PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Duyên.

                                     Hình trên mạng.


Giở từ đển Thiều Chửu mục từ chữ Duyên, có đến sáu chữ Duyên với nhiều ý nghĩa khác nhau, có ý nghĩa đáng chú ý, chẳng hạn nghĩa là Duyên dáng, điều này thì để nói về quý bà quý cô, quý chị quý em chứ chẳng có dây dưa rễ má gì đến quý ông cả. Cái Duyên thật sự cũng là cái gì đó khó diễn tả, có những người rất đẹp, là hoa hậu áo dài áo tắm, hoàn vũ hay bãi biển... chẳng hạn, nhìn rõ là đẹp đẽ, nhưng có khi nhìn họ kỹ kỹ một chút, hoặc nghe họ trả lời phỏng vấn trên báo chí, hay tivi... lại thấy... chán ngắt, người ta nói ấy là người không có duyên... Cũng có khi ngược lại, một người nhìn thoáng qua không thấy gì xuất sắc, nhưng khi tiếp xúc, hoặc nghe họ nói chuyện, trả lời phỏng vấn, lại thấy họ có cái gì đó cuốn hút người khác, ấy là người có duyên... Nhưng mà ở đây tôi cũng không muốn nói đến chữ Duyên này, bởi vì tôi cũng chỉ nghe nói như thế, chứ cũng không có nhiều kinh nghiệm gì cho lắm .

Vậy thì tôi muốn nói đến chữ Duyên nào trong nhiều ý nghĩa của chữ Duyên?, Có thể là chữ Duyên mà ngôn ngữ nhà Phật hay nhắc đến, chữ "Duyên khởi". Từ điển Phật học của nhóm Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, giải nghĩa về từ ngữ Duyên khởi như sau: Duyên khởi = Thập nhị nhân duyên: Một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Nguyên lý này chỉ rõ, mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ vói nhau. Chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi (samsara). Tôi không kể ra đây Thập nhị nhân duyên, chắc các bạn đã biết, nếu chưa rõ lắm các bạn cứ vào Google gõ Thập nhị nhân duyên là sẽ có hàng muôn ức kết quả tham khảo (người ta còn nói Google là Thượng đế nữa cơ đấy, cái gì không biết cứ hỏi Google) .

Cũng có thể là tôi muốn nói đến chữ Duyên trong Duyên số, cái chữ duyên này cũng hay đáo để, trong tình yêu, hôn nhân chẳng hạn người ta hay nói đến Duyên số, tại sao trong hàng triệu người trong xã hội, trong cuộc sống, ta không sống với người này mà lại sống với người khác? Không gặp người này mà lại gặp nguời kia, có khi lạ hoắc lạ huơ ở những đâu đâu... Điều này là chính câu chuyện của các cụ thân sinh ra tôi mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe, chuyện là như thế này, dĩ nhiên là do ông bà cụ kể lại. Ngày xưa cách đây dăm bảy chục năm, các cụ ít có dịp gặp gỡ hẹn hò, bồ bịch thoải mái như bây giờ, đám cưới thường là do mai mối, các cụ đến tuổi trưởng thành nếu nhà cửa không quá khó khăn, tự khắc sẽ có người mai mối, thường ông mai bà mối cũng là người quen trong dòng họ. Ông cụ tôi người Nam Định được mai mối cho người bên Ninh Bình, xe cộ ngày đó cũng khá khó khăn chứ không dễ dàng mười lăm, mười bảy chỗ ngồi cho mướn như bây giờ. Người định làm mai mối đã có (cô dâu tương lai), thế là đoàn người kéo nhau đi, chẳng may xe cộ trục trặc sao đó mà đến trưa cũng chưa đến được nhà gái, rồi xưa cũng không phải chỗ nào cũng có nhà hàng, quán xá để ghé lại ăn uống, nghỉ ngơi, thế là đành phải tấp vào nhà một người quen nghỉ đỡ... và đúng là... duyên số, trời xui đất khiến, ở nhà người quen nghỉ chân này lại có một cô cũng đang tuổi... cập kê, qua chuyện trò thì nhà cho nghỉ chân đề nghị luôn nếu không... chê thì xin dừng lại đặt trầu cau chẳng phải đi thêm đâu xa, và ông cụ tôi cũng... ưng luôn, thế là thay vì tính đi hỏi cô kia thì Duyên số lại khiến ông bà cụ tôi gặp nhau mà chẳng hề hẹn trước... Đấy cái duyên số nó là như thế, cũng có người nói là Duyên nợ, Duyên kiếp, có Duyên rồi cũng phải có nợ nữa thì mới đến với nhau và ăn đời ở kiếp được... .

Có lẽ cũng có một cái Duyên khác nữa, đó là cái duyên mà chúng ta đôi khi gặp trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ chẳng phải Duyên số, hay Duyên nợ, hay Duyên kiếp... như đã nói ở trên, đây có lẽ chỉ là cái Duyên thuần túy, cái Duyên bè bạn, cái duyên gặp gỡ, cái Duyên trong cuộc đời... Tại sao trong muôn ngàn người ta lại quen người này, gặp người kia, thân người nọ, mà có khi lại tuốt ở đâu đó, chẳng phải hàng xóm gần nhà, chẳng phải làm chung cơ quan... mà ở tuốt đâu đó, cách xa cả ngàn, cả vạn cây số, chỉ một vài lời chào hỏi trên mạng, một cái giới thiệu bạn bè, thế là quen, là thân... Thật đúng là duyên, nhưng mà cuộc đời cũng rất lạ kỳ, duyên khởi thì duyên cũng có thể tàn, có cái này thì cũng có cái kia, nếu ta tin có Phật ắt cũng phải có ma, có những tình nghĩa, những tình bạn, những tình thân... có duyên thì hợp, nhưng khi đã hết duyên thì tan... Âu cũng là cái thường tình, của lẽ đời... .

38 nhận xét:

  1. Mọi việc đều có nguyên cớ , đổ thừa cho một chữ duyên , hì hì ...

    Trả lờiXóa
  2. anh H viết bài này có duyên lắm, hehehe...
    người ta có 1 lý do để đến với nhau, nhưng có trăm ngàn lý do để "ngoảnh mặt làm ngơ"... nên dùng chữ duyên trong trường hợp này là phải đạo :)))

    Trả lờiXóa
  3. Haha, thì cuộc sống cũng phải có cái gì để đổ thừa chứ, đổ thừa cho chữ nghĩa là... dễ nhứt, cũng như đổ thừa cho cái số vậy, "số nghèo hai chục năm nay, xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo...", hì hì!

    Trả lờiXóa
  4. Nói số nghèo là để tự an ủi (((-;

    Trả lờiXóa
  5. Hết duyên là hết nợ, không ngoảnh cũng vẫn ngơ, thế đấy, nhưng mà vô duyên cũng chưa chắc là tai họa, rõ ràng "vô duyên đối diện thấy... thương liền mà", heheheehe!

    Trả lờiXóa
  6. Chứ chẳng lẽ nói tại...lười lao động, tự an ủi bởi tại cái số là... ngon lành nhứt (((-:

    Trả lờiXóa
  7. Từ Campuchia ghé vào đây để gõ chữ DUYÊN 緣 cho anh Hiệp nè. Chuyện ông bà nghe anh kể cũng hay quá. Ôi ! cái chữ duyên nó cứ lằng nhằng.

    Trả lờiXóa
  8. Con duyen buon cay, ban hong
    Het duyen buon mit cho chong gam xo...
    Het duyen thatj dang buon anh H nhi.

    Trả lờiXóa
  9. Hihi, ông cụ tôi có nói sau này cô tính đi hỏi mà không thành có gia đình và cũng vào miền Nam, vì là chỗ quen biết cho nên gặp lại kể chuyện đôi bên cười khì, đúng là Duyên :-)))

    Trả lờiXóa
  10. Nghĩ cho kỹ thì cũng không có gì đáng để buồn lâu dài, hì hì, Toror có... duyên gì với Saigon không đấy? :-)))

    Trả lờiXóa
  11. Một duyên hai nợ ba tình,có đủ 3 thứ ấy mới thành được vợ chồng, mà duyên vợ chồng còn có thiện duyên và ác duyên nữa phải không bác?

    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên đi sớm về trưa một mình...

    Hết duyên rồi thì thật đáng buồn :(

    Trả lờiXóa
  12. Anh ui em có duyên ko vậy ....mà có duyên mới làm hội trưởng Ôm hén hahahhahahha

    Trả lờiXóa
  13. Duyên thuần túy, cái Duyên bè bạn, cái duyên gặp gỡ, cái Duyên trong cuộc đời... "
    đúng nhá , ko có duyên nên em ko gặp đc anh chị em trong Sỏi đá nhá ....

    Trả lờiXóa
  14. Hehe, hết duyên là hết nợ, cho nên có buồn cũng chút chút thôi phải khôngTT?
    "ác duyên"?, hihi, đã là "ác" chắc chẳng phải là duyên đâu :-))

    Trả lờiXóa
  15. "Duyên Sỏi đá" mới hay Hội trưởng gặp "sự cố", hà hà, còn tếu táo là phước lớn đấy, hôm nào ăn mừng chớ phuongvu? hehehehehee!

    Trả lờiXóa
  16. Hôm qua thiếu mất cái duyên... ôm, tiếc hùi hụi :-)))

    Trả lờiXóa
  17. Hết duyên cũ ta vầy duyên mới , hehehe ...

    Trả lờiXóa
  18. Để hôm nào thư thả em sẽ vào đọc, tánh hình thì coi nhanh như entrry thì coi kỷ chút. :)

    Trả lờiXóa
  19. Bạn đã nói hết nghĩa chữ duyên, có thể tóm tắt:
    1- Duyên: Phần cho là trời định dành cho mỗi người, về khả năng có qua hệ tình cảm ( thường là qua hệ nam nữ, vợ chồng) hòa hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời. Câu chuyện ông già đi hỏi vợ là một dẫn chứng hùng hồn về duyên này,
    2- Duyên: Sự hài hòa của một số nét tế nhị đáng yêu ở con người tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên
    3- Duyên (trong duyên kiếp): Nhân duyên có từ kiếp trước theo dạo Phật.
    4- Chữ duyên tạo ra một số từ với nghĩa khác nhau
    - Duyên cớ
    - Duyên dáng
    - Duyên do
    - Duyên hài
    - Duyên hải
    - Duyên kì ngộ
    - Duyên kiếp
    - Duyên nợ
    - Duyên phận
    - Duyên số

    Trả lờiXóa
  20. @bulukhin, cám ơn bác Bu đã bổ sung thêm rất rõ ràng về chữ duyên :-))

    Trả lờiXóa
  21. Trong truyện Kiều có câu; " Người đâu gặp gở làm chi,trăm năm biết có duyên gì hay không?",duyên này đâu hẳn là duyên vợ chồng,mà phải có nợ với nhau mới thành chồng vợ,ngoài đời còn có những duyên gặp gở rồi đi đến quen biết,bạn bè mà không hề biết trước thì đó cũng là có duyên với nhau rồi anh Hiệp nhỉ?

    Trả lờiXóa
  22. Cũng như trong buổi "Trà đàm Sỏi đá" (còn một cái quan trọng không kém mà tôi không nhắc đến :-)) ), cũng là một cái duyên phải không chị Mai?

    Trả lờiXóa
  23. nói như chị Mai thì nhiều khi có duyên mà không nợ , nhiều khi có nợ mà không duyện , heheheh.....

    Trả lờiXóa
  24. "Duyên mà không nợ" hay "nợ mà không duyên" cũng đều tốt hết chị P., sợ nhất là... vô duyên cái túi không tiền thôi, hì hì!

    Trả lờiXóa
  25. Em tin có duyên lắm, có duyên cớ cho mọi chuyện xảy ra trên đời đều có cái duyên.

    Ngoài ra làm con gái phải có duyên con gái nữa :D

    Trả lờiXóa
  26. Tôi cũng thế, tin có duyên, tại sao gặp người này không gặp người kia, tại hợp, hợp đó cũng là cái duyên phải không cô Mây? :-))
    Con gái phải có duyên là đúng rồi, gặp cô nào vô duyên chán lắm :-))

    Trả lờiXóa
  27. Có duyên hôm nào cafe ha cô Mây :-)))

    Trả lờiXóa
  28. Dạ cà phê đi cũng lâu lâu em chưa gặp 2 vị đại ca, chờ qua tuyển sinh đi, em đang vào đợt tuyển sinh, ỏai wớ

    Trả lờiXóa
  29. Ỏai nhứt là mấy bà, mấy cô đó không biết mình "dô diên" nên cứ phơi bày cái sự ấy ra cho bàn dân thiên hạ thấy, một cách đầy tự hào, mới sợ chứ ;)))

    Trả lờiXóa
  30. Tuần trước có dịp cafe với lão Đèn đỏ có nhắc đến cô Mây, cũng biết là đang dịp... trồng người, qua dịp này vậy :-)))

    Trả lờiXóa
  31. Cái duyên ấy nghe nói nó phải... kín đáo, chứ cứ phơi ra thì đúng là không phải rồi, hì hì!

    Trả lờiXóa
  32. Chẳng biết cái duyên của em với bài viết này ra sao mà lần nào vào đọc cũng có chuyện làm không còm được, sáng nay em tranh thủ vào đọc cho xong rồi mới còm câu này nè. Kekekekeeee

    Trả lờiXóa
  33. Kiều gặp Kim Trọng, là một người "vốn nhà trâm anh", "đồng thân" với Vương Quan, từ lâu đã "trộm nhớ thầm yêu" nàng. Bên cạnh đó thì Kim Trọng cũng là người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này thì "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Tiếp sau lần gặp gỡ ấy là mối tương tư:
    Người đâu gặp gỡ làm chi
    Trăm năm biết có duyên gì hay không

    Chữ “duyên” trong câu thơ thứ hai đi với chữ “gì” thành ra một từ nghi vấn “duyên gì”. Duyên gì hay không là câu tự hỏi có kết quả gì không? Có thành vợ thành chồng được không? …vậy duyên ở đây là duyên phận (hoặc duyên số rồi) mà bu đã kê ra rồi….

    Từ điển tiếng Việt giải thích: Duyên phận (duyên số) là số phân của tình duyên đã được định từ trước

    Trả lờiXóa
  34. Có trắc trở đôi chút rồi cũng nên duyên :-)))

    Trả lờiXóa
  35. Tiếng Việt mình nó hay thế "Duyên gì" trong câu Kiều bác trích dẫn, nghe như một câu hỏi, nhưng ký thật đã là một câu khẳng định (duyên phận, duyên số), nhưng ông bà mình cũng nói thêm, có duyên, có phận, có số, mà thiếu đi mất cái "nợ" thì cũng không thành, hay thành rồi cũng không lâu bền được... :-)))

    Trả lờiXóa
  36. Cám ơn bác Bu đã giải thích rõ chữ" duyên" trong câu thơ Kiều. Dạ, suy nghĩ kỷ thì chữ 'duyên' này có nghĩa là duyên phận, chứ không phải là duyên gặp gở bình thường.

    Trả lờiXóa