PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Chân ngôn.



Một câu được xem là Chân ngôn quan trọng và lâu đời của Phật giáo Tây Tạng, cũng là câu Chân ngôn cầu Quán Thế Âm bằng tiếng Phạn OM MANI PADME HUM quen thuộc đối với nhiều người, còn được gọi là Lục tự đại minh chú, Lục tự đà la ni, hay theo Hán tự là ÁN MA NI BÁT DI HỒNG.


OM là Pháp thân của tất cả các chư Phật, mọi thần chú đều bắt đầu bằng OM
MANI là Ngọc Như ý
PADME là bông sen
HUM là Tâm của tất cả chư Phật và chấm dứt mọi Chân ngôn.

OM đóng cửa Thiên đạo
MA đóng cửa Tu la đạo
NI đóng cửa Nhân đạo
PAD đóng cửa Súc sanh đạo
ME đóng cửa Ngạ quỷ đạo
HUM đóng cửa Địa ngục đạo

OM làm sạch chướng của Thân
MA lọc sạch Khẩu
NI làm sạch Ý
PAD làm sạch phiền não chướng
ME làm sạch tập khí huân tập
HUM làm sạch sở tri chướng

Thông thường Chân ngôn không được giải nghĩa, tuy nhiên có thể hiểu "Ngọc quý" biểu hiện cho "Bồ đề tâm", "Hoa sen" chỉ tâm thức con người. Tâm bồ đề nở trong lòng người. Sáu âm tiết của Chân ngôn cũng được xem là tương ứng với sáu cõi tái sinh:

OM là màu trắng: Thiên
MA là màu xanh lá cây: A tu la
NI là màu vàng: Nhân loại
PAD là màu xanh da trời, xanh nhạt: Súc sinh
ME là màu đỏ: Ngạ quỷ
HUM là màu đen: Địa ngục


Theo:
- Wikipedia.
- Từ Bát Nhã đến Pháp Hoa - Phạm Công Thiện - Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản năm 2012.

15 nhận xét:

  1. Vậy cùng nghe Mật chú nhé anh Hiệp ơi!
    Dù chưa cảm nhận được gì nhưng nghe cũng thấy thanh thản hơn anh ạ.

    Trả lờiXóa
  2. Vào nhà anh đọc để học lại bài học, học xong rồi.. quên ngay hihi.

    Tặng anh vài bức về câu mật chú Om-Mani-Padme-Hum

    Trả lờiXóa
  3. Đã so sánh hình và giải nghĩa chữ ở trên của anh, nhưng chỉ mỗi màu đen thì không khớp với màu xanh ở chữ cuối "Hum" thôi anh Hiệp ơi!
    Anh xem lại sách xem sao?

    Trả lờiXóa
  4. Vào đây đọc thấy tĩnh tâm hơn, cảm ơn bác Hiệp!

    Trả lờiXóa
  5. Hihi, sách vở thì mỗi sách nói mỗi phách, với người "tơ lơ mơ" thì không quan trọng đâu chị M., chữ gì và màu gì cũng OK hết :-)))
    Cám ơn chị đã đưa thêm hình ảnh cho vui nhà vui cửa :-))

    Trả lờiXóa
  6. Phải quên thôi chị M. ơi, nhớ miết nặng bụng lắm :-)))

    Trả lờiXóa
  7. Nếu trang này đem đến cho bạn bè chút tĩnh tâm, hay niềm vui là đạt yêu cầu rồi TT à, khỏe ha :-))

    Trả lờiXóa
  8. Mat chu bi bac H cong khai, thanh ra het MAT roi.
    Hii, thuc ra co nhieu cau tieng Viet han hoi ma nguoi noi, nguoi nghe deu cha hieu bac a.

    Trả lờiXóa
  9. Hihi, người TCG cung có một câu "cửa miệng" (chẳng phải mật chú, thần chú hay kinh sách gì hết, chỉ là một câu nói quen thuộc) là "Jê su Ma ri a lạy chúa tôi", nhưng có lẽ cũng tương tự như câu chân ngôn này, chẳng cần hiểu đâu, nghĩa là tất cả, hoặc vô nghĩa...

    Trả lờiXóa
  10. Om mani padme hum , tức Án mani bát mê hồng , có nghĩa là " Úm , ngọc báu trong hoa sen , hùm "
    Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn đã viết về câu đó như sau :" Câu chú rất linh bằng tiếng Phạn , hiệp lại sáu chữ . Nên đọc : Óm - Ma-ni-bát - mê-hồng . Tức là câu Lục tự Đại minh chơn ngôn ...

    em lượm trên mạng chứ em không biết gì đâu nha :)

    Trả lờiXóa
  11. Thì ai mà chẳng thế, tất cả chỉ là lượm (nôm na là "lụm") ở đâu đó, kể cả cái gọi là kiến thức, tri thức, hay trí thức..., nhà Phật nói đến cái thân xác... còm cõi này cũng không phải của mình nữa là... :-))

    Trả lờiXóa
  12. mỗi người " lụm " một chút , chỗ này khác chỗ kia một chút để tham khảo hén anh :)

    Trả lờiXóa
  13. Hihi, đúng quá rồi đấy, mỗi người lên mạng lụm một chút chỗ này chỗ kia để "tán dóc, hay tán gẫu" mà chơi cho qua ngày tháng vậy mà :-))

    Trả lờiXóa
  14. Chỉ một câu "OM MANI PADME HUM " mà thật nhiều ý nghĩa thật hay, anh Hiệp ha.
    Đọc entrry này làm em nhớ lại hồi nhỏ khi đi chơi về khuya, sợ ma quá nên cứ lấy ngón cái bấm vào đốt cuối ngón tay áp út, xong nắm chặt bàn tay lại, còn miệng thì khấn liên tục câu: "Án Ma ni Bát Di Hồng". :))

    Trả lờiXóa
  15. Hihi, cô Lan coi bộ hồi nhỏ đọc thần chú hơi nhiều à, :-))))

    Trả lờiXóa