PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Di tích...

Chùa Trăm Gian bị hủy hoại:

Báu vật không người trông coi

TT - Chùa Trăm Gian tuổi ngót ngàn năm, di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm đã bị hủy hoại mà không ai hay. Chỉ có thể nói là một vụ việc bi hài khó tưởng tượng đã diễn ra.

Gác khánh và nhà tổ cổ kính còn vững chãi bỗng dưng bị đập bỏ để dựng các công trình... một ngày tuổi - Ảnh: quân anh


Chùa Trăm Gian danh tiếng ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội khởi dựng từ thời Lý, được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ. Vậy mà bao năm nay nó liên tục bị trùng tu tôn tạo kiểu làm hỏng di tích, vụ nào cũng thuộc diện “không thể nào quên”, và ở tình trạng khi phát hiện nó đã “lỡ” rồi, đành lặng lẽ... rút kinh nghiệm, bỏ qua. Sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công nghiệp Nippon; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng ximăng, gạch ốp lát công nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni. Chưa hết, một bãi chiến trường của gạch, đá, gỗ lạt đang ngổn ngang trưng ra trong những ngày cuối tháng 8-2012 này ở chùa Trăm Gian.

Làm mới cho nó vững bền

Suốt hơn 100 ngày thi công ầm ĩ vừa qua, nhiều tỉ đồng được “tài trợ” làm hủy hoại di tích quốc gia rồi, mà cơ quan chức năng từ thôn, xã, huyện, thành phố, trung ương không ai hay biết. Đến khi nhận được tin “sét đánh” thì ôi thôi nhà tổ, gác khánh tuyệt đẹp, cổ kính ngàn năm của chùa đã bị đập ra, xây mới hoàn toàn. “Công trình trái phép” cơ bản đã “kịp tiến độ” - làm mới di tích 100% trước khi thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cùng Cục Di sản văn hóa... về thị sát. Ngày 24-8, ngay lập tức, biên bản yêu cầu đình chỉ thi công “làm mới” chùa Trăm Gian được ký tại sân chùa. Nhưng đã quá muộn. Sự đã rồi. Giờ biết kêu ai?



Các bức ảnh cũ còn nguyên. Bậc đá cao vút dẫn vào chùa bao năm nay rêu phong cổ kính, đá được đẽo gọt thủ công tuyệt mỹ, giờ bị đập ra toàn bộ, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa, để đá xẻ thời nay thay thế. Khu gác khánh vững chãi, thâm nghiêm, cột lim to, nền gạch vững hơn bàn thạch tọa lạc cạnh chùa chính, gần nhà tổ, gần cây hương nghi ngút khói ngàn năm lịch sử giờ mở lại xem trong ảnh vẫn thấy rõ cả trống đại, khánh lớn, rồi các cụ vãi vui vầy cửa Phật. Vậy mà những người chủ trương làm mới chùa Trăm Gian bảo với các quan thanh tra rằng: “Di tích cổ sắp đổ, chúng tôi phải dỡ ra khẩn cấp trước mùa mưa bão 2012” (!). Kết quả là từ đá tảng xanh chân cột, đá gạch cổ viền quanh di tích, các cấu kiện gỗ, ngói, rui mè..., tất cả đều bị đập phá bằng búa tạ, dỡ ra ném bỏ. Một gác khánh mới toanh từ nền đất lên đến đỉnh nóc đã hình thành, khi đoàn thanh tra đến đơn vị thi công chỉ còn thiếu lợp nốt ngói lên nóc nữa là coi như xong “gác khánh và nhà tổ... một ngày tuổi”.

Nhà tổ thì nhiều cột mục hơn so với gác khánh quá vững chãi vừa bị “chết oan” kia, nhưng như các chuyên gia bảo tồn từng nhiều lần khuyến cáo, cột lim nào cũng dễ bị tiêu tâm rỗng lõi. Nhưng nó mục rỗng lõi thì không có nghĩa là buộc phải dỡ ra thay mới. Nếu để yên thì nó vẫn cứ vững chãi mãi. Mà nếu trùng tu thì cần thay thế có tính toán, thậm chí chèn, kê, luồn gỗ vào các khúc tiêu tâm đó để có một cái cột vững chãi theo đúng nghĩa bảo tồn. Nhưng dù ai nói ngả nói nghiêng, nhà chùa vẫn dỡ toàn bộ nhà tổ, bỏ tất tật cấu kiện gỗ, gạch, đá cũ, bóc cả nền lên, đào hoắm xuống hơn chục xăngtimet, đổ bêtông toàn bộ, 100% vật liệu mới, dựng một cái nhà tổ mới toanh. Cụ Tuệ, năm nay 82 tuổi, được bà con “chuộng xây mới” bầu ra làm người chấp tác vinh dự nhất, được leo lên cất nóc cho di tích đang được làm mới. Cụ khoe: “Di tích còn tốt, gỗ lạt còn tốt, nhiều cái không cần thay, cứ để vậy thì còn lâu mới hỏng, nhưng có điều kiện thì chúng tôi tổ chức dỡ ra, thay mới toàn bộ cho nó bền. Không lấy lại một cái cấu kiện cũ nào cả. Thay tất”.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện đơn vị tổ chức thi công “dự án tự phát” đầy bất cập kể trên, bà Khoa (người trụ trì chùa Trăm Gian) cũng thừa nhận: người ta đã dỡ gác khánh, nhà tổ ra, thay mới toàn bộ. Tiền do các nguồn vận động, đóng góp “bên ngoài” chứ không phải từ ngân sách nhà nước.


Những tác phẩm điêu khắc cổ vô giá (ảnh trên) đã được làm mới lòe loẹt bằng sơn Nippon - Ảnh: Q.anh


Nỗi đau ở bên ngoài việc “phá” chùa Trăm Gian

Đau xót là ngay cả khi nhà tổ và gác khánh bị phá bỏ như đã kể trên thì chính quyền địa phương, ngành văn hóa địa phương không hề có động thái can thiệp hữu hiệu nào, đặc biệt là nhiều cán bộ lẽ ra phải sâu sát thực tế (như trưởng, phó ban quản lý di tích chùa Trăm Gian, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã) thì họ lại thản nhiên “không biết, không biết và không biết”. Đến giờ phút này, chính quyền xã Tiên Phương vẫn không biết gì về những “nỗi đau” diễn ra ầm ầm ở gần trụ sở UBND xã mình. Trưởng phòng văn hóa huyện càng không biết, Ban quản lý di tích của Hà Nội không biết, lãnh đạo Cục Di sản khi được hỏi cũng chỉ nói “sẽ kiểm tra”...

Trước khi thông tin về việc làm mới chùa Trăm Gian được đưa đến cơ quan chức năng để có sự kiện đoàn thanh tra về xem xét, thì phóng viên chúng tôi đã hỏi rất nhiều bô lão và cán bộ đương chức ở địa phương. Họ đều tỏ ý bất bình vì không được thông báo, không được hỏi ý kiến trước các việc “sửa chữa” kia. Bài học ở đây là: thiết chế quản lý của chúng ta với di sản quá lỏng lẻo. Lẽ nào chính quyền xã không biết và không dám đòi hỏi bằng được quyết định, văn bản, giấy tờ, chủ trương trùng tu, trước khi bất kỳ ai phá dỡ di tích quốc gia trên địa bàn của mình? Lẽ nào (giả dụ) không ngăn chặn được việc sai trái kia, mà người dân rồi chính quyền lại không đi báo cấp trên, báo lực lượng chức năng để xử lý? Giả dụ có ai đó gọi điện thoại cho Cục Di sản hay thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thông báo việc khởi công ầm ĩ trong khuôn viên báu vật chùa Trăm Gian thì có lẽ mọi việc sẽ không sầu thảm như lúc này.

Báu vật không có người trông coi. Nó bị “tàn sát” cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

NGUYỄN THỊ THANH TÂM


Tôi copy bài trên báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay 26-8-2012 nói về một di tích ngót ngàn năm tuổi bị tàn phá ở Hà Nội, là chùa Trăm Gian một "di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm đã bị hủy hoại", như bài báo đã viết. Thật lạ lùng khi sự việc cứ xảy ra như thế, hay chẳng có gì lạ khi sự việc nó vốn thế, bởi đây không phải là lần đầu di tích quốc gia bị xâm phạm...

Điệu này thì phải đi Hà Nội gấp, hoặc chẳng nên đi nữa rồi... .


20 nhận xét:

  1. "Sơn Nippon sơn đâu cũng đẹp", hù hù!

    Trả lờiXóa
  2. Ta chỉ có thể kết luận :
    1. Là họ phá hoại
    2. Là họ quá ...ngu -->

    Trả lờiXóa
  3. E ko biết Hà Nội bây giờ là những đâu nữa. Hóa ra chùa Trăm gian cũng thuộc HN. :(( Hồi xưa trốn học, cả lớp làm một chuyến đi chùa Trăm gian. Đi rất lâu mới tới nơi.

    Trả lờiXóa
  4. Và cái thứ 3 là... tham, phải có xây dựng lại chùa thì mới có quyên góp, và... vân vân và vân vân...

    Trả lờiXóa
  5. Hà Nội bây giờ sau khi sáp nhập chắc mênh mông luôn... hì hì!

    Trả lờiXóa
  6. Sự kiện quá đau lòng, nhưng nó liên tục diễn ra nhưng chưa có một kẻ nào phải ra trước vành móng ngựa để chịu tội cả. Hủy hoại tài sản chỉ vài triệu đồng đã bị khởi tố nhưng hủy hoại một di tích cấp quốc gia thì lại chỉ mấy bài báo phê phán... rồi thôi. Biết bao giờ sự ngu muội, tham lam ( làm dự án) mới buông tha các di tích đây???
    Chùa Trăm Gian có những phù điêu la hán tuyệt đẹp, có tượng Đô đốc Long rất sống động nữa bác H ạ.

    Trả lờiXóa
  7. Toro xem búc tranh bên trên còn nguyên, và bức tranh dưới được sơn lại bằng sơn mới bây giờ, nó khác nhau đến kinh khiếp, vậy mà người ta làm được, một ông cụ tám mươi hai tuổi được bầu làm "trưởng ban phá hoại" hồn nhiên nói chúng tôi phá tất.
    Ai phải chịu trách nhiệm đây hả Toro??? Đường mới làm thì sụp xuống to tướng, sâu hoắm, lòi ra những ống cống ngổn ngang chừng như không hề có bê tông lót ống cống, và cũng không có những gioăng hay mối nối bê tông giữa những đốt nối của cống, nhìn là thấy ngay nhưng người ta vẫn... hồn nhiên đổ cho... trời, còn cái phá hoại văn hóa này đổ cho ai đây?

    Trả lờiXóa
  8. Giờ thì nó ở trong Hà nội đấy GR ! Nhưng khoảng cách...vẫn không thay đổi ! hi hi hi....

    Trả lờiXóa
  9. Lâu rồi có tấm ảnh khôi hài trên báo Liên Xô, 2 ông nông dân chống cây cuốc trên cánh đồng nhìn nhà máy mới mọc lên phía xa nói với nhau: Chúng ta chưa kịp dời về thành phố thì thành phố đã dời về đây...

    Trả lờiXóa
  10. Đâu phải mỗi chùa Trăm gian mới bị vậy đâu bác.

    Trả lờiXóa
  11. Hehe. Chị tính bán kính khoảng 100km từ ao cụ rùa là hết Hà Nội đó chị Hằng ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Cái đáng sợ là ở chỗ ấy, mọi nơi chứ không riêng nơi nào... )))-:

    Trả lờiXóa
  13. Đúng là hết thuốc, một sự thật đau lòng mà nhiều người có trách nhiệm dửng dưng, cũng như những phá hại di tích khác, người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, người có thẩm quyền thì vô tâm, còn những ai quan tâm đến thì chỉ biết đưa lên vài bài báo...

    Trả lờiXóa
  14. Neu thuc su 1000 tuoi, da co Nguoi an cap ban ra Nuoc Ngoai roi
    Lang o Hue chi 300 nam da co UNESO , Nhat Ban dau tu
    Kien truc go Khong ton tai 1000 nam

    Trả lờiXóa
  15. Ra Hà Nội bây giờ chỉ còn tình người Mul như anh Toro, chị Thuthuy và em thôi anh Hiệp ơi. Còn các di tích, bỏ qua luôn đi anh ạ.

    Trả lờiXóa
  16. Vậy thì chừng nào có dịp ra Hà Nội sẽ đi kiếm tình người chứ không thèm tìm nhà cổ :-))

    Trả lờiXóa
  17. Không phải kiếm anh ạ, có sẵn rồi.

    Trả lờiXóa
  18. Vậy thì thích quá, chừng nào có dịp ra Hanoi chắc chắn sẽ gặp cái có sẵn :-))

    Trả lờiXóa
  19. Vâng! Thích quá còn gì nữa ạ.
    Anh cứ tiến hành đi nha.

    Trả lờiXóa