Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012
Tranh chăn trâu.
Tranh Thiền tông số 1 Tìm trâu.
Tranh Thiền tông số 2 Thấy dấu
Tranh Thiền tông số 3 Thấy trâu
Tranh Thiền tông số 4 Được trâu
Tranh Thiền tông số 5 Chăn trâu
Tranh Thiền tông số 6 Cỡi trâu về nhà
Tranh Thiền tông số 7 Quên trâu còn người
Tranh Thiền tông số 8 Người trâu đều quên
Tranh Thiền tông số 9 Trở về nguồn cội
Tranh Thiền tông số 10 Thõng tay vào chợ
Tranh chăn trâu, hay Thập mục ngưu đồ là 10 bức tranh nổi tiếng của Phật giáo Thiền tông, tương ứng với quá trình hành đạo của người phát nguyện Giác ngộ, là những gì cô đọng và tinh hoa nhất của Phật giáo Đại thừa.
Tranh chăn trâu tương truyền đã có từ rất xa xưa, ban đầu chỉ có sáu bức đã thất lạc. Đến đời nhà Tống (960-1279), nhiều bộ tranh chăn trâu đã xuất hiện, và đã được xem như những bức họa tiêu biểu tinh hoa của Thiền tông Trung Hoa. Có nhiều bộ tranh chăn trâu khác nhau, nhưng có lẽ nổi danh nhất, ý nghĩa nhất là bộ 10 bức tranh của thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (? - 1150), được lưu lại trong bản sao của họa sĩ người Nhật tên Châu Văn (? - 1460).
Vào một nhà thờ Thiên chúa giáo, để ý một chút chúng ta hay thấy những bức tranh treo trên tường, trong đó nổi tiếng nhất là bức tranh "Tiệc ly" của nhà đại danh họa Leonardo da Vinci, bức tranh diễn tả lại bữa tiệc cuối cùng của Chúa Jesus với các môn đệ ngày hôm trước khi Chúa bị đóng đinh, và những bức tranh Ngài bị hành hình trên cây Thập giá, với ý nghĩa cứu chuộc nhân loại.
Đến những ngôi chùa, chúng ta cũng hay nhìn thấy những bức tranh chăn trâu treo trên tường, hành trình đi tìm Giác ngộ của hành giả. Tôi thích những bức tranh chăn trâu của ngài Khuếch Am Sư Viễn bên trên hơn những bức tranh chăn trâu khác, bởi nét vẽ mộc mạc, đơn giản mà mạnh mẽ. Cuối cùng của một con người đã đạt đến "Vô sự", là "Thõng tay vào chợ" không còn bị ba cõi chi phối...
Những bức tranh được copy từ trang mạng Wikipedia.
Hum, bao gio minh dat den coi Thong tay vao cho, ngoi canh nguoi dep, nguoi xau ... cung nhu nhau day.
Trả lờiXóaHaha, như thế là đã được cái tâm "vô ngại", có thể thấy được "đạo", Lão tử nói "vô vi" chăng?
Trả lờiXóaLần đầu tiên em mới biết những bức tranh "Chăn trâu" này đó anh Hiệp.
Trả lờiXóaHihi, thấy cũng ngộ ha cô Lan? bước vào cái mênh mông của cuộc sống cũng hay :-))
Trả lờiXóaVẫn bị "Hữu sự" tự nhiễu mình đó anh H ơi!
Trả lờiXóa"Vô sự" và "Hữu sự" đều là bổn tính, vô sự là cái tĩnh, hữu sự là cái động, bổn tính thì không sanh mà cũng chẳng thể diệt, như ngày và đêm, cứ an nhiên mà bước tới... Haha!
Trả lờiXóa"Quá trình hành đạo" quả là dài và cam go lắm . Còn ở ngoài đời có khi không có ý định tìm trâu lại được gặp trâu , hihi ( tại qua đây thấy tìm trâu , gắp trâu rồi dắt trâu ... gian nan quá . Nhớ lại mình không tìm mà gặp may mắn quá , nên mới có entry Gặp trâu đó , hehe ... hóa ra mình may thiệt , hehe ... )
Trả lờiXóaKhông phải gặp một con mà gặp cả đàn mới ghê chứ ((((-:
Trả lờiXóaem thấy bọn trẻ bây giờ than thở :
Trả lờiXóaai bảo chăn trâu là khổ ?
tôi chăn nàng ( chàng ) còn khổ hơn trâu ..., hahhaah....
Gặp... trâu này đúng là còn đáng sợ hơn là bầy trâu của Marg., heheheee!
Trả lờiXóaBao giờ thì thảo dân mới buông bỏ được như bức tranh số 10 nhỉ? chắc là còn lâu lắm đây !
Trả lờiXóaỦa, chứ không phải đi chợ hoài hả? Hehehe!
Trả lờiXóaThong tay vào cho ...rat hay !
Trả lờiXóaGiác ngộ rồi là không e ngại gì nữa ha chị Phụng.
Trả lờiXóa: Luận cho thấu đáo 10 bức tranh này không dễ chút nào. Bu xin cung cấp thêm thứ tự 10 bức tranh chăn trâu của Phật giáo đại thừa trong sách Thiền luận quyển thượng trang 462 của SUZUKI
Trả lờiXóa1- Vị mục: Chưa chăn
2- Sơ điều : Mới chăn
3- Thọ chế: Chịu phép
4- Hồi thủ: Quay đầu
5- Tuần phục: Vâng chịu
6- Vô ngại: Không ngại
7- Nhiệm vận: : Tha hồ
8- Tương vong; Cùng quên
9- Độc chiếu: Soi riêng
10- Song dẫn: Dứt cả hai (Vẽ vòng tròn)
Cái vòng tròn ấy trong Thiền tông Tông ở mục thứ 8
10 tranh đại thừa không có mục thỏng tay vào chợ. Mà đây mới là cái thâm trầm của Thiền tông
@bulukhin, 10 bức tranh chăn trâu của PG Đại thừa hơi khác chút ít về hình thức, nhưng nội dung có lẽ như nhau ha bác Bu?
Trả lờiXóa