PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Trời đất - Âm dương.

Bên nhà hai ông bạn Bulukhin và Toro có mấy bài viết nói về Trời đất, Âm dương... rất hay. Trong Entry "Bánh chưng hình sinh thực khí", anh bạn Toro nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương, có nhắc đến sự tích bánh dày bánh chưng thời vua Hùng với truyền thuyết Lang Liêu. Bánh chưng được gói hình vuông tượng trưng cho Đất, bánh dày làm hình tròn tượng trưng cho Trời, Trời tròn Đất vuông, Âm Dương hài hoà. Toro có đưa ra một nhận xét của GS Trần Quốc Vượng về chuyện bánh dày (giầy) bánh chưng, tôi copy lại dưới đây:
"
Tôi xin đưa ra một minh giải văn chương: Bà con cô bác miền nam gọi bánh chưng là bánh tét, chữ bánh tét này là tiếng đọc chạnh kiểu miền nam của bánh tết. Và nhân đây xin thanh toán một "ngộ nhận văn hóa". Thoạt kỳ thủy, bánh chưng không được gói vuông như bây giờ mà gói tròn như bánh Nam Bộ, gọi là đòn bánh tét là hoàn toàn chính xác. Ngay giờ đây, xin các bạn chỉ quá bộ sang Cổ Loa, Đông Anh ngoại thành Hà Nội thôi, vẫn thấy bà con cố đô Cổ Loa gói bánh chưng như đòn bánh tét và vẫn gọi nó là bánh chưng, thảng hoặc mới gói thêm bánh chưng vuông. Thế cho nên, cái triết lý gán bánh chưng vuông tượng Đất, bánh dầy tròn tượng Trời là một "ngộ sự văn hóa". Trời tròn đất vuông là một triết lý Trung Hoa muộn màng được hội nhập vào triết lý Việt Nam. Đó không phải là triết lý dân gian Việt Nam. Nó không phải là Folklore (nguyên nghĩa: trí tuệ dân gian) mà là Fakelore (trí tuệ giả dân gian).

Bánh chưng tròn dài tượng Dương vật, như cái chày, cái nõ. Bánh dầy tròn dẹt tựa Âm vật, như cái cối, cái nường.

Đó là tín ngưỡng và triết lý nõ-nường-chày-cối-chưng-dầy của dân gian, của tín ngưỡng phồn thực dân gian. Ngay như khi đã gói bánh chưng vuông, dân gian ngày trước vẫn có tục lệ buộc hay ấp hai chiếc bánh một sấp một ngửa đặt trên bàn thờ và khi biếu họ hàng khách khứa ngày trước dân gian cũng giữ tục biếu một cặp bánh chưng (cũng như trước đấy bao giờ dân ta cũng mua một đôi chiếu) chứ không bao giờ tặng một chiếc bánh chưng (cũng như không bao giờ mua một chiếc chiếu). Nhân tiện nói thêm: việc mua hay chặt cây mía cả gốc cả ngọn đặt bên bàn thờ với giải thích hữu thức ngày sau đó là "gậy chống của ông vải" về nguyên ủy cũng thuộc về tín ngưỡng phồn thực."
Các bạn có thể xem trọn bài của GS TQV tại địa chỉ:                      
http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=42&a=76


Theo như comment của ông bạn Bulukhin cho biết nội dung của đoạn văn trên GS TQV đã viết trong bài viết "Triết lý về bánh chưng bánh dày" và đăng trên báo Người Hà Nội từ năm 1985, đến năm 2000 GS TQV nhắc lại luận điểm đó ở sách "Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm" (nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, tạp chí VHNT). Đọc những điều ghi trên khá thú vị, nhân đây tôi cũng xin có một vài thiển ý:
Trước hết xin nói về chuyện bánh dày bánh chưng trong sách vở, 
truyền thuyết Lang Liêu thời vua Hùng về bánh dày bánh chưng đã được chép trong sách Lĩnh nam chích quái (Vũ Quỳnh - Kiều Phú) từ thế kỷ thứ XV, cuốn sách góp nhặt những truyện kỳ lạ ở cõi Lĩnh Nam (bao gồm một phần Hoa Nam và nước ta thời bấy giờ, ở đây Lĩnh Nam hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm nước ta mà thôi - Ghi chú của sách LNCQ), sách chép nhiều truyện như sự tích Bánh dày bánh chưng, truyện Dưa hấu An Tiêm, truyện Chử Đồng Tử, truyện Nỏ thần Kim quy... và những chuyện này đã được nhiều sách vở chép lại...

Như chúng ta đã biết, chuyện Bánh dày bánh chưng là truyển thuyết dân gian, những chuyện được coi là truyền thuyết, sự tích, hoặc thuộc về tín ngưỡng, tôn giáo thường nhuốm màu thần bí, hoang đường, nhiều khi vô lý... ai cũng nhìn thấy, chẳng hạn chuyện Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, thần Kim quy giúp làm nỏ thần, hay như sự tích Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh ra 100 cái trứng nở ra 100 người con, hay như người Nhật truyền thuyết của họ là con cháu Thần mặt trời... Nhưng những gì đã được coi là truyền thuyết, sự tích, niềm tin tôn giáo... cho dù thần bí, hoang đường, hoặc vô lý vẫn được sách vở ghi chép, và được mọi người thừa nhận, coi như là sự hiển nhiên, không phải bàn cãi... Truyền thuyết Bánh dày bánh chưng là như thế...
Còn chuyện GS TQV viết bên trên, bánh dày bánh chưng tượng trưng cho sinh thực khí, như Linga và Yoni, qua hình ảnh bánh tét ở miền Nam, GS chứng minh hiện nay ở Hà Nội, vùng Cổ Loa, Đông Anh, người ta vẫn còn gói bánh chưng hình ống dài như kiểu bánh tét miền Nam, GS viết bánh chưng tròn dài tượng trưng cho Dương vật, như cái chày, cái nõ. Bánh dày tròn dẹt tựa Âm vật, như cái cối, cái nường. Và GS muốn dùng hình ảnh này để bác truyền thuyết về bánh dày bánh chưng đã được hiểu như lâu nay.
Thiết nghĩ những điều GS TQV đưa ra là một "Thuyết", hay đúng hơn là một "Giả thuyết" về bánh dày bánh chưng, nếu chỉ qua bài viết với nhận xét vẫn còn có nơi gói bánh chưng dài và vẫn gọi là bánh chưng, mà suy ngay ra bánh chưng này tượng trưng Dương vật như cái chày, cái nõ thì có lẽ hơi vội vàng, tôi cũng chưa được đọc nhiều hơn những gì GS TQV viết bên trên về chuyện này, không biết GS có đưa ra thêm những chứng minh gì thêm không, chẳng hạn ở đâu đó vẫn còn có những tục lệ, hay lễ hội mang ý nghĩa phồn thực, trong nghi thức thay vì dùng chày, cối, nõ, nường, thay vào đó họ dùng bánh chưng gói theo hình ống dài... Đọc qua nhiều sách vở xưa nay, hình như tôi chưa bao giờ thấy nơi nào chép người dân đã dùng bánh chưng hình ống dài, và bánh dày tròn tượng trưng Dương vật - Âm vật trong nghi lễ phồn thực, như đã dùng chày cối, nõ nường...
Và sau nữa tôi có nhận xét nhỏ, như đã trình bày, truyền thuyết, sự tích, những gì thuộc niềm tin tôn giáo, là điều được con người thừa nhận, cho dù vô lý, hoang đường... không thể phân tích nói đúng sai. Trong một comment bác Bu đã viết cho tôi, Darwin, cha đẻ thuyết tiến hoá lại là người theo đạo Công giáo, điều này tôi nghĩ không hề ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo của ông, cho dù truyền thuyết về hình thành muôn loài của kinh thánh khác xa với thuyết tiến hoá ông đưa ra. Hay như có người hỏi nhà bác học Einstein, "Ông có tin Chúa không?" Einstein đáp "Có", "Thế Chúa ở đâu?" Einstein chỉ vào đầu mình.
GS TQV không thể dùng "Giả thuyết" về bánh dày bánh chưng của ông để bác bỏ "Truyền thuyết" bánh dày bánh chưng của sách vở, cũng như không thể dùng "Truyền thuyết" bánh dày bánh chưng  trong sách vở để bác bỏ "Giả thuyết" bánh dày bánh chưng của GS TQV, vì đó thuộc hai lãnh vực, hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu GS TQV, chứng minh được là giả thuyết bánh dày bánh chưng của ông là đúng và được mọi người công nhận, tôi nghĩ truyền thuyết bánh dày bánh chưng thời Lang Liêu vua Hùng, vẫn còn nguyên giá trị.

Hình ảnh trong trang này được copy trên Internet.

40 nhận xét:

  1. MTV ăn sáng đã rồi còm sau:-))

    Trả lờiXóa
  2. Đất vuông là do các cụ ngày xưa cũng phân lô ?! :)

    Trả lờiXóa
  3. Đồ ăn mà các cụ cứ ví như cái ấy...ngại quá anh Hiệp ơi !! :))
    Có lẽ phải xem lại !

    Trả lờiXóa
  4. @muathuvang, MTV ăn sáng ngon lành nhá :-)

    Trả lờiXóa
  5. @vuonghung, phân lô xưa nay rồi ha vuahung.
    Hihi, vuahung phản đối chuyện ví von này ha? Ăn mất ngon hả?

    Trả lờiXóa
  6. Truyền thuyết phải nhuốm màu thần bí, chút hoang đường mới hay, mới được lưu truyền từ đời này qua đời khác chứ nhỉ. Nhìn hình minh họa em thèm bánh dày kẹp giò lụa quá cơ:-)

    Trả lờiXóa
  7. Em cám ơn anh! Bánh mỳ nóng+cháo sữa là bữa sáng của em:-) sau đó mới nấu gì đó tươi hơn hàng ngày vì hôm nay là ngày nghỉ.

    Trả lờiXóa
  8. @muathuvang, "Truyền thuyết phải nhuốm màu thần bí, chút hoang đường mới hay, mới được lưu truyền từ đời này qua đời khác chứ nhỉ." Đúng là như thế đấy V.A. "Truyền thuyết" khác "Thuyết" hay "Giả thuyết" ở chỗ đấy, Thuyết hay Giả thuyết phải được kiểm nghiệm, kiểm chứng bằng thực tế, bằng luận cứ, bằng chứng minh..., và sẽ có phản bác. Còn Truyền thuyết thì "phải nhuốm màu thần bí, chút hoang đường", và ai tin thì tin, hoặc không tin thì thôi, chứ không có chuyện phản bác.
    Bánh mỳ nóng nếu dòn nữa càng ngon, chấm với sữa pha nước sôi ngon hết ý :-)))

    Trả lờiXóa
  9. Thực tình thì những điều này M mới đọc lần đầu đó anh H ơi!

    Trả lờiXóa
  10. @huynhtran, "Thực tình thì những điều này M mới đọc lần đầu đó anh H ơi!"
    Tôi cũng mới được đọc lần đầu đó chị M., ngay cả chuyện bánh tét miền Nam nữa, bánh tét là bánh tét và bánh chưng là bánh chưng, tuy cùng làm bằng nguyên liệu giống nhau. Bánh tét miền nam gói hình thù như thế hồi nào tới giờ, tôi cũng chưa từng được nghe những nhà "Nam bộ học" nào như Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Bình Nguyên Lộc... hay một sách vở nào nói nó có ý nghĩa phồn thực cả. Tôi cũng không rõ căn cứ vào đâu mà GS TQV lại viết "Thoạt kỳ thủy, bánh chưng không được gói vuông như bây giờ mà gói tròn như bánh Nam Bộ." Không thấy GS đưa ra một minh chứng gì cho việc này.
    Cho nên chỉ có thể nói được là những ý kiến của GS TQV là một Giả thuyết về chuyện bánh dày bánh chưng, và từ năm 1985... 2000 đến nay cũng chẳng ai buồn phản biện, vì có lẽ GS chỉ nói chuyện... khơi khơi, như bàn một chuyện phiếm thôi, chứ không bằng chứng minh, vì hình như ngoài chuyện có một vài nơi ngoài Bắc gói bánh chưng (vẫn gọi là bánh chưng) hình giống như bánh tét, thì chẳng có gì hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Vâng, cũng hơi lạ, vì theo anh Bu và Toro, thì đó là một vị GS có uy tín, đâu lý nào lại nói khơi khơi được.

    Trả lờiXóa
  12. @huynhtran, tôi cũng thấy lạ như thế, nhất là chuyện GS TQV dùng Giả thuyết của ông để phản bác Truyền thuyết bánh dày bánh chưng, còn chuyện Trời tròn Đất vuông nếu là triết lý Trung Hoa muộn màng, và mình có mượn triết lý này để lồng vào cậu chuyện bánh dày bánh chưng lại là chuyện khác phải không chị M.? Cũng đừng quên rằng về văn hoá, triết lý, triết học... người mình chịu ảnh hưởng Trung Hoa rất lớn, đấy là một sự thật hiển nhiên.

    Trả lờiXóa
  13. ve que Marg o mien Tay nam bo ma noi banh tet la “ yoni ” chac bi may ong ba gia xua vac choi ruot chay khong kip. ((-: Banh tet thuong khong the thieu trong cac mam co ngay gio va Tet ( que M khong theo tuc le tho yoni va lin ga ) .Con noi ve truyen thuyet Lang Lieu thi chac ai cung biet

    Trả lờiXóa
  14. @bangtamngt, "ve que Marg o mien Tay nam bo ma noi banh tet la “ yoni ” chac bi may ong ba gia xua vac choi ruot chay khong kip. ((-:" Hìhì, Rõ ràng bánh tét miền Nam không liên quan gì tới chuyện "linga" rồi, vì ai mà dùng cái "đồ guỷ (quỷ)" (nói theo phong cách Nam bộ nghe Marg.) để đặt lên bàn thờ cúng giỗ và ngày tết (((((((((((-:
    Còn truyền thuyết Lang Liêu thì không thể nói khác đi được, vì là... truyền thuyết mà ((((((-:

    Trả lờiXóa
  15. Không ngoài mình, mà các nước lân cận như Cao ly, Nhật đều chịu ảnh hưởng chung mà, đó là nét đặc thù văn hóa văn minh của từng vùng.

    Anh có nhớ là thời tụi mình, có học 2 cái nôi của nền văn minh cổ đại của nhân loại là : Trung Quốc và dãy Ai cập - Hy lạp, do đó những đất nước ở trong dãy đó sẽ ảnh hưởng lẫn nhau là điều có thực chẳng nên phủ nhận nó làm gì!

    1.


    2.

    Trả lờiXóa
  16. @huynhtran, cám ơn chị M. đã đưa lên cả bản đồ. Đúng Nhật, Việt Nam, Cao Ly... là 3 nước Á đông chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa nặng nề nhất, đấy là sư thật, và tôi nghĩ đấy cũng là chuyện thường tình trong đời sống, không thể khác được. Cả ngàn năm họ thống trị mình mà không ảnh hưởng sao được...

    Trả lờiXóa
  17. Cứ đà này thì bánh mì dài, bánh mì tròn, bánh pi-dza ...được ví như...phồn thực thì bá tánh khóc thét anh Hiệp ơi ! :)

    Trả lờiXóa
  18. @vuonghung, hahaha, chính xác là thế, một bài viết trên báo có thể là chuyện phiếm, nhưng khi được in trong sách dưới tên một GS lại là chuyện khác, nhưng lại không đưa ra được chứng minh gì ngoài chuyện hình dạng... dài tròn là vội vàng quá. Vấn đề ở đây là cách suy nghĩ, "phương pháp tư duy", hìhìhì! Đấy là tôi nói phiếm mà chơi :-)))

    Trả lờiXóa
  19. Vì có nhiều cách giải mã như vậy nên mới cần và mới có các nhà khoa học để đọc ra được tín hiệu mà từ xa xưa các cụ muốn gửi gắm ạ. Tiếc là GS TQV không làm chuyên khảo về đề tài này, cụ chỉ khơi vấn đề ra thôi. Tuy thế, ý kiến của một nhà khoa học uyên bác và có cá tính như cụ Vượng rất đáng suy nghĩ...

    Trả lờiXóa
  20. @torovn, đọc bài viết trên báo của GS TQV, với cách viết của GS tôi lại thấy đây là một kết luận hơn là một khơi mào, Không biết Toro thấy sao chứ riêng thiển ý của tôi, những gì tôi đọc được xưa nay trong sách vở của những nhà biên khảo Nam-Bắc, trong đó có cả sách viết về Hội hè đình đám ngày xưa ở miền Bắc của Toan Ánh, có nói những tới những lễ hội mang tính phồn thực, người dân dùng Chày - Cối, Nõ - Nường, Mo cau... để thể hiện tính giao, không hề thấy dùng bánh chưng (gói dài) và bánh dày. Cho nên thấy lạ.

    Trả lờiXóa
  21. Hy vọng các học trò của cụ Vượng ( rất đông) đọc được những trao đổi này của anh em ta để thay thầy nói rõ hơn vì sao cụ Vượng nói như vậy... Em chơi với một vị học trò thân của thầy V, để em hỏi xem sao anh H nhé...

    Trả lờiXóa
  22. @torovn, hay đấy Toro, để coi ý kiến các học trò của GS ra sao? Còn việc một cặp bánh chưng, một đôi chiếu, một cặp gối... hay trong nhiều việc dân gian thường dùng một cặp, đôi... Tôi thiển nghĩ có khi lại là vấn đề khác, đó là thể hiện sự viên mãn, tròn đầy của "có đôi có cặp", kiêng sự đơn lẻ, đơn độc... chứ không nhất thiết có đôi là thể hiện chuyện nõ nường, tính giao?

    Trả lờiXóa
  23. Theo v.hung : Một cặp bánh tét là...đồng tính đó anh ! Nõ-Nõ mà ! hà hà...!!

    Trả lờiXóa
  24. 1- PNH à Quyển Lĩnh Nam chích quái của tui đang dùng do NXB Trẻ, NXB Hồng Bàng ấn hành, lời giới thiệu của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San viết từ 1960. Ngoài bìa sách ghi tác giả TRẦN THẾ PHÁP, ông Vũ Quỳnh viết TỰ (Tựa Lĩnh Nam chích quái liệt truyện trang 29) ông Kiều Phú viết HẬU TỰ (trang 124). Có thể sách PNH đang dùng ghi tác giả là ông Quỳnh và ông Phú. Vì thực ra chưa ai biết chắc thân thế sự nghiệp TRẦN THẾ PHÁP...
    2- Những sách Lĩnh Nam chích quái, Việt Điện u linh, Truyền kì mạn lục, Nam Hải dị nhân liệt truyện...Không phải Chánh sử, không phải Dã sử, mà là Huyền sử (chuyện truyền thuyết, có tính chất huyền hoặc hoang đường). Qua Huyền sử người ta có thể tìm thấy dấu vết lịch sử chứ không thể có được sự kiện lịch sử chính xác. Sử gia Ngô sĩ Liên viết Đại Việt sử kí toàn thư căn cứ vào Việt Điện u linh để nói rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà…” xuất hiện thời Lý Thường Kiệt đánh Tống (của đáng tội ông Liên không bảo là Lý Thường Kiệt sáng tác ra). Nhưng sách Lĩnh Nam chích quái lại cho rằng bài thơ đó xuất hiện thời Lê Hoàn. Ý kiến này được Thiền sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát mạnh mẽ đồng tình. Hậu thế tự biên tự diễn thêm, bảo Lý Thường Kiệt là tác giả, và tôn bài thơ lên tầm “Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất” của đất nước!! Sự bất đồng giữa các sử gia làm lệch lạc nhận thức lịch sử của dân chúng, rất tai hại.
    3- Vụ Bánh chưng Bánh dày cũng làm người yêu lịch sử, quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc không biết nên tin vào ai. Bu tui nhất trí với PNH rằng có nhiều truyền thuyết hoang đường mà ta chỉ có tin hoặc không tin chứ không bàn đúng sai. Chẳng hạn Thiên Chúa làm ra vũ trụ và loài người trong vòng 6 ngày thì đừng có hỏi ông lấy vật liệu và kinh phí ở đâu, nhà thầu nào thi công, cũng đừng có hỏi ai tạo ra Thiên Chúa. Nghe thì vô lý nhưng nhiều bộ óc vĩ đại đều tin. Trong vụ bánh chưng bánh dày thì trời tròn đất vuông , hay trời vuông đất tròn gì cũng được, nhưng chỉ nói một lệnh thôi. Bu chỉ yêu cầu các học giả, các giáo sư nọ viện sĩ kia nói cho dân chúng biết một kiểu chứ đừng có trống đánh xuôi kèn thổi ngược, dẫn đến nhận thức lịch sử và văn hóa của người Việt như một mớ bòng bong. Cũng như đừng có thuyết nào bảo rằng Thiên Chúa làm ra vũ trụ 10 ngày, làm tín đồ đạo Cơ đốc hoang mang dao động.
    4- Bu tui dự kiến viết một Entry về vụ này đưa lên blog và gửi tạp chí Nhật Lệ, tạp chí VHNT Bà Rịa Vũng Tàu xem có ai bàn bạc gì thêm không. “Từ Điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam” có hai cây đại thụ sử học là Phan Huy Lê và Hà Văn Tấn tham gia nói theo Sách “Lĩnh Nam chích quái” Trời tròn đất vuông qua biểu tượng bánh dày bánh chưng. Triết lý âm dương của người làm nông nghiệp lúa nước phía nam (sông Dương Tử) cho rằng vuông là âm (4 cạnh là số chẵn) tròn là dương. GS Vượng bảo dân Cỗ Loa làm bánh chưng hình trụ tròn (Lin ga) là dương, bánh dày biểu tượng ioni là âm, hóa ra tròn là dương mà cũng là âm?? Vậy thì bánh chưng bánh dày tượng trương cho âm dương như thế nào đây?? Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc thêm viết “Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, được Giáo sư Phạm Đức Dương (Chủ tich Hội Đông Nam Á học VN, Tổng biên tập tạp chí “Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay” ; Nguyên Viển trưởng Viện nghiên cứu Đôn Nam Á) dùng làm sách giáo khoa giảng dạy Đại học. Ở trang 117 Viện sĩ Thêm viết “Cách giải thích “trời tròn đất vuông” theo lối dân gian trong truyền thuyết bán chưng bánh dày (“ trời tròn như cái bát úp đất như cái mâm vuông”) chỉ là một cách lý giải ngây thơ, thực ra “Trời tròn dất vuông” là một phát biểu cô đúc mang tính hình tượng về triết lý âm dương: Sở dĩ trời tròn vì trời là dương, mà biểu tượng của dương là tròn; đất vuông vì đất là âm, mà biểu ượng của vuông là âm”
    5- Tóm lại chân lý trong vụ này còn phiêu diêu đâu đó, chưa biết đến hồi nào thì rõ được !

    Trả lờiXóa
  25. Em thấy giờ còn có nem (chả giò) vuông nữa cơ, cứ tưởng do không được khéo tay lắm khi quấn cho nó tròn dài thì người ta gói vuông hahaha tự tin gớm (em quấn đẹp, đều lắm nghen).

    Hoá ra là do lúc ăn người ta cũng nghĩ tới linga (thiệt hong trời, coi bộ bị ám ảnh dữ dội).

    Trả lờiXóa
  26. @bulukhin, hì hì, đọc cmment của bác Bu mà tôi càng... rối loạn tâm thần, không phải bác viết rối, mà những gì bác trích dẫn ở những TS, GS, Viện sĩ nó rối quá...
    Bác nên viết một entry gởi cho các nơi như thế, để xem sao? Tôi thấy mọi chuyện đơn giản mà sao các "vị" lại làm cho rối rắm quá. Cái gì thuộc về truyền thuyết dân gian nó có giá trị, chỗ đứng trong lòng dân gian, cho dù là ngây thơ, hoang đuờng, và không thể thay đổi hay bác bỏ đuợc, nếu ai đó đưa ra những ý kiến, suy nghĩ, giả thuyết mới... thì cần phải có những dẫn chứng cụ thể để chứng minh, không thể nói không không. Những gì thuộc về "xã hội nhân văn", cũng cần phải đuợc chứng minh bằng chứng cứ, luận chứng, chứ không thể bảo đảm bằng "uy tín cá nhân" đuợc, bác Bu đồng ý chứ?

    Trả lờiXóa
  27. em chào anh ... em hay thấy anh bên nhà chị phụng , chị Băng Tâm , chị Tuyết Mai , mặc dù chưa được mời , nhưng em vẫn vào nhà anh chơi cho biết ....

    vấn đề này thì em hoàn toàn " dựa cột " , tuy nhiên em có được đọc một bài của ông An Chi , phản bác lập luận của GS TQV , kèm theo những dẫn chứng khá thuyết phục , nếu như anh không phiền , em sẽ lục tìm lại và copy để các anh chị xem :)

    Trả lờiXóa
  28. @comieng, "Hoá ra là do lúc ăn người ta cũng nghĩ tới linga (thiệt hong trời, coi bộ bị ám ảnh dữ dội)." . Thật sự đọc mấy cái ví von về "cặp bánh chưng", "đôi chiếu"... của bài viết trên báo của GS TQV nóicó liên quanđến phồn thực tôi thấy ngồ ngộ.Chuyện ta thuờng thấy chẳng hạn một căp ruợu, một đôi chiếu, một cặp đèn cầy, hay một cặp trái buởi bày trên bàn thờ chẳng hạn, làm gì có liên quan tới chuyện nõ nuờng, âm duơng, đực cái. Tôicó nguời bạn lấy vợ duới quê Cai Lậy (quê cô Mây đó), mỗi lần về thăm quê vợ hay xách lên cặp vịt bố vợ gởi tặng chị xui, luôn luôn là tặng một cặp (chẳng phải lựa một con đực một con mái đâu), chẳng bao giờ là một con mà cũng chẳng bao giờ là ba con. Tôi nghĩ chẳng qua nguời ta kiêng số lẻ, kiêng sụ lẻ loi, sợ xui xẻo... Không biết tôi nghĩ thế có đúng không?
    Còn cái gì có đôi có cặp hoặc vuông tròn cũng đều gán cho là chuyện đực cái, thì đúng, cái này Tây phuơng cho là... bệnh đấy... Hihihi!

    Trả lờiXóa
  29. @nguoidan147, chào bạn, rất vui hân hạnh đuợc bạn ghé, và còn có nhã ý "góp vui" vào câu chuyện này bằng những dẫn chứng. Đuợc vậy thì hay lắm, để thêm "rông đuờng dư luận", càng thêm đuợc những thông tin càng hay, một cách mở mang kiến thức :-)

    Trả lờiXóa
  30. Lạm bàn liên quan tới đám cưới 1 chút.

    Về cái "sự đôi" liên quan tới đám cưới, chị sui..., em không rành lắm nhưng nhớ vầy, ở quê em hồi xưa, bây giờ chắc chế hết rồi

    - Ngày "phản bái" là ngày hai vợ chồng mới cưới về thăm nhà vợ để "giở mâm trầu" xách theo một cặp vịt (mập). Làm ăn tại chỗ mời họ hàng (chắc còn) ở chơi sau đám cưới chưa về hết ăn cháo vịt, uống vài ly với nhau. Chiều hôm đó hai vợ chồng son đi vìa lại nhà trai, đó là ví dụ có thể đi về trong ngày, còn xa thì tuỳ, có khi về chơi có khi "chế" (cho qua luôn).

    - Chiếu đám cưới, trải giường tân hôn, cũng mua một cặp, lựa một bà bác, bà thím nào gia đình hạnh phúc, đầm ấm trải giường tân hôn giùm lấy vía vợ chồng bà đó để vợ chồng mới cũng đầm ấm, hạnh phúc, con đông. Đôi bông cho cô dâu cũng là một bà thím, bà bác như vậy hoặc má chồng đeo cho.

    Áo dài cô dâu cũng may một cặp, hôm rước dâu mặc luôn 2 cái kêu là "mặc áo cặp" vì lý do đẹp hay vì ước muốn luôn có đôi thì em không biết (hồi đó bệnh khoe của chưa có nặng như bây giờ nên em cho rằng không phải để khoe hì hìhì)

    Trả lờiXóa
  31. Em cũng thấy vậy, nên mới nói "ám ảnh" đó ạ, thành ra tuyệt đối đồng ý với câu quote lại này của Bác.

    Bởi vì em ếch ngồi đáy giếng, không quan tâm tới ông Vượng đó là ai, riêng phần đem ra bàn ở đây thì thấy trớt quớt, nên cũng đồng ý tiếp với Bác rằng "nói có sách, mách phải có chứng" người ta mới tin, chớ bảo đảm bằng học hàm, học vị thì coi bộ chưa đủ thuyết phục.

    Trả lờiXóa
  32. em đã copy lại xong rồi , anh có thể đem về blog của anh để cùng bàn luận , chúc mọi người vui vẻ :)

    http://nguoidan147.multiply.com/journal/item/132/132

    Trả lờiXóa
  33. @Comieng, cám ơn comieng đã cho biết một vài tục lệ của người dân quê miền nam, rất lý thú. "Một cặp, một đôi", không biết ở nơi khác thì sao, chứ lớn lên ở miền nam (Saigon) thì chuyện "có đôi có cặp", tôi thấy là để chỉ sự tròn đầy, viên mãn, kiêng cái đơn lẻ... Không liên quan đến chuyện tính giao, đực cái. Người miền Nam nhất là ở quê, coi xởi lởi dễ dãi vậy chứ cũng... cực kỳ bảo thủ, cổ hủ, lễ nghi, phép tắc... không bao giờ có chuyện "một cặp, một đôi" là để chỉ "chuyện ấy" cả, đúng không Comieng? :-)))

    Trả lờiXóa
  34. @nguoidan, tôi đã đọc bài của ông An Chi theo địa chỉ bạn cho, để tôi thử copy về xem sao, để các bạn tham khảo. Cám ơn bạn.
    Bài viết này của ông An Chi , đã đăng trên Facebook của ông vào ngày July 16 , 2011 , mình copy lại đây cho dễ đọc ( chữ trên Fb rất nhỏ )



    Nguyên bản ở Facebook:



    Trước và sau Tết Tân Mão, chúng tôi đã nhận được

    thư của một số bạn đọc tập trung hỏi các khía cạnh

    sau đây :


    Bánh chưng là một loại bánh rất quen thuộc của

    người Việt Nam. Bánh thì dễ hiểu nhưng chưng là

    gì? Tại sao lại gọi là bánh chưng? (Trần Tuần). Xin

    ông vui lòng nhận xét một số điểm chính trong

    bài “Triết lý bánh chưng bánh dày” của GS Trần

    Quốc Vượng : –miền Nam gọi bánh chưng là bánh

    tét; – bánh tét là tiếng đọc chạnh kiểu miền Nam

    của bánh tết; – thoạt kỳ thủy, bánh chưng không

    được gói vuông như bây giờ mà gói tròn giống bánh

    tét Nam Bộ; – Bánh chưng tròn dài tượng Dương

    vật, Bánh dầy tròn dẹt tượng Âm vật. (Trần Minh

    Tuyên). Trong bánh dày (giày) thì dày (giày) nghĩa

    là gì?(Nguyễn Hữu Lập). Có phải bánh tét trong

    Nam bắt nguồn từ bánh Tày ngoài Bắc không

    ạ? (Hoàng Thu Trang – Nhật Bản).



    Xin trả lời thành một bài chung như sau.




    Chúng tôi đồng ý với bạn Trần Tuần rằng bánh thì dễ

    hiểu nhưng chỉ xin lưu ý rằng đây là một từ Việt gốc

    Hán, bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ 餠, mà âm Hán

    Việt hiện đại là bỉnh, có nghĩa là … bánh.


    Về tên bánh thì hiện có hai cách viết : với tr- (trưng)

    hoặc với ch- (chưng), mà cách thứ nhất đã đuối lý

    trước sự vững chắc của cách sau. Vậy tên chính xác

    của thứ bánh này là bánh chưng. Chưng là âm Hán

    Việt hiện đại của chữ 烝, cũng viết 蒸, mà Hán Việt từ

    điển của Đào Duy Anh giảng là “nấu cách thủy, hông,

    un, đun”. Các quyển từ điển tiếng Hán hoặc Hán Việt

    quen thuộc khác chỉ giảng cho chữ này có cái nghĩa

    “đun, nấu bằng hơi nước”; thậm chí có quyển

    như Việt- Hán thông thoại tự-vị của Đỗ Văn Đáp

    (Nam Định, 1933) còn không nhắc đến cái nghĩa này

    nữa. Vậy thì Đào Duy Anh có đi quá xa trong lời

    giảng của mình không? Chúng tôi thực sự không biết

    Đào Duy Anh căn cứ vào đâu, nhưng xin khẳng định

    rằng ông đã có lý. Vương Lực cổ Hán ngữ tự

    điển (Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 2002) đã ghi cho

    chữ chưng 烝 chín cái nghĩa mà nghĩa thứ hai là “dụng

    hoả hồng khảo” 用火烘烤, nghĩa là dùng lửa mà nung,

    sấy. Sự bổ sung cho nhau về nghĩa của các

    từ chưng 烝, hồng 烘, khảo 烤 cho thấy

    chữ chưng trong bánh chưng dùng rất đắc địa, nếu ta

    liên hệ đến một “công đoạn” đặc biệt trong quy trình

    làm bánh là khâu luộc, mà Wikipedia (tính đến chiều

    13-4-2011) miêu tả như sau :


    “ Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo

    số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa

    xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị

    cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và

    xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước

    nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ

    tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi

    liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun,

    thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo

    nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn

    ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt

    lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở

    để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo

    sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua

    trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh

    sẽ rền, ngon hơn.”


    Nếu chỉ xét theo nghĩa thông dụng hiện đại của

    chữ chưng 烝 thì ta sẽ không thấy được tính hợp lý

    cao độ của việc đặt tên cho bánh chưng; nhưng nếu đi

    vào lịch sử ngữ nghĩa của nó thì mới thấy việc đặt tên

    này đã bắt đầu từ rất lâu đời, khi mà chữ này chưa

    mất đi cái nghĩa “dụng hoả hồng khảo” 用火烘烤 –

    mà từ điển của nhóm Vương Lực đã cung cấp –, ngày

    nay đã trở thành một nghĩa cổ. Tóm lại , chưng là một

    từ rất thích hợp trong tên bánh.


    Về chuyển biến ngữ âm “tét do tết mà ra”, xin nói

    ngay rằng GS Trần Quốc Vượng hoàn toàn sai và đây

    là một cái sai sơ đẳng về tiếng địa phương. Cho đến

    năm con Mèo 2011 này, người miền Nam vẫn

    nói tết là

    Trả lờiXóa
  35. @Các bạn, trước hết tôi xin cám ơn bạn nguoidan một lần nữa, đã cho đường link đến bài viết của học giả An Chi để "rộng đường dư luận" trong vấn đề Bánh chưng - bánh dày nêu trên. Có lẽ khi đọc mỗi người sẽ có những suy nghĩ riêng về chuyện này.
    Riêng tôi có chút suy nghĩ, tôi không kết luận về những ý kiến của An Chi, hoặc bài viết của GS TQV, tôi chỉ nhận thấy bài viết của GS và những giải thích khác của những GS, TS, Viện sĩ... mà bác Bu đã trích dẫn nêu trên, nếu không đưa ra được những chứng minh, luận chứng, chứng cứ... được công nhận, về những vấn đề các vị đã nói, hay để bác bỏ những giả thuyết khác... thì những ý kiến đó cũng chưa (nếu không nói là không) có giá trị, nó cũng như là chuyện "trà dư tửu hậu", một câu chuyện phiếm nói mà chơi nơi bàn nhậu... và điều tôi muốn nói đó chiính là "cách suy nghĩ, phương pháp tư duy" đối với một vấn đề, tại sao mà một ý kiến như thế của một GS được coi là "Tứ trụ" một thời lại không được bàn đến? Bởi điều ông đưa ra trên báo, ngay cả khi in thành sách cũng chỉ là cách suy nghĩ của một câu chuyện phiếm..., không có nhiều giá trị để cho các nhà khoa học, nghiên cứu chân chính quan tâm... Còn ở trên mạng như chúng ta thì thoải mái, "vui thôi mà", hìhì!

    Trả lờiXóa
  36. -Đọc bài của ông An Chi rất thuyết phục. Tiếc là GS TQV không làm thành chuyên khảo, nói vậy thôi mà không dẫn ra căn cứ, lập luận... Thế mới hay "Học hải vô nhai".
    -Ý kiến bác Bu rất đúng. Nước mình vốn luộm thuộm, nên sách vở không được chú trọng. Có viết sách thì cũng đại khái. Thế rồi nhà nọ chép của nhà kia nên cái sai cứ nối nhau không biết sự thật đâu nữa. Ví dụ chuyện Mạc Đĩnh Chi đọc bài văn tế Công chúa bên Tàu có mỗi chữ Nhất, chuyện câu đối cho rằng của Cao bá Quát: " Quân ân thần khả báo..." thực ra có trong sách Tàu, cuốn "Tiếu thoại" từ lâu. Gần đây những câu như "Đoàn kết, đk, đại đk..." của dân gian Tàu cũng gán cho lãnh tụ...

    Trả lờiXóa
  37. @torovn,
    - Noi chinh xac la lap luan cua GS TQV khong co can cu, ma lam khoa hoc phai co dan chung va can cu (ke ca khoa hoc xa hoi nhan van, chu khong rieng gi khoa hoc tu nhien hay khoa hoc ky thuat).
    - Qua dung day Toro, chinh la nhung kieu lap luan ma khong co can cu nhu the, ong nay noi chuyen nay dung, chuyen nay sai ma chi noi khoi khoi, khong dan chung thuyet phuc, nen moi chuyen no moi roi tung len the...
    Toi muon may cua cu cau con trai, khong danh duoc dau, thong cam nhe :-)

    Trả lờiXóa
  38. @torovn, trả máy xài máy mình đánh được dấu mà lâu quá. Miền Nam gọi con lợn là con heo, bởi cùng là một con, chứ đâu có gọi bánh chưng là bánh tét, hai loại bánh đó hình dạng khác nhau mà. Bánh chưng người miền Nam vẫn gọi là bánh chưng đấy thôi. Một học sinh cấp 2 mà nói thế cũng là đáng trách, huống chi là một GS.

    Trả lờiXóa