Sư thầy Sato, VĐV đua ngựa Nhật Bản:
“Tôi sẽ học được nhiều điều từ Olympic London”
TT - Tuy coi trọng sự khai sáng hơn vinh quang cá nhân nhưng sư thầy Kenki Sato là niềm hi vọng lớn của Nhật tại Olympic 2012 ở London trong nỗ lực chấm dứt cơn khát HCV Olympic môn đua ngựa suốt 80 năm qua.
Theo AFP, sư thầy Sato (28 tuổi) đang tạm ngừng tu hành ở chùa Myoshoji, nằm trên đỉnh núi gần thành phố Nagano, để luyện tập cùng đội tuyển đua ngựa Nhật chuẩn bị cho Olympic London.
Tại London, Sato sẽ thi đấu các môn điều khiển ngựa, đua ngựa và cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật. Cao 1,63m, Sato đang luyện tập dưới sự hướng dẫn của nhà vô địch đua ngựa châu Âu và thế giới Michael Jung ở Stuttgard (Đức).
Những dòng trên được trích trên trang Thể Thao báo Tuổi Trẻ ngày 11/7/2012, viết về một nhà sư Nhật Bản có mặt trong đoàn vận động viên của nước Nhật tham dự Olympic London 2012, nhà sư vận động viên này tham dự tranh tài trong môn điều khiển ngựa, đua ngựa và cưỡi ngựa vượt qua chướng ngại vật. Có lẽ đây là nhà tu hành duy nhất thi đấu tại Olympic London 2012.
Kể cũng khá thú vị khi một nhà sư thi đấu tranh tài thể thao, trong một cuộc so tài toàn cầu như Olympic, nhưng như chúng ta đã biết, tôn giáo ngày nay không chỉ đơn thuần trong bốn bức tường của tu viện, nhà thờ, hay chùa chiền... tôn giáo phải hòa nhập vào dòng đời, hay nói một cách khác, tôn giáo chính là đời sống. Ở Nhật Bản, khi Phật giáo được truyền vào khoảng thế kỷ thứ 6 từ Trung Hoa và Triều Tiên, đã kết hợp với Thần đạo là tôn giáo bản địa, và nhất là tinh thần Võ sĩ đạo đã tạo nên một bản sắc riêng biệt cho Phật giáo Nhật Bản. Có một câu chuyện kể về một đạo sư Thiền Phật giáo bước vào một lớp học để giảng một bài Pháp (Dharma), nghe thấy tiếng chim hót ngoài cửa sổ, đạo sư dừng lại lắng nghe, và rồi giải tán lớp học...
Người Nhật lúc nào cũng cảm thấy bị lôi cuốn bởi không gian thiên nhiên, tinh tú, gió, cát, tiếng sóng biển, tiếng hòa âm của những con côn trùng, hay bản nhạc của một thác nước... Vào thời điểm cây anh đào trổ hoa trong năm, rất nhiều người Nhật ngưng công việc của họ để đi đến những công viên, những vùng quê, để thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào nở trước khi hoa tàn úa. Cũng có khi họ dành hàng giờ vào một đêm trăng sáng chỉ để ngắm trăng, hay ngồi tĩnh lặng để thưởng thức cái yên lặng của một mảnh vườn, một nhánh cây khô, một chiếc lá úa... Cho nên thế giới cũng không ngạc nhiên khi thấy nhiều môn nghệ thuật chẳng hạn như cắm hoa, uống trà.... đã được người Nhật nâng lên thành đạo, Hoa đạo, Trà đạo, Cung đạo (bắn cung)... Ngay cả những môn võ cũng trở thành đạo, Nhu đạo (Judo), Hiệp khí đạo (Akido), hay Không thủ đạo (Karatedo)... và tinh thần Võ sĩ đạo luôn bàng bạc nơi người Nhật.
Nhưng có lẽ hơn hết, mỗi một người dân Nhật, đều quan tâm đến tất cả người Nhật, đến sự hưng thịnh của đất nước của họ, đến danh dự cá nhân, gia đình, dòng tộc, và đất nước. Cái gì tốt nhất cho mình, họ cũng muốn cho người khác, và cho cộng đồng. Chắc chúng ta cũng chưa quên hình ảnh một đứa bé xếp hàng nhận phần cứu trợ trong thảm họa sóng thần, đứa bé kiên nhẫn xếp hàng đợi đến lượt, và nhận đúng một phần như bao người khác, cho dù những người lớn khác muốn nhường ưu tiên và phần hơn cho chú bé...
Trở lại việc sư thày Kenki Sato thi đấu trong đoàn thể thao Nhật Bản, sư thày nói: "Tôi sẽ học được nhiều điều từ Olympic London", được đến với một đại hội thể thao mang tầm thế giới như Olympic, chắc chắn trên cương vị vận động viên bất cứ ai, kể cả sư thày cũng đều muốn chiến thắng, và sẽ vui mừng với chiến thắng. Nhưng với một nhà sư Nhật Bản có lẽ câu "Tôi sẽ học được nhiều điều từ Olympic London", không phải là câu xã giao, lịch sự hay khiêm nhường khi được phỏng vấn, mà là một câu thật lòng của một nhà sư, đúng với tinh thần thượng võ "Nhanh hơn, xa hơn, cao hơn" của Olympic.
Thật ngưỡng một tinh thần tu tập của vị sư này.
Trả lờiXóaMà M cũng thấy M có tí ti sự lôi cuốn vào vũ trụ vào thiên nhiên vào cây cỏ vào cuộc sống thường nhật của con người nơi M đến đó anh H ơi! Chỉ thấy mình thấy thích thế thôi.
Trả lờiXóaCó lẽ nhà sư thi đấu cho sự yêu thích thể thao, và cho đất nước của mình.
Trả lờiXóaNhững người để ý đến thiên nhiên, trăng sao, cây cỏ..., và để ý đến cả những người rất bình thường nơi mình đến, thường là những người hiền hòa, tốt bụng đó chị M., hihi!
Trả lờiXóaĐạo là đời .. tu hành không có nghĩa chỉ là dấn thân vào kinh kệ mà còn là dấn thân vào cuộc sống . T thích tản mạn này của anh
Trả lờiXóaTinh thần Nhật luôn đúng đắn phải không bạn? :-))
Trả lờiXóaĐúng là hòa quang đồng trần. Tu và rất vui với cuộc đời anh Hi nhỉ!
Trả lờiXóaRất hay Toro, tôi chắc nhà sư này sẽ thi đấu hết mình, nhưng cũng chắc chắn không phải vì hơn thua,
Trả lờiXóaNụ cười của sư thầy thật dể thương, anh Hiệp ha.
Trả lờiXóaNụ cười thật hiền hòa :-))
Trả lờiXóa: Mọi khái niệm dần dần được đổi mới với người Nhật.
Trả lờiXóaKhát khao chiến thắng trong trường hợp này có phải là tham trong tham sân si không?
Mà thầy đang ngừng tu hành thì mong chiến thắng cũng là phải
Hihi, hình như bác Bu mới đi đâu về?
Trả lờiXóaCuộc sống dù gì có lẽ cũng phải có tham chút ít mới thi vị, chẳng hạn nhà sư tu hành muốn đạt được một điều gì đó, cũng là "tham" đó chớ?
Rồi trong kinh sách nhà Phật có nói, Cõi trời (một trong 6 cõi, 6 nẻo luân hồi) luôn luôn chiến thắng cõi A tu la, hihi, vẫn có những cuộc đấu tranh để dành chiến thắng. Cho nên sư thày mong muốn chiến thắng cũng phải.
: Các món chay mô tả cá, thịt, chả giò, tôm, cua, là sát sinh trong ý tưởng. Khát khao giải thoát cũng là một cách tham, bu nghĩ thế có sai không đây???
Trả lờiXóaChuyện ăn chay của PG sách nói đâu có buộc, giáo lý nhà Phật chỉ nói đừng sát sinh thôi, bằng chứng là PG nguyên thủy là PG gần với cách tu tập của Phật hơn PG Đại thừa vẫn ăn mặn (những thức ăn được cúng dường), sách nói ăn chay là do thời vua Lương Vũ Đế bên Tàu ra lệnh cấm tăng ni ăn mặn, vì cho rằng ăn chay tốt cho sức khỏe. Các món chay giả thịt bò, cá, gà... có lẽ người ta nghĩ đơn giản làm thế cho "dễ ăn" chăng? Nhưng ăn chay thường để mong tâm tịnh, mà như thế là tâm vọng động rồi.
Trả lờiXóaTất Đạt Đa cố gắng để đạt được giác ngộ, nghĩ cho cùng đấy cũng vẫn là một cách tham thôi. Cho nên chừng như không có một tôn giáo nào, một triết lý nào hoàn chỉnh cả, cái này nó bác cái kia, cứ biết vậy để mà sống sao cho tốt hình như là... tốt nhất phải không bác Bu?