PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Thiền tông.

Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ, được truyền từ vị Tổ thứ nhất là Ma Ha Ca Diếp (ngài được Đức Thích Ca Mâu Ni truyền tâm ấn, trong tranh tượng Phật giáo, Ma Ha Ca Diếp cùng A Nan Đà thường được thể hiện đứng hai bên Đức Phật) cho đến đời Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), vị chi là 28 đời (Nhị thập bát tổ). Ngày nay không còn tư liệu cụ thể gì về lịch sử của các vị Tổ Thiền tông Ấn Độ.
Thiền tông Trung Hoa là tông phái Phật giáo Đại thừa xuất hiện từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ VI, bởi Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma, ở vào đời nhà Lương. Bồ Đề Đạt Ma thuộc dòng dõi vương quyền Sát Đế Lợi, phụ vương là Hương Chi làm vua nước Nam Ấn, thuở nhỏ đã rất thông minh và có tài hùng biện. Nhân nhà vua Hương Chi thỉnh Tổ Bát - nhã - đa - la vào cung cúng dường, ngài mới có cơ duyên gặp Tổ. Qua cuộc nghiệm vấn Tổ biết ngài là kẻ tài trí sẽ kế thừa Tổ. Sau khi vua cha băng hà, ngài quyết chí xuất gia nên cầu xin Tổ Bát - nhã nhận làm đệ tử. Tổ hoan hỉ làm lễ thế phát (lễ xuất gia), và truyền giới cụ túc (Upasampadà, giới Tỳ kheo), Tổ bảo ngài, với các pháp hoàng tử đã thông suốt nay đổi hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Ngài chính thức theo Tổ học đạo. Một hôm Tổ gọi ngài đến truyền pháp và dặn, ngươi tạm giáo hoá ở nước này, sau sang Trung Hoa mới thật là duyên lớn, song đợi ta diệt độ khoảng 60 năm sau hãy đi, nếu đi sớm e có việc không tốt.
Đến đời nhà Lương, Bồ Đề Đạt Ma lên thuyền vượt biển sang Trung Hoa được vua Lương Võ Đế tiếp, nhưng qua tiếp chuyện vua ngài thấy cơ duyên chưa đến, bèn bỏ sang nước Nguỵ, đến Lạc Dương dừng tại chùa Thiếu Lâm chín năm ngồi quay mặt vào vách im lặng, tăng chúng không hiểu, người đời gọi ngài là "Bích quán Bà la môn". Bồ Đề Đạt Ma được xem như Tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Hoa, gồm 6 đời: 1/- Bồ Đề Đạt Ma (? - 532); 2/- Huệ Khả (487 - 593; 3/- tăng Xán (? - 606); 4/- Đạo Tín (580 - 651); 5/- Hoằng Nhẫn (601 - 674); 6/- Huệ Năng (638 - 713). Sau Tổ Hoằng Nhẫn, thiền tông Trung Hoa được chia thành 2 phái Bắc tông và Nam tông, phía Bắc do Thần Tú lãnh đạo thuộc tiệm ngộ phái, người tu hành muốn thành Phật phải trải qua quá trình tu tập lâu dài, phía Nam do Huệ Năng thuộc đốn ngộ phái, chủ trương có thể trở thành Phật ngay tại nhãn tiền, ngay cả tên đồ tể chỉ cần bỏ dao xuống là có thể trở thành Phật. Thiên hạ thường gọi là Nam Năng, Bắc Tú.
Sơ tổ của Thiền tông Trung Hoa là Bồ Đề Đạt Ma, nhưng người thực sự sáng lập ra Thiền tông Trung Hoa là Huệ Năng, tương truyền Huệ Năng là người không biết chữ, ở chùa chuyên lo việc phục dịch gánh nước, quét nhà, bổ củi, Huệ Năng nhờ người làm cho bài kệ:
"Bồ đề vốn không cây/ Gương sáng cũng không có/ Xưa nay không có vật/ Làm sao có bụi bặm." Bài kệ này để đối lại bài kệ của Thần Tú: "Thân như cây bồ đề/ Tâm như đài gương sáng/ Luôn luôn phải lau quét/ Chớ để nhuốm bụi trần.", và Tổ thứ năm Hoằng Nhẫn đã chọn Huệ Năng để trao y bát, khi ấy Huệ Năng vẫn còn là cư sĩ.
Cơ sở kinh điển của Thiền tông là kinh Lăng già, kinh Kim cương, Đại thừa khởi tín luận, Thiền tông lấy Thiền định làm cơ sở cho sự tu tập.

Ở Việt Nam, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay vào khoảng đầu công nguyên với trung tâm Phật giáo quan trọng ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Phật giáo Việt Nam được du nhập từ Ấn Độ, ban đầu mang màu sắc của Tiểu thừa. Tuy nhiên dòng thiền đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi lập ra, ông là người Ấn Độ, qua Trung Hoa rồi đến Việt Nam năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu), tổ thứ hai là Pháp Hiền, truyền được 19 đời. Dòng thiền thứ hai do nhà sư Vô Ngôn Thông, một nhà sư Trung Hoa lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, truyền được 17 đời. Dòng thiền thứ ba do nhà sư Thảo Đường người Trung Hoa, bị bắt làm tù binh tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông giải thoát khỏi kiếp nô lệ cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069, truyền được 6 đời...
Trên đây là một vài nét về Thiền tông được tham khảo từ nhiều nguồn...

25 nhận xét:

  1. Em đọc một hơi thấy rối quá nên sẽ ghé đọc lại sau, chắc buổi sáng em lu bu quá nên tâm không được bình. :)

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn những thông tin bổ ích của anh. Bài viết ngắn nhưng khái quát hết được sơ bộ tiến tình của Thiền Tông

    Trả lờiXóa
  3. @muathuvang, đặt cục gạch ha V.A., chúc luôn vui khoẻ.

    Trả lờiXóa
  4. @lanvuive, chắc buổi sáng lu bu nên không có tâm trí đọc, chờ... bình ổn giá rồi đọc tiếp :-)))

    Trả lờiXóa
  5. @hoaihuong2, cám ơn bạn thỉnh thoảng đã ghé thăm, thật ra nếu viết về Thiền tông phải cả quyển sách vẫn chưa đủ, trên mạng tôi nghĩ khó có ai đủ thời giờ và kiên nhẫn với những bài viết dài, nhiều chi tiết, nên chỉ thử đưa lên những thông tin cơ bản và khái quát nhất về Thiền tông (một tông phái của Phật giáo). Chúng ta hay nghe nói Thiền tông nhưng có khi ít biết về nó, đề tài về Thiền thường rất hay, cho ta nhiều suy nghĩ.

    Trả lờiXóa
  6. @hoaihuong2, còn dòng thiền Nhật bản nữa, VN cũng hay có sách viết về những thiền sư Nhật.

    Trả lờiXóa
  7. Hahaha , thoạt nhìn vào tấm hình ở trang đầu khi chưa phóng lớn , cứ tưởng bác đưa hình hai cá lia thia đang đánh nhau . Nhìn rõ lại là cặp chân mày và đôi mắt của Tổ Bồ đề đạt ma ((((-:

    Trả lờiXóa
  8. Không hiểu sao M rất thích ngắm các tranh, tượng Bồ Đề đạt ma có lẽ ở thần sắc , mặc dù chưa tìm hiểu gì về ngài . Cứ thích là thích thôi , hihi ...

    Trả lờiXóa
  9. @bangtamngt, hihi, vậy thì Marg. có tinh thần của một nhà thiền rồi, nói mới nhìn kỹ thấy giống cá lia thia đá nhau (((-:
    Tranh tượng về Bồ đề đạt ma thường nổi lên ở thần sắc của đôi mắt (nhà thơ Bùi Giáng cũng có đôi mắt như thế), Hình ảnh khác của vị Tổ Bồ đề này là quảy một chiếc dép, hình ảnh rất trẻ thơ, ngộ nghĩnh, nhuốm chút vẻ... điên (((-: Bồ đề đạt ma xứng đáng là vị sư dị thường cả về hình dạng và tính tình, tôi cũng rất thích (((-:

    Trả lờiXóa
  10. A Di Đà Phật - Anh Hiệp đã đắc đạo rồi!

    Trả lờiXóa
  11. @huynhtran, Mô Phật, Tiểu tôi trong lòng vẫn còn đầy sân si!

    Trả lờiXóa
  12. Thiện tai thiện tai! biết sân si là phi sân si rồi đó heee

    Trả lờiXóa
  13. @huynhtran, hìhì, "Thiện tai thiện tai! biết sân si là phi sân si rồi đó heee", cái này ngộ chị M., chả nhẽ biết mình ngốc tức là không ngốc? :-)))

    Trả lờiXóa
  14. Biết mình ngốc tức là không ngốc đó anh H ơi!

    Trả lờiXóa
  15. @huynhtran, thôi thế cũng được, cứ tự nhận mình ngốc đi để không ngốc :-)

    Trả lờiXóa
  16. Bác ra Bắc đi, em đưa bác đi cả mấy chùa tổ các phái thiền luôn ạ, chùa Dâu, chùa Kiến Sơ, chùa Trấn Quốc ( xưa là Khai Quốc)... Đi cả Yên Tủ, phái thiền Trúc lâm, kiến tính thành Phật nữa ạ.
    Em thích phái đốn ngộ, hii, cứ rong chơi, khi về già ta đốn ngộ, chứ tu cả đời thì gay go bác ạ.

    Trả lờiXóa
  17. @torovn, thể nào cũng phải ra một chuyến chứ. Tôi cũng khoái phái đốn ngộ, một phát là thành Phật chứ tu cả đời thì đúng là gay thật :-)

    Trả lờiXóa
  18. Chơi cho chán rồi quay đầu lại là thấy bờ giác... Hii.

    Trả lờiXóa
  19. @torovn, phải thế thôi Toro, còn hơn khối vị tu rồi mới... chơi, hiii!

    Trả lờiXóa
  20. Hai anh em đi đâu chơi cho đi chung với nha !! hahaaaa

    Trả lờiXóa
  21. @huynhtran, hihi, nếu có chị M. chắc phải nói Toro rủ thêm người :-))

    Trả lờiXóa
  22. Vậy cũng được, đông vui dễ đạt được sự.. giác ngộ hihi

    Trả lờiXóa
  23. @huynhtran, tôi cũng khoái đông vui, giác ngộ... tập thể :-))

    Trả lờiXóa
  24. Đi tu .. thiền mà không có bạn thì buồn lắm. :))

    Trả lờiXóa