giáo Thế giới đề nghị bỏ danh từ Đại thừa và Tiểu thừa mà gọi là Phật giáo Phát triển và Phật giáo Nguyên thủy. Nhưng rất nhiều học giả Phật Giáo vẫn cứ gọi như cũ vì cho rằng chẳng qua chỉ là cái tên để kêu như ta nói An pha, Bê ta, Gam ma, mà thôi.
    2- Mặt khác cái gọi là Nguyên thủy nào có là Nguyên thủy. Nhà Phật học người Đức- Tiến sỹ EDWRD CONZE - viết cuốn sách cực hay: "Lược sử Phật giáo" (song ngữ Anh Việt) có nói đại ý : Không ai chứng minh được rằng kinh phật hiện nay là do phật thuyết pháp.
    3- TORO vào chùa Lào vào chùa Miến, chùa CPC (toàn là nguyên thủy) đã thấy khác nhau rồi. Tại Việt Nam, chùa Bồ Đề (ng. thủy, ở VT) xuất bản kinh nhật tụng bảo có 24 vị Phật , trong khi Trưởng lão Thích Thông Lạc ở tu viên Chân Như (ng. thủy, ởTây Ninh) thì bác bỏ, mà nói rằng trước Thích Ca không có ông Phật nào nữa. Thầy Lạc chê các nhà sư nguyên thủy Miến Điện lần 108 hạt là trật bài, là không biết tu huhuhu! Thày Lạc còn cho kinh sách Đại thừa tối quan trọng như Hoa nghiêm, Pháp hoa, A Di Đà, Kim cang...là kinh ngoại đạo, có tính chất lừa đảo làm ức chế thân tâm...
    4- Nói sơ sơ thế để bạn thấy các "đồng chí" Tiểu thừa có Nguyên thủy không... hihihi

    Trả lờiXóa