Tượng Pháp Vân. (Internet)
Ở nước ta xưa nay tín ngưỡng, phong tục, là một phần quan trọng không thể thiếu của người dân, từ nông thôn đến thành thị. Xã hội Việt Nam đã hình thành cả ngàn năm nay, từ thời nguyên thuỷ, đến phong kiến và hiện đại, hầu như không một gia đình nào lại không có bàn thờ cúng, không làng xã nào lại không có đình, đền, chùa, miếu... thờ Thần, thờ Mẫu, thờ Phật...
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có một hay nhiều tín ngưỡng, phong tục tập quán riêng, cho nên chỉ riêng về tín ngưỡng, ở nước ta đã được kể là thờ đa thần... Cuối tuần, lại được nghỉ lễ dài ngày, tôi viết ít dòng, vài nét về những tín ngưỡng dân gian xưa, để góp vui với bạn bè...
- Tục thờ những hiện tượng tự nhiên: có lẽ tín ngưỡng cổ xưa nhất của con người bắt nguồn từ thiên nhiên, đứng trước thiên nhiên con người cảm thấy quá nhỏ bé, trời, đất... mênh mông khiến con người khiếp sợ, tục thờ trời, đất rất phổ biến ở cư dân Nam Á - Bách Việt (ở Việt Nam có truyền thuyết Lang Liêu bánh giầy bánh chưng từ thời Hùng Vương, bánh giầy tròn tượng trưng cho trời, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất). Bên cạnh đó là những hiện tượng tự nhiên như sấm, chớp, gió bão, mây, mưa... luôn chi phối đến con người, nhiều khi gây tai hoạ, ở vào thời nguyên thuỷ ấy không lý giải được những hiện tượng tự nhiên, con người gán cho là do thần thánh, từ lẽ đó hình thành tín ngưỡng Tứ pháp, Tứ pháp là: Pháp Vân (Mây), Pháp Vũ (Mưa), Pháp Lôi (Sấm), Pháp Điện (Chớp). Tứ pháp không thờ trong gia đình, mà được thờ nơi các đền chùa trong dân gian, Pháp Vân tức bà Dâu thờ ở chùa Thiền Định, Pháp Vũ tức bà Đậu thờ ở chùa Thành Đạo, Pháp Lôi tức bà Tướng thờ ở chùa Phi Tướng, Pháp Điện tức bà Dán thờ ở chùa Phương Quan.
- Tục thờ sinh thực khí: nhiều tài liệu về khảo cổ, sử học, ngôn ngữ, nhân chủng... đã cho chúng ta biết từ thời đại của các vua Hùng (2879-258 trước Công nguyên), nước ta đã có một nền văn hoá và sản xuất khá cao, trong đó có việc trồng lúa nước và chăn nuôi, tục thờ sinh thực khí với những nghi lễ phồn thực để cầu cho mùa màng nảy nở bội thu, gia súc đầy đàn đã phản ánh nguyện vọng và tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, việc thờ sinh thực khí được thể hiện qua những nghi lễ thờ cúng Nõ Nường, ông Đùng bà Đà, chày - cối... biểu hiện này còn được tìm thấy trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên đại 500 năm trước Công nguyên, qua tượng 4 đôi nam nữ trong tư thế tính giao, hoặc những hình khắc chim, cóc, cá sấu đang giao phối trên nắp trống đồng Hoàng Hạ (Hà Sơn Bình).
Bàn thờ Tam Toà Thánh Mẫu (Internet)
- Tục thờ Mẫu: cùng với chế độ mẫu hệ xa xưa là tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu, từ Hán Việt có nghĩa là mẹ, hàm ý tôn xưng, tôn vinh thờ phụng những nữ thần gắn liền với những hiện tượng tự nhiên, hay những thái hậu, hoàng hậu, công chúa... đương thời là người tài giỏi có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho mọi người. Các nữ thần được tôn vinh với các chức vị: Thánh Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu...), Quốc Mẫu (Quốc Mẫu Âu Cơ), Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng). Các Thánh Mẫu là nữ thần, được thờ trong đền, chùa, miếu điện. Riêng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ trong phủ: phủ Giầy, phủ Tây Hồ.
Do ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển và hình thành tín ngưỡng Tam phủ, hoặc Tứ phủ, bao gồm: Tam phủ: Thiên phủ (miền trời); Nhạc phủ (miền rừng núi); Thuỷ (Thoải) phủ (miền sông nước). Tứ phủ: ba phủ trên cộng thêm Địa phủ (miền đất đai). Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời; Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi; Mẫu Thoải cai quản miền sông nước; Mẫu Địa cai quản miền đất đai. Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành, đó là đạo Mẫu. So với tín ngưỡng thờ Mẫu, đạo Mẫu đã có một bước phát triển, đã hình thành một hệ thống tương đối nhất quán về điện thờ, các phủ (thờ Thần, hàng Cô, Cậu...), quy tụ dưới sự điều khiển của Tam Toà Thánh Mẫu, mà vị thần cao nhất là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, được xem là hoá thân của Mẫu Thượng Thiên. Điển hình của nghi lễ Đạo Mẫu là hầu đồng.
Tham khảo: - Tín ngưỡng, phong tục & những kiêng kị dân gian Việt Nam - Ánh Hồng biên soạn, nhà xuất bản Thanh Hoá 2004. - Nguồn văn hoá truyền thống Việt Nam - GS-TS Lê Văn Quán, nhà xuất bản Lao Động 2007.
(Còn tiếp).
Bu tui có nhận xét tư duy người Việt nặng về bắt chước hơn là phát minh. Trong tín ngưỡng dân gian cũng thể hiện điều đó. Thờ Mẫu đậm chất Việt Nam nhưng không phải duy nhất ở Việt Nam: Quán Thế âm bồ tát vốn là đàn ông nhưng Tàu biến thành đàn bà và ta cũng thờ theo Tàu. Người phương Tây ngoài việc thờ chúa Giê su còn thờ đức mẹ Maria vô cùng kính cẩn, Ở thành phố mang tên cụ Hồ có hẳn một nhà thờ tuyệt đẹp mang tên nhà thờ Đức Bà, đấy không phải là thờ mẫu sao?..Còn tín ngưỡng thờ sinh thực khí thì có trên toàn bộ Đông Nam Á chứ không riêng gì Việt Nam....Một số tôn giáo của người Việt như đạo Hòa Hảo cũng chỉ là cải biên đạo Phật, đạo Cao Đài là một tổng thành nhiều tôn giáo: Phật,Thiên chúa, Lão . Khổng...Lại thờ thêm các ông Tôn Trung Sơn, ông nhà văn Tây Véc tô huy gô...Những Tôn giáo lớn ở xứ ta toàn nhập ngoại như đạo Phật, Đạo Thiên chúa. Hihihi cho đến ngày nay đạo Mác Lê cũng nhập ngoại nốt đấy thôi...
Trả lờiXóa@bulukhin, "Bu tui có nhận xét tư duy người Việt nặng về bắt chước hơn là phát minh.". Thì đúng là như thế, cho đến tận ngày nay, mà bắt chước nên thân cũng là điều tốt đấy bác Bu. Dĩ nhiên tục thờ Mẫu, thờ sinh thực khí không phải là duy nhất ở VN, nó là sản phẩm của cư dân cả một vùng Đông Nam Á, cũng như chuyện ăn trầu, hay trống đồng vậy. Tuy nhiên cũng phải nói, từ ngàn năm xưa cũng đã có những giao thoa văn hoá giữa các tộc người, ít ra là trong khu vực, hoặc xa hơn nữa. Cả ngàn năm người Hán đặt nền móng cai trị nước ta, làm sao không ảnh hưởng họ, về tín ngưỡng, tập quán, cách suy nghĩ, chúng ta chưa thành người Tàu là đã giỏi lắm, rồi cả trăm năm người Tây, tiếp tục đến văn hoá kiểu Mỹ, và bây giờ thì cả đến Hàn quốc, lộn tùng phèo. Người thiểu số vùng cao mà còn đặt tên con cái là H' Kim Sung, Y Nokia hay Ksor Samsung thì hết biết rồi. Phạm vi bài viết này chỉ muốn đưa ra một cái nhìn thuần tuý một vài nét về những tín ngưỡng dân gian xưa thôi, còn những chuyện khác thì mênh mông khôn cùng...!
Trả lờiXóaNgười Việt mình có chỗ lạ không sợ ngoại xâm, nhưng lại sợ cha lưu manh, gả ăn xin ăn mày, tên sơn lâm thảo khấu, cho nên một số đền thờ Thành hoàng ngoài bắc toàn thờ mấy vị đó. Hỏi thì được giải thích thờ cho nó khỏi quậy phá..Như vậy là nhân đạo hay dát gan, cầu an, cơ hội. Trên thế giới này không có nước nào thờ như vậy. Đúng là một thứ bản sắc không giống ai
Trả lờiXóa@bulukhin, hihi, bác nói điều này hay đây, nhà văn Sơn Nam trong một cuốn sách của ông có đề cập đến điều này, một số đền thờ Thành hoàng ngoài Bắc lại đi thờ gã ăn xin chết bờ bụi đầu đường xó chợ, hoặc tên trôm cướp bị "xử trảm"..., điều này tuyệt nhiên ở miền Nam không có, hoạ chăng người miền Nam chỉ lập mấy miếu thờ cô hồn sơ sài ven đường, thờ cúng cô hồn uổng tử chết đường chết chợ không nơi nương tựa (cho đến bây giờ trên đường phố Saigon vẫn còn những loại miếu thờ như thế, nơi mấy ngã ba, ngã tư hay xảy ra tai nạn xe cộ...), loại miếu này thờ cúng vì mê tín nhưng có ý nhân đạo. Nhà văn Sơn Nam cũng chia ra những vị Thành hoàng: Thượng đẳng thần, gồm Thiên thần như bà chúa Liễu Hạnh, Phù Đổng Thiên Vương... Nhân thần, như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt..., là những người có công với đất nước. Kế đến là Trung đẳng thần, do dân làng thờ đã lâu đời, nhưng không rõ công trạng, chức tước... hoặc làng có bệnh dịch, cầu mưa cầu đảo được thần hiện lên giúp... Cuối cùng là Hạ đẳng thần, cũng do làng thờ đã lâu, nhưng lý lịch không rõ ràng. Ba loại Thành hoàng này có thể được triều đình sắc phong công nhận (giống như kiểu công nhận di tích, di sản văn hoá bây giờ?). Riêng loại tà thần kể trên, đúng là như giải thích, thờ vì sợ bị quậy phá, thì không được sắc phong. Âu cũng là một đặc điểm của người dân mình.
Trả lờiXóaHai bác đồng thanh nói xấu Bắc Kỳ thế là không được. Một số nơi thờ Thành hoàng là người hót phân, hay ăn xin ( chưa hề thấy nói thờ tướng cướp bị giết) là xa xưa, sau đó đều đã được " hợp thức hóa" thành các vị thần như Tướng thời Hùng Vương, tướng của Hai bà Trưng xa tít rồi, nếu nhà nghiên cứu nào mà nói làng họ thờ người hót phân thì cả làng làm đơn kiện ngay. Ông bạn em đã khổ vì phát biểu về thành hoàng một làng ở Bắc Ninh là người hót phân rồi đấy ạ.
Trả lờiXóaNói về thờ Mẫu, đã có Mẹ thì phải có Cha, thế là có nơi thờ Vua cha Ngọc Hoàng, có nơi là Trần Hưng Đạo ( tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ), nhưng mới đây có nơi thờ Bác Hồ... Hi hi.
@torovn, ấy là thấy sách vở nói thế, chứ kiểu như đi kiện người "nói xấu quan họ" như vừa rồi thì hãi thật :-)
Trả lờiXóaThì đấy vị "Cha già dân tộc".!
Vào de nghe ngong y moi nguoi chu toi khong co y kien gi het .....
Trả lờiXóa@phungchau, thấy chị vào xem là vui rồi.
Trả lờiXóa@torovn, người mình xưa và cho đến tận ngày nay có "tật" thế này, thấy gì khác thường, là lạ, là sợ, cho là linh hiển... chẳng hạn sấm chớp, ngay đến cả cục đá, gò mối... có hình thù na ná gì đó đã cho là thần thánh... Ngay đến cả con heo trong chuồng ụt ịt có kẻ dở hơi nào tung tin biết nói thế là kéo nhau đi xem rần rần... Tục lệ là phản ánh suy nghĩ, hành xử... của một thời, đến nay nhìn lại nên giữ đúng, đừng vì tự ái mà cố làm cho sai lệch. Ngày xưa ông bà ta suy nghĩ và thờ như thế đó là tập quán, nếp sống, cách suy nghĩ của thời đó, không có gì là xấu cả. Chúng ta nhìn lại nên bằng tinh thần học hỏi, để xem tiền nhân đã sống ra sao... :-)))
Trả lờiXóaĐiều bất thường ở chỗ Phật giáo đã vào VN cả ngàn năm, bây giờ chùa nào cũng đông nghịt, chưa kể có vô số thứ "ný nuận" khác, nhưng người ta vẫn sợ, vẫn cúng cục đá, gốc cây, sợ con lợn ủn ỉn... như anh nói.
Trả lờiXóaCúng bái vậy nhưng hôm qua, đọc tin mà buồn, có đàn hạc trở về ngôi đền ở Yên Thành, Nghệ An, dân mang súng ra săn, làm mồi nhậu hết.
Khiếp hãi cái dân gian VN mình quá!
@torovn, Toro nói rất đúng, bất thường là ở chỗ ấy, chúng ta có một quá khứ dựng nước, giữ nước lẫy lừng, Nho, Phật... đã hiện diện trong đời sống cộng đồng đã cả ngàn năm... mà sao bây giờ cuộc sống hỗn độn thế? Người ta đối xử với thiên nhiên, với văn hoá, với xã hội... kỳ lạ đến kỳ cục như thế...?
Trả lờiXóaTORO à Hai bác yêu bắc kỳ lắm lắm. Bác PNH chôn nhau cắt rốn ngoài bắc, bu tui lớn lên thành người cũng từ bắc kỳ. Những gì PNH nói là tham khảo nhà văn SƠN NAM rất giỏi về Nam Bộ, còn bu tui tham khảo học giả lừng danh ĐÀO DUY ANH. Xin trích một đoạn ở trang 254 sách "Việt Nam Văn hóa sử cương" của cụ ĐÀO DUY ANH: " Lại còn một thứ thần là người thường, mà chết bất đắc kỳ tử được giờ thiêng thì cũng được người ta thờ làm thần, vì thế mà có những thần Ăn trộm (Lộng Khê, huyện Phủ Dực tỉnh Thái Bình), thần Trẻ con, (làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long tỉnh Hà Đông) thần Chết nghẹn, thần Tà dâm...v..v
Trả lờiXóaCác địa phương cụ Đào trích dẫn ra toàn ở bắc kỳ
@bulukhin, hìhì, nói chung là tài liệu sách vở có nói đến loại tà thần này, bất đắc kỳ tử vào giờ linh, gồm đủ mọi loại, tà dâm, ăn mày, trộm cướp... được nhân dân thờ, không sao, đánh đuổi xong giặc ngoại xâm nghe nói dân ta còn lập đền thờ Sầm Nghi Đống mà, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, dân ta quan niệm thế, hìhì!
Trả lờiXóaVào 2 lần, lần đầu đọc bài anh H vừa đưa lên, lần 2 vào đọc lời bình của các bạn, đọc xong rồi. M đi chùa ở Đài Loan, ờ ngoài Bắc, ở trong Nam, trong việc thờ cúng, cũng là chùa thờ Phật, nhưng ở từng nơi vẫn có nhiều dị biệt. Các anh hôm nào rãnh thì viết phân tích vì sao như thế nhé!
Trả lờiXóaVừa rồi ở HN, M cùng Thu Thủy, TĐH đến ngôi chùa Bồ Đề ở Gia Lâm, M vẫn nhìn thấy mọi người đi chùa nhưng vẫn với tư duy, lễ vật và phong thái như đi cúng các đền thần chứ không phải là người con Phật đến viếng cảnh chùa.!!
Các bác nói đúng cả, nhưng cho đến nay những tà thần, dâm thần đó đều đã được thay đổi lý lịch hết rồi ạ...
Trả lờiXóaCó điều bây giờ thói mê tín, thờ bất cứ vị nào mà họ cho rằng có khả năng phù hộ cho kiểm được nhiều tiền là dòng chủ yếu, nhất là ở ngoài Bắc. Dù xuất xứ gì, nếu nghe đồn thiêng, có thể phù hộ trúng đề, trúng quả, thăng quan tiến chức thì họ sẵn sàng cúng vái và lập đền thờ.
Theo em, trong sự hỗ độn, đa thần đó, có một giáo chủ, đó là Thần kim tiền, Danh lợi, chị M nói đúng, Phật cũng được coi như thần Tài từ lâu rồi ạ.
@huynhtran, cám ơn những nhận xét của chị M. khi đến nhiều cảnh chùa.
Trả lờiXóaCó lẽ chùa ngoài Bắc như chị M. nói mọi người đến vẫn mang lễ vật và phong thái như đi cúng đền đình hơn, có thể vì chùa thờ Phật ở miền Bắc mới phục hồi những năm trở lại đây chăng? còn trước đó một thời gian khá dài thời chiến tranh có lẽ chùa chiền không hoạt động gì mấy, người Việt ngoài Bắc thời trước XHCN quen với đình đền hơn.
@torovn, chủ đề của bài viết này là "vài nét về tín ngưỡng dân gian xưa" Toro à, không phải "dân gian nay", khi thần thánh đã được "thay tên đổi họ".
Trả lờiXóaSự hỗn độn mà Toro nhắc đến bây giờ hiện diện mọi nơi, "nặng" hay "nhẹ" thôi, đó cũng là do ảnh hưởng của thời thế cả.
Có cả vụ đó sao anh.
Trả lờiXóaGiống hệt cái vụ cảnh sát Séc bắt một người Việt vì trong tủ lạnh của anh ta có thịt thiên nga. Hết nói luôn.
Em vào đọc entry cùng các lời comment xong thấy mình mù tịt chuyện tín ngưỡng, thờ cúng,
Trả lờiXóaCó lẽ hồi nhỏ LT chỉ biết chạy giặc rồi lớn lên cả đời chỉ biết chạy ăn nên bây giờ chạy dài chuyện kiến thức luôn. Lan nói giởn cho vui, các anh chị bỏ qua cho ý vui này nha. Hihihi
@lanvuive, tôi viết lại, đơn giản nhất, để cung cấp những thông tin về một số tục thờ cúng hay gặp trong dân gian, hy vọng sẽ giúp ích cho cô Lan ít nhiều :-)
Trả lờiXóa