PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Khế ấn.

                             Định Ấn (DHYANA MUDRA / SAMADHI MUDRA)

Ở entry trước, trong comment của ông bạn Bulukhin có nhắc đến từ "Khế ấn", một từ ngữ Phật giáo có lẽ hơi khó hiểu ngay cả với nhiều Phật tử. Để tiện cho chính bản thân và các bạn nào muốn tìm hiểu đôi chút về Phật giáo, tôi thử sắp xếp viết ra đây về từ "Khế ấn" theo như cách hiểu biết lâu nay của mình.

Trước hết là về từ "Khế", thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp nơi sách vở viết về Phật giáo những từ ngữ như "Khế lý, Khế cơ". "Khế" có nghĩa là phù hợp, "Khế lý" là phù hợp với nguyên lý, chân lý. Khế cơ là phù hợp với khả năng, trình độ, hoàn cảnh (cơ) của mỗi người. Từ "Ấn", hay "Thủ ấn", là những tư thế của hai bàn tay và những ngón tay được nhìn thấy trong điêu khắc và hội họa Phật giáo ở khắp nơi trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản, Đại Hàn, Lào, Thái Lan, Cambodia, Myanmar, hay Việt Nam... Thủ ấn, là những cử chỉ hay những tư thế tượng trưng cho những huyền lực hoặc những biểu thị có tính cách linh thiêng, được thực hành bởi những bậc Đạo sư trong những lúc trì giới hay nghi lễ. Những Thủ ấn được tin là có khả năng tạo ra huyền lực và kêu cầu thần linh. Như vậy, "Khế ấn" là một Thủ ấn phù hợp với hoàn cảnh mà một Đạo sư đang sư đang thực hiện trong trì giới hay nghi lễ. Trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa, có rất nhiều Thủ ấn được ghi nhận, chẳng hạn 31 thủ ấn của các Đại Phật, 57 thủ ấn của các Thượng đẳng thần, 45 thủ ấn dành cho các vị thần khác. Ở đây tôi chỉ đưa ra một số Thủ ấn chúng ta thường hay nhìn thấy nơi những tranh, tượng Phật giáo của những Đại Phật tại các chùa chiền, hay sách vở...

Một trong những Thủ ấn chúng ta hay bắt gặp nhất đó là Định ấn (Thiền định ấn) - DHYANA MUDRA / SAMADHI MUDRA (Tiếng Nhật Jo - in, Jokai Jo - in, tiếng Hoa Ding Yin) ở nơi tấm hình phía trên. Đây là Thủ ấn khi Thiền định, tập trung tư tưởng về Thiện Pháp, đạt đến Giác ngộ tâm linh. Hai bàn tay của Đạo sư thường đặt trong lòng xếp chồng lên nhau, lòng bàn tay hướng lên trên. Thủ ấn này chúng ta thường hay bắt gặp nơi tranh, tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà...

                                                 Xúc Địa Ấn (BHUMISPARSA)

Thủ ấn chúng ta cũng hay nhìn thấy như trên bức hình thứ 2 tôi chụp bức tượng Phật vàng bằng vàng thật nặng 5,5 tấn tại chùa Vàng (Bangkok - Thái Lan). Thủ ấn nơi bàn tay phải được gọi là Xúc địa ấn - BHUMISPARSA ( tiếng Nhật Goma - in Anzan - in, Anchi - in, Sokuchi - in, tiếng Hoa Chudi Yin), nghĩa đen của Thủ ấn này là "chạm vào đất", diễn tả lại thời điểm Đức Phật Thiền định dưới gốc cây Bồ đề trước khi đạt được Giác ngộ, Phật đã lấy đất làm chứng, đây là biểu tượng của lòng kiên tín, quyết tâm, không gì lay chuyển nổi. Thủ ấn này là điển hình cho Đức Phật Cồ Đàm, nhưng cũng tượng trung cho Đức Phật A Di Đà, cũng có những kinh văn nói về truyền thuyết Phật đã dùng Xúc địa ấn, để yêu cầu Thần đất gởi đạo binh chống lại Ma vương, khi Ma vương đến quấy rối ngăn cản việc Giác ngộ của Đức Phật.


                                Vô Úy Ấn (ABHAYA) - Giáo Hóa Ấn (VITARKA)

Một Thủ ấn khác kết hợp giữa hai tay của Đức Phật ở nơi tấm hình thứ 3 bên trên với bàn tay phải được đưa lên ngang vai, lòng bàn tay hướng ra phía trước, Thủ ấn này được gọi là Vô úy ấn - ABHAYA (tiếng Nhật Semui - in, tiếng Hoa Shiwuwei Yin), tượng trưng cho sự che chở, độ lượng và khoan hòa, xua tan sợ hãi, có vẻ như là một tư thế tự nhiên, có lẽ từ thời xa xưa đã được dùng như một dấu hiệu thiện chí, với bàn tay phải đưa lên, không vũ trang, kêu gọi hòa bình và tình hữu nghị. Bàn tay trái của Đức Phật được đặt trên đùi với lòng bàn tay ngửa lên trời, những ngón tay duỗi thẳng hoặc có khi đầu ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ (nơi bàn tay phải đưa lên cũng thế), được gọi là Giáo hóa ấn - VITAKA (tiếng Nhật Seppo - in, An - i- in, tiếng Hoa Anwei Yin). Thủ ấn này biểu thị cho các Đại Phật trong những giai đoạn giảng pháp, luận pháp, thuyết phục người nghe.


                                     Chuyển Pháp Luân Ấn (DHARMACAKRA)

Thủ ấn nơi tấm hình thứ 5 bên trên được gọi là Chuyển pháp luân ấn - DHARMACAKRA (tiếng Nhật Tenborin - in, Chikichi - jo, Hoshin - seppo - in, tiếng Hoa Juanfalun Yin). Thủ ấn thường được biểu thị với bàn tay đưa lên để trước ngực (một bàn tay hoặc cả hai bàn tay), lòng bàn tay hướng ra phía trước, đầu ngón cái chạm vào đầu ngón tay áp út, đây là tư thế "Chuyển pháp luân". Thủ ấn này được thực hiện bởi Đức Phật Thích Ca trong một thời điểm rất quan trọng sau khi Giác ngộ, giảng pháp lần đầu tiên cho 5 người bạn đồng tu trước đây (nhóm Kiều Trần Như), nơi vườn Lộc Uyển ở Sarnath. Vì vậy thủ ấn Chuyển pháp luân thường được dành riêng cho Phật Thích Ca.

                                                 Chỉ Quán Ấn (CHIKEN - IN)

Một Thủ ấn điển hình nơi tượng Phật tại Nhật Bản và Triều Tiên như trên bức hình thứ 6, nhưng không thường thấy tại Trung Hoa hay Việt Nam, đó là Chỉ quán ấn - CHIKEN - IN (tiếng Nhật Kakusho - in, Daichi - in, tiếng Hoa Zhiquan Yin). Thủ ấn được tạo ra bằng bàn tay phải đưa lên ngang ngực nắm lấy ngón tay trỏ dựng thẳng của bàn tay trái như trong hình, thủ ấn này nhấn mạnh tầm quan trọng  của Trí tuệ trong thế giới tâm linh, năm ngón tay phải biểu thị Ngũ hành, bảo vệ hành thứ sáu là người (ngón trỏ tay trái). Một cách giải thích khác là ngón trỏ dựng đứng biểu thị cho Trí tuệ, bị che lấp bởi hình danh sắc tướng (nắm tay phải).

Ở Tây Tạng, Chỉ quán ấn biểu thị cho sự hòa hợp hoàn hảo, là hình thức tương đương hình ảnh tính dục Linga và Yoni trong Bà La Môn...

Theo Tranh Tượng & Thần Phổ Phật giáo, Louis Frédéric, Phan Quang Định dịch, NXB Mỹ Thuật xuất bản năm 2005.
                                      


44 nhận xét:

  1. co khi nao bac H nghien cuu may vu nay xong , mot ngay dep troi , bac gap Marg bac chao bang ba ngon tay khong ?

    Trả lờiXóa
  2. co khi nao bac H nghien cuu may vu nay xong , mot ngay dep troi , bac gap Marg bac chao bang ba ngon tay khong ?

    Trả lờiXóa
  3. co khi nao bac H nghien cuu may vu nay xong , mot ngay dep troi , bac gap Marg bac chao bang ba ngon tay khong ?

    Trả lờiXóa
  4. Có chớ, Hướng đạo gặp nhau cũng chào như thế mà :-))) Có lẽ sâu xa Thủ ấn là một loại "ngôn ngữ của bàn tay", cũng như chữ viết bằng tiếng Hoa, tiếng Ả rập xưa vậy :-)))

    Trả lờiXóa
  5. Em đọc xong entrry này thấy hay quá chừng, vì xưa nay chỉ thấy lạ về những cách thể hiện ở bàn tay ở những tượng Phật chứ không hiểu được xâu xa những Thủ Ấn đó.
    Chẳng biết sao mà xưa giờ, khi lạy Phật em hay để để chồng hai bàn tay ngữa lên nhau rồi đặt trán mình lên đó, chắc để cái trán không bị đau quá! :))

    Trả lờiXóa
  6. Khi hiểu được nhiều thứ mình thấy cuộc sống cũng hay ha cô Lan?
    Cái này chắc gọi là "bảo hộ trán ấn" quá cô Lan, hihi!

    Trả lờiXóa
  7. Đúng vậy , trí nhớ của bác H rất tốt (((-:

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là ngôn ngữ của bàn tay. Tượng Khổng tử ở VM Hà Nội, tay phải úp lên tay trái, nhưng ngón cái lại ở dưới bàn tay trái... Hàm ý lưỡng nghi sinh tứ tượng chăng? Như vậy, thủ ấn là ngôn ngữ không chỉ của riêng Phật giáo

    Trả lờiXóa
  9. Tôi nhớ hình ảnh nơi người da đỏ châu Mỹ khi gặp chào là đưa bàn tay phải lên như thủ ấn Vô úy vậy, người thiểu số thày mo khi cúng bàn tay, ngón tay cũng thế, gọi là bắt ấn, bắt quyết :-))

    Trả lờiXóa
  10. em đứng khoanh tay dựa cột , hehehehhe.....

    Trả lờiXóa
  11. Sao mà dựa cột vậy chị P.? Heheh!

    Trả lờiXóa
  12. 1- Khế ấn là một từ Hán Việt, có tự dạng 契 印 (khế ấn) trong đó:
    - Khế (契): Là khế ước. Giao kèo . Hợp đồng. Hợp với nhau. Một âm là khiết…
    - Ấn (印): Con dấu, Phù hợp. Dấu vết để lại. Họ
    Đấy là nghĩa thông thường theo từ điển mới nhất của Trần thị Thanh Liêm, còn trong Phật giáo thì bạn PNH đã có nói tới.

    2- Bu dẫn thêm PQĐTĐ để các bạn tham khảo
    I- KHẾ ẤN.
    Đồng nghĩa : Ấn Khế
    Khế ấn theo nghĩa hẹp chỉ riêng cho hình Tam muội da, nhưng theo nghĩa rộng thi chỉ cho Thủ ấn và hình Tam muội da.
    Luận Bồ đề tâm (Đại 32, 574 trung), nói: “Thân mật (1 trong tam mật) như kết khế ấn triệu thỉnh Tánh chúng”
    II- KHẾ ẤN.
    Chỉ cho những hình tam muội da của các vị tôn được vẽ ở trên đàn Hộ ma; hoặc chỉ cho hình Tam muội da tượng trưng nội tâm của Hỏa thiên. Thông thường khế ấn này được làm bằng đất, hoặc được vẽ dưới đáy lư Hộ ma.
    Một số khái niệm:
    * Tam muội da: Có đủ bốn nghĩa: Bình đẳng, Bản thệ, Trừ chướng, và Kinh giác (chỉ nói rất vắn tắt)
    * Tam mật: Chỉ cho ba nghiệp mật tức Thân mật, Khẩu mật, Ý mật,
    Khẩu mật cũng gọi là Ngữ mật, Ý mật cũng gọi Tâm mật (chỉ nói rất vắn tắt)
    * Hỏa thiên: Còn gọi là Hỏa thần, Hỏa Quang thiên
    Là vị thần giữ phương đông nam, một trong các vị thần Hộ Pháp quan trọng của Mật giáo. Mật hiệu là Hộ pháp kim cương (rất vắn tắt).

    Bu còm thêm vài dòng để chúng ta thấy Phật giáo là vô cùng phức tạp. Nói một khái niệm thì dắt dây thêm rất nhiều các khái niệm khác cứ như phản ứng hạt nhân

    Trả lờiXóa
  13. @bulukhin, chân lý thì vô cùng đơn giản, nhưng Phật giáo đúng hơn là con người thì vô cùng phức tạp..., hihi!

    Trả lờiXóa
  14. Thì vẫn trẻ mà , ai bảo già hồi nào (-:

    Trả lờiXóa
  15. Zào , uống cà phê nhiều sẽ mau già đấy

    Trả lờiXóa
  16. theo như câu : biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe đó anh :))

    Trả lờiXóa
  17. haha , không chịu nói cho rõ , bác H đi tìm cái khăn đen bịt mắt thì nguy

    Trả lờiXóa
  18. Ồ, cứ tưởng về PG chị P. cũng rành như chị M. chớ? :-))

    Trả lờiXóa
  19. lúc đó thì như Nguyễn Văn Trỗi hả chị :))

    Trả lờiXóa
  20. Aaa, dựa cột kiểu NVT thì sợ lém :-))

    Trả lờiXóa
  21. em có nói em rành hồi nào đâu ... chắc là em quăng lựu đạn đó thôi :))

    Trả lờiXóa
  22. Haha , là Phúc tự nói đó nghe , nào là quăng lựu đạn , nào là dựa cột ...

    Trả lờiXóa
  23. Trời, Phúc chỉ toàn nói tới dựa cột, quăng lựu đạn, cho nên mới nghĩ ra cái gì đâu á :-)))

    Trả lờiXóa
  24. Trở lại vấn đề , bác H thiệt là , lo nghiên cứu " ngôn ngữ của bàn tay " Phật , trong khi bạn mình khoanh tay dựa cột thì lại cứ phải hỏi tại sao , hehe ...

    Trả lờiXóa
  25. Aha, chết thật, cái này lại là dấu hiệu lẩm cẩm của tuổi già, hichic!

    Trả lờiXóa
  26. @bangtamngt, @nguoidan147, sau bài "Khế ấn" này có nên viết tiếp "Mít ấn" hay "Chuối ấn" không ta? (((-:

    Trả lờiXóa
  27. Viết "Củ khoai ấn" cũng được bác à .

    Trả lờiXóa
  28. chị đã nhìn ra vấn đề .... nếu sợ uống cafe mau già thì đi uống bia với em cho trẻ lại nha chị :))

    Trả lờiXóa
  29. hahahha.... chị Tâm làm anh Hiệp rối loạn luôn , khi thì thấy còn trẻ , khi thì thấy già rồi ....

    anh viết gì cũng được , cái gì ấn hoặc ấn cái gì tùy anh thôi , em vẫn giữ quan điểm , biết thì thưa thốt , không biết thì ....tiếp tục dựa cột :))

    Trả lờiXóa
  30. à quên nữa , em thấy tượng Phật bên Thái giống như người mẫu , còn tượng Phật bên VN tròn trịa hơn :)

    Trả lờiXóa
  31. Qua blog mới thấy bác Bu, bac H, chị M... thật là những khế hữu! Thiện tai!!

    Trả lờiXóa
  32. Củ khoai ấn?, OK number one, với ngón tay cái chỉ lên trời, cái ký hiệu này với ngón tay cái chỉ xuống đất là number ten, hoặc 2 ngón tay thành hình chữ V (lòng bàn tay hướng ra phía trước), là những ký hiệu ngôn ngữ của bàn tay mà người Âu Mỹ hay thể hiện, đấy cũng là một loại Thủ ấn đấy... :-)))

    Trả lờiXóa
  33. Có người rủ bạn Marg. ra... bờ kênh Nhiêu Lộc uống bia kìa :-)))

    Trả lờiXóa
  34. Phen này rối loạn tâm thần tẩu hỏa nhập ma mất, huhu!
    Để coi mai mốt sẽ ấn cái gì? :-)))

    Trả lờiXóa
  35. Một nhận xét chính xác của người tinh tế. Tượng Phật ở mỗi nước có mỗi khác nhau, tượng ở Thái Lan khuôn mặt dài, người thon, cân đối, mắt, lông mày cũng theo kiểu người vùng phía Nam Đông nam á, còn tượng Phật ở VN theo phong cách Trung Hoa mặt tròn, đầy đặn, dáng người cũng thế, chắc bởi cái quan niệm mập mạp phúc hậu có "của ăn của để", chứ ốm nhom nhách như tôi trông chán mớ đời :-)))

    Trả lờiXóa
  36. Các "Khế hữu" có mặt đầy đủ ha Toro :-)))

    Trả lờiXóa
  37. Đến hết ngày 1.8.2012 chị M đang mãi chăm bón cây khế vườn nhà, chưa thấy xuất hiện ở nhà PNH

    Trả lờiXóa
  38. Hehe, chị M. có mặt tại Saigon mà lại bận chăm sóc mấy cây khế quá nên chẳng thấy tăm hơi đâu cả :-))

    Trả lờiXóa
  39. Bác Bu trách chị M quên các khế hữu kìa. Không biết trên "khế hữu" thì gọi là gì cho đúng anh H nhỉ?

    Trả lờiXóa
  40. Bạn M có người chị con bác ruột sinh1935 vừa qua đời ở khu phố người Hoa chợ Lớn thứ 7 (4..8 ) Hỏa táng...

    Trả lờiXóa