PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tên gọi (2).



"Sài Gòn có Bến Chương Dương/ Có dinh Độc Lập có đường Tự Do/ Có Chợ Quán có Cầu Kho/ Bến xe Lục Tỉnh con đò Thủ Thiêm". Câu ca dao trong bài Học thuộc lòng thời học Tiểu học lớp Năm lớp Tư, chẳng hiểu sao vẫn còn trong tâm trí của tôi dẫu đã qua nửa thế kỷ, với biết bao nhiêu dâu bể. Sài Gòn không phải là nơi tôi sinh ra, nhưng là nơi tôi đã sống, đã lớn lên, Sài Gòn với những địa danh, những tên gọi cho dù có còn hay đã mất...

Địa danh Sài Gòn gắn liền với Chợ Lớn, là hai khu vực chủ yếu của một Sài Gòn "Hòn ngọc Viễn Đông" một thời, mà ngay cả "Nhà thơ điên" Bùi Giáng cũng có thơ "Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn". Tôi cũng không hiểu tại sao trong hơn nửa thế kỷ sống ở Sài Gòn, ngoài những kỷ niệm về gia đình, con người, bạn bè, học đường... Ký ức của tôi lại nặng về những địa danh, những tên gọi mà bây giờ cái còn cái đã mất...

Trước hết là về chính cái tên Sài Gòn, một cái tên gọi về một thành phố chỉ mới được thành lập hơn 300 năm nay, 300 năm là quá dài với một đời người, nhưng so với một thành phố, một lịch sử thì chẳng thấm vào đâu, thế mà ngay cả những "cố cựu", những gốc "lâm vồ" đã ở rất lâu nơi đất Sài Gòn năm xưa, rất giỏi về văn hóa, nghiên cứu, tìm hiểu... như học giả Vương Hồng Sển, và nhà Nam bộ học Sơn Nam cũng không sao tìm ra được nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Sài Gòn, những gì mà "thiên hạ" viết để giải thích về hai từ Sài Gòn cũng chỉ là phỏng đoán, không phải là chính thức...

Trong câu ca dao trên thì dinh Độc Lập vẫn còn đó nhưng đã được đổi tên thành dinh Thống Nhất, như chúng ta đã biết, dinh Độc Lập ban đầu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc từ năm 1870 cho đến năm 1873 mới xây xong, với kiến trúc kiểu Pháp, đặt tên là dinh Norodom, tên của dòng dõi vua xứ Cao Mên. Tại sao một công trình tiêu biểu cho Sài Gòn lúc bấy giờ lại được đặt tên của vị vua nước ngoài? Có thể lúc đó người Pháp đã gộp chung 3 nước Việt - Mên - Lào làm một gọi chung là Đông Dương, cho nên không phân biệt. Tuy nhiên có sách nói do người Pháp đã "trả công" cho vua Mên đã "nhanh nhẩu" chấp nhận nền bảo hộ của "mẫu quốc" trước đó, chứ không chống lại như người Việt... Khi mới xây xong dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ cho nên bàn đầu được gọi là dinh Thống đốc. Từ năm 1887 cho đến năm 1945 dinh dành cho Toàn quyền Đông Dương nên được gọi là dinh Toàn quyền. Đến năm 1955 Thủ tướng họ Ngô phế truất vị vua cuối cùng của Việt Nam là Bảo Đại lên làm Tổng thống, dinh được đổi tên thành dinh Độc Lập.
Đến năm 1962, hai viên phi công của quân đội miền Nam là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đã ném bom dinh Độc Lập trong một cuộc đảo chính làm sập một phần dinh. Tổng thống họ Ngô đã cho phá dinh cũ và xây lại dinh theo kiến trúc mới, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ giải Khôi nguyên La Mã thiết kế. Năm 1963 anh em Tổng thống họ Ngô bị sát hại trong một cuộc đảo chính khi dinh chưa xây xong, mãi đến năm 1966 việc xây dựng dinh mới hoàn tất. Tháng 4 năm 1975 chế độ miền Nam sụp đổ, và đến cuối năm, tháng 11 năm 1975 dinh Độc Lập được đổi tên thành Hội trường Thống Nhất từ đó đến nay...

Đường Tự Do thì như các bạn đã biết, trước năm 1975 là một con đường xưa nhất của Sài Gòn, tuy không dài lắm nối từ bờ sông Sài Gòn đến nhà thờ Đức Bà (tên chữ là Vương cung thánh đường Sài Gòn), nhưng lại là con đường thuộc loại đẹp nhất Sài Gòn, đường nhỏ hai bên trồng cây me, đến mùa thay lá tung bay những lá me và rải những thảm lá me vàng trên hè phố... Thời Pháp được đặt tên Catinat, đến năm 1955 đổi tên thành đường Tự Do, tháng 8 năm 1975 đổi thành đường Đồng Khởi cho đến ngày nay...

Địa danh Chợ Quán có "nhà thương Chợ Quán" nổi danh thời xưa, theo học giả Vương Hồng Sển, xưa nơi này có một cái chợ họp dưới những gốc cây me già, người buôn bán dựng những cái quán lá cho nên gọi luôn là Chợ Quán. Còn tên C
ầu Kho xưa là "Kho Cẩm Thảo" của nhà vua xây để tích trữ lương mễ từ Lục Tỉnh tải lên cống nạp. tên chữ khác gọi là "Tân Triêm Phường".

Địa danh Bến xe Lục Tỉnh còn trong ca dao nhưng bến xe Lục Tỉnh nằm dọc theo con đường Lê Hồng Phong quận 10 cho đến Ngã Bảy bây giờ đã mất, Lục Tỉnh là 6 tỉnh miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn còn gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh bao gồm: Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Con đò Thủ Thiêm hay kể cả con phà Thủ Thiêm với những chiếc phà sắt chở người và vật qua lại nay cũng không còn, thay vào đó là đường hầm hiện đại được xem là bề thế vào bậc nhất Đông Nam Á, nhưng than ôi mấy ngày hôm trước thấy báo chí đăng tin đã bị... dột, truyền hình cũng chiếu cho công chúng thấy những vết nứt và thấm dột ở nhiều nơi, dĩ nhiên dân được trấn an là hư hỏng... trong mức cho phép...! Về tên gọi Thủ Thiêm (cũng có sách chép là Thủ Thêm), thì Thủ là chức vụ, còn Thiêm là tên người, tên gọi bằng chức vụ hay ghép chức vụ với tên ở Sài Gòn cũng phổ biến, chẳng hạn cầu Ông Lãnh, cây cầu này thuở xưa do ông Lãnh binh bỏ tiền ra xây dựng, đường Lãnh Binh Thăng, ông Lãnh binh tên Thăng... Ở Sài Gòn kế bên Thảo Cầm Viên, mà người bình dân quen gọi là Sở Thú, có cây cầu Thị Nghè, Thị Nghè (hay Bà Nghè) là vợ của một ông Nghè bỏ tiền ra xây...

Cũng có một cây cầu được gọi bằng tên một loại gia vị nêm nếm là muối, đó là cầu Muối, xưa người ta đi ghe biển chở muối lên đổi chác mua bán với người Sài Gòn có bến đậu tại đây, kế bên là ngôi chợ cũng gọi luôn là chợ Cầu Muối... Một cây cầu khác qua miệt Bà Chiểu là cầu Bông, cầu này xưa tên là cầu Cao Mên, sau đổi thành cầu Hoa, vì nằm gần bên vườn hoa của lăng Ông Thượng (Thượng Công Lê Văn Duyệt), sau kỵ húy tên một bà phi của vua Minh Mạng nên đổi thành Bông, cầu Bông, lăng Ông, còn gọi là lăng Ông Bà Chiểu thì ai ở Sài Gòn cũng biết (không biết có ai đó nghe tên lăng Ông Bà Chiểu lại nghĩ là "lăng" của hai ông bà tên Chiểu không ta? )

Vùng quận 3 bây giờ nằm tại ngã tư xưa là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp (bây giờ là CMT 8 - Võ Văn Tần có ngôi chợ gọi là chợ Đũi, chuyên bán Đũi (vải vóc), bây giờ không còn...

Có lẽ ngược về vùng Chợ Lớn xưa kia ai ở lâu năm chắc biết những tên như Xóm Chỉ (có cây cầu sắt là cầu Xóm Chỉ) chuyên bán kim chỉ, phụ tùng may vá. Gần đó là cầu Ba Cẳng, trước là cầu sắt, gỗ gọi là cầu Ba Ngã, giống kiểu cầu chữ Y vậy, sau do bị sập vì có vụ cháy nhà dân chúng hiếu kỳ leo lên coi quá mạng khiến cầu chịu không nổi sụm bà chè, cầu được xây lại bằng bê tông sạn sỏi đổi lại thành cầu Ba Cẳng (cẳng, tiếng miền Nam gọi chân để đi), nay những cầu này không còn. Trung tâm Chợ Lớn xưa có khu vực kêu là Đèn Năm Ngọn, do giữa ngã tư có một vòng xoay nhỏ trên đó có trồng cây đèn đường kiểu xưa có năm ngọn, bây giờ thay bằng cây đèn kiểu mới có... bốn ngọn tỏa ra bốn hướng. Kế bên khu Đèn Năm Ngọn là một chợ vải kêu chợ vải Soái Kình Lâm, Soái Kình Lâm là tên một nhà hàng lớn của người Hoa xưa vẫn còn ở cạnh đó...

Ở khu vực quận 10 kế Ủy ban nhân dân quận bây giờ có khu xưa là chợ cá Trần Quốc Toản, vì đây là một ngôi chợ lớn  xưa chuyên bán cá, tôm... nằm trên đường Trần Quốc Toản (bây giờ là đường 3 tháng 2), thuộc loại chợ đầu mối, đi xa xa đã ngửi thấy mùi cá tanh, sau có lẽ do ô nhiễm nên chợ đã bị dẹp. Đi xuống xa hơn bây giờ là quận 11 vẫn còn dấu tích của một vùng khá rộng lớn là Trường đua ngựa Phú Thọ, hoạt động từ thời Pháp, sau năm 75 vẫn còn đua ngựa mãi cho đến gần đây,  bây giờ hình như cũng đã đã dẹp...?

Ở gần khu Trường đua ngựa Phú Thọ mé bên cư xá Lữ Gia có một tên gọi mà có lẽ những ai xưa ở gần đó mới biết, đó là tên Nhà Thờ Hầm. Đây là một ngôi nhà thờ nhỏ khi xưa là một kho đạn được xây bằng đá xanh và đất, bên trong như cái hầm, trông xa tựa tựa như cái bát úp, chung quanh 3 bề của Nhà Thờ Hầm là hào nước sâu, đất nhà thờ khá thấp tôi nhớ mùa mưa trong nhà thờ nước ngập có khi ngang bắp chân trẻ nhỏ. Sau một ngôi nhà thờ mới được xây gần đó nên Nhà Thờ Hầm bị bỏ phế, cách nay khoảng mươi năm tôi có dịp đi ngang thấy vẫn còn dấu tích của Nhà Thờ Hầm, nhưng hình như bây giờ cũng không còn...?

Ngồi nhớ lại những tên gọi, những nơi chốn của một thời quá khứ... cũng cảm thấy bùi ngùi...

Sài Gòn tháng 8/ 2012.
 

55 nhận xét:

  1. Trời, tui ở khu này từ hồi CX Lữ Gia chỉ toàn là rừng cao su, sao chưa bao giờ nghe đến "Nhà thờ Hầm" ta?

    Trả lờiXóa
  2. bac noi lam M nho hoi trung hoc co co ban rat thich chay xe Cady ( vua di vua ca ) do doc Tu Do. Khi xe do doc , ban rut hai chan khoi pedales, de tren thanh xe, toc dai tung bay ...

    Trả lờiXóa
  3. Nếu bạn ở từ thời Cư xá Lữ Gia còn là rừng cao su, mà không biết Nhà Thờ Hầm gần đấy thì đúng là lạ, thuở nhỏ tôi ở phía bên đường Lê Đại Hành phía trước mặt Trường đua Phú Thọ hay cùng đám con nít lang thang vô rừng cao su chơi, nhặt những hạt cao su mài xuống nền xi măng nóng bỏng dí vào tay nhau chơi, và hay xách cần câu đến khu chung quanh Nhà Thờ Hầm là những ao, hào nước câu cá.
    bạn vào Google gõ Nhà Thờ hầm sẽ thấy thông tin, nhưng lạ là tôi tìm mà không sao thấy được cái hình nào chụp Nhà Thờ hầm.

    Trả lờiXóa
  4. Hihi, khu vực nhà thờ Đức Bà cao thoai thoải xuống mé sông, xưa còn nhỏ đạp xe đạp khoái thả cho xe chạy tà tà xuống, đường Tự Do xưa cho đến Đồng Khởi chỉ có một chiều đi từ Nhà thờ Đức Bà đổ xuống (((-:

    Trả lờiXóa
  5. Trên đường Tư Do cũng có mấy quán cafe xưa của saigon là La Pagode, Givral, Brodard nay đã không còn...

    Trả lờiXóa
  6. Câu ca dao này chỉ có sau 1954 thôi:)
    @ Lúc trước tôi cũng ở Lê Đại Hành, sau dọn qua Dương Công Trừng....

    Trả lờiXóa
  7. Thuở tôi học lớp năm lớp tư khoảng gần cuối những năm 50 ở trường Tiểu học Phú Thọ.
    Xưa đường Lê Đại Hành truớc mặt trường đua Phú Thọ có 2 cửa vào, "Cửa nhà giàu" ở đối diện Cư xá Nhảy dù cũ, "Cửa nhà nghèo" ở phía ngã ba Tôn Thất Hiệp - Lê Đại Hành, tôi ở chỗ đó, cách ngã ba mấy căn.

    Trả lờiXóa
  8. A, truong Tieu hoc Phu Tho nay M biet, hoi lop Nhat , co thi "Do vui de hoc ", doi M thi thang doi truong Phu Tho . Hoi do thi thang duoc lanh thuong nhieu lam

    Trả lờiXóa
  9. ua, Brodảrd gio cung khong con sao?

    Trả lờiXóa
  10. Cha hồi đó có thi "Đố vui để học" là giỏi quá ha, lúc đó hình như là ông tên là "Đinh Ngọc Mô" (tôi nhớ mang máng) điều khiển chương trình?

    Trả lờiXóa
  11. Vị trí Brodard thì còn, vẫn là quán cafe nhưng tên đã đổi khác, hình như vẫn còn tên Brodard trên cao của tòa nhà, mấy năm trước tôi có chụp.

    Trả lờiXóa
  12. 1- Bu chưa dám đi xe máy ở Sài Gòn sợ bị lạc và công an thổi còi.
    Không biết cái đường tên dài dòng: Xô viết Nghệ Tĩnh xưa gọi là gì?? Bu chỉ thuộc lòng " Nam kỳ khởi nghĩa thôi Công lý, Đồng khởi lên rồi hết Tự do" như câu ca dân gian.
    2- Đặt tên đường cũng là văn hóa. Xây dựng một thành phố mới tinh rồi đặt tên HCM thì được. Đằng này bỏ Sài Gòn 300 năm tuổi để thay bằng HCM là phủ nhận quá khứ ..Mà HCM thấy người ta chỉ dùng khi viết văn bản thôi, chứ dân gian vẫn gọi là Sài Gòn.
    3- Hùng Vương không phải tổ người Việt mà chỉ là tổ nền hành chính VN, vậy gọi tên lễ "Giổ tổ Hùng Vương" là không ổn. Bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vừa cho ra đời Hồi ký gọi cụ Hồ là "Cha già dân tộc" tức cha dân tộc có thêm tên HCM ngoài tên Hùng Vương là tổ sao??

    Trả lờiXóa
  13. Không quen chạy xe máy ở Sài Gòn dễ lạc vì đường xá ngang dọc như mắc cửi.
    Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, từ cầu Thị Nghè cho đến tuốt Bình Quới có đi ngang ngã ba Hàng Xanh chỗ nhà con trai bác là con đường có từ lâu đời, thời Đàng Cựu gọi là Thiên Lý Cũ. Thời Pháp Tây đặt cho đoạn từ cầu Thị Nghè đến ngã tư Xa lộ là Route Interprovinciale No (numéro = số) 24 (ta gọi là Liên Tỉnh Lộ 24), còn đoạn từ ngã tư Xa lộ đén cầu Bình Triệu là Quốc lộ 13. Từ năm 1955 chính quyền tỉnh Gia Định đổi Liên tỉnh lộ 24 thành đường Hùng Vương. Tháng 8 năm 1975 chính quyền Quân quản Sài Gòn nhập đường Hồng Thập Tự (đoạn từ cầu Thị Nghè trở ngược lên cho đến Công trường Cộng Hòa (vòng xoay Lý Thái Tổ), đường Hùng Vương, và một đoạn của QL 13 thành đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bây giờ thì XVNT là đoạn từ Ngã tư xa lộ đến Bình Quới Thanh Đa.
    Tên đường ở Sài Gòn lắm khi phức tạp vì qua nhiều trào.

    Trả lờiXóa
  14. Saigon ơi ...quê hương em đó ...nên sống chết gì củng ở Saigon hehhehehe

    Trả lờiXóa
  15. nhu73ng dòng kỷ niệm xưa ...một thời để nhớ và một thời để quên , có lẻ nhiều con đường kỷ niệm đến giờ đi lại vẩn còn nghe bồi hồi hahhha

    Trả lờiXóa
  16. Bà Bình này nâng bi không khéo, lại thành "bóp bi" :)):))

    Trả lờiXóa
  17. 1- Cái bà Bình ấy con nhà thế gia vọng tộc, cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh làm đến chức Phó chủ tịch nước. Nhiều người ca ngợi hết lời hồi ký của bà nhưng bu đọc rồi mới thấy thất vọng. Gọi cụ Hồ là cha gia dân tộc tức bà ta coi thường cái dân tộc này quá đáng (thực ra câu đó do chính cụ viết ra khi mang tên là nhà báo Trần Đân Tiên viết về đời hoạt động của Hồ chủ Tịch)
    2- Bà ấy còn khoe là đã giơ tay đồng ý trong một hội nghị Trung ương rằng sau giải phóng phải cải tạo kinh tế miền Nam y như miền bắc. Bu tui cho đây là tội ác cần lên án.
    (PNH cho lạc đề chút xíu để Reply bạn chưa quen . Cảm ơn)

    Trả lờiXóa
  18. 1. Đúng là mỗi cái tên đường phố là một trời kỷ niệm đối với mỗi người sống ở đó, gắn bó với nó, xung quanh mỗi tên đường, mỗi địa danh còn một trường văn hóa nữa. Thay đổi là không tránh khỏi nhưng có những thay đổi thật đáng tiếc. Ví dụ, nên đặt đường Đồng Khởi là con đường mới mà giữ nguyên Tự Do, cũng như giữ nguyên Công Lý... Đó là những giá trị phổ quát.
    2. Em rất ấn tượng "Trường đua Phú Thọ" do lạ lẫm với ngoài Bắc, đọc được trong thơ Nguyên Sa.
    3. Năm 1955, Bảo Đại khi đó là Quốc trưởng của Chính thể quân chủ lập hiến, phải không ạ.
    4. Bác Bu: Nghe nói cụm từ "Cha già dân tộc" các cụ cũng mang ở Pháp về, nghe đâu báo chí Pháp cũng gọi Charles de Gaulle là cha già dân tộc. Có người nói vậy, không biết sao bác ạ.

    Trả lờiXóa
  19. Người Á châu mới có cái lối sùng bái cá nhân, tâng bốc lãnh tụ lên trời xanh, chứ bên tây Tổng thống không là cái gì ghê gớm lắm. "Charles de Gaulle " được người Pháp gọi là cha gia dân tộc nghe khó tin quá

    Trả lờiXóa
  20. Còn đường Công lý nữa anh Hiệp nhỉ .

    Lại nhớ, Ngọc Thuần đã có những bài viết rất hay về các địa danh cũ...Đầy kỷ niệm và tiếc nuối...nhẹ nhàng...:)

    Trả lờiXóa
  21. Bà Bình hội nghị Paris này thì tôi cũng biết chút chút, sau 1975 tưởng đã phải tiêu rồi, đã bán đứng lực lương Giải Phóng Miền Nam để đổi lấy chức Bộ Trưởng Giáo Dục,
    Dĩ nhiên chuyện quá dài để có thể nói trên đây, nhất là tại nhà một bạn, anh PNH cũng như anh Bulukhin. tuy cả hai, tôi đã kính phục nhưng vẫn còn là xa lạ. :)

    Trả lờiXóa
  22. Đường xá, địa danh, thời thế... thay đổi cũng là chuyện thường tình của xã hội, của cuộc sống... Tuy nhiên riêng với những tên gọi như đường Tự Do, Công Lý... mà sau 75 vội thay đổi, thì hơi... nhạy cảm. Bởi điều này mà dân... gian có câu vè "Nam kỳ khởi nghĩa tiêu Công lý/ Đồng Khởi vùng lên mất Tự do", quả là không hay!

    Trả lờiXóa
  23. Bạn Ngocthuan thấy có rất nhiều kỷ niệm với Sài Gòn :-))

    Trả lờiXóa
  24. Sống ở Sài Gòn là được rồi, nhưng lỡ có.... tắc tử bây giờ phải lên Bình Dương mà tá túc, hù hù!

    Trả lờiXóa
  25. Hiên bây giờ tôi không rõ bạn ở đâu? Nhưng đã cất công ghé thăm và có lời thiện cảm cũng rất lấy làm trân trọng và cám ơn. Tôi lớn lên ở Sài Gòn xin lấy lòng hiếu khách của người miền Nam mà tiếp đãi.

    Trả lờiXóa
  26. VH thích nhất ở làng Đại học Thủ đức, các con đường được đặt tên rất là...trình độ ! Đáng nể : Các còn đường dọc mang tên các chủ thuyết : Hòa bình, Tự do, Bác ái...Các con đường ngang mang tên các danh nhân cả của VN và của thế giới !
    Sao các nhà quản lý của ta không chịu học hỏi nhỉ ? Hoặc ...nếu dốt thì...cứ để nguyên thế ! ...Buồn anh ạ !

    Trả lờiXóa
  27. Hì hì, người giỏi thì làm cái gì cũng hay, nhân nói tới chuyện tên đường trước có đồng nghiệp trẻ trẻ hỏi tôi đường Lũy Bán Bích ở đâu? (Đây là một con đường ở miệt Tân Bình - Tân Phú, tôi hỏi lại có biết Lũy Bán Bích là ai không? Anh bạn trẻ nghĩ ngợi nói chắc tên người cũng như Huỳnh Văn Bánh hay Đoàn Văn Bơ... Thực ra Lũy Bán Bích là tên một cái thành xây thời Gia Long có hình bán nguyệt, hình nửa ngọc bích, giáp 2 huyện Bình Dương, Tân Long cũ do đốc chiến Nguyễn Đàm đắp (Gia Định Thành Thông Chí).

    Trả lờiXóa
  28. Người ta vẫn gọi là đường hầm Thủ thiêm anh ạ ! May mà không gọi là đường...Hầm Võ văn Kiệt ! hi hi.....

    Trả lờiXóa
  29. Hầm này mới đây nối Đại lộ Võ Văn Kiệt với bên quận 2 cho nên có gọi là hầm Võ Văn Kiệt cũng hợp lẽ. Tuy nhiên với đại chúng thì thường bình dị, tên "hầm Thủ Thiêm" dễ nghe và dễ nói hơn :-))

    Trả lờiXóa
  30. Con đò Thủ thiêm rồi phà Thủ thiêm ! Hầm Thủ thiêm ...còn gì hay bằng anh Hiệp ! Ấp Cây bàng thì đang lùi dần vào nỗi nhớ rồi...

    Chứ gọi hầm Võ văn Kiệt thì người ta lại nghĩ đến...nước dùng mất !! :)

    Trả lờiXóa
  31. Ninh cho nhừ ha vuonghung? Haha!, từ con đò, nâng cấp thành phà, rồi siêu cấp thành hầm Thủ Thiêm là hay lắm :-))

    Trả lờiXóa
  32. Ảo nên xa lạ, nhưng mà "tụng kì thi tri kì nhân" dần dà rồi quen hết, tiếc nỗi Multiply sắp thở hơi cuối cùng ....

    Trả lờiXóa
  33. Ảo nên xa lạ, nhưng mà "tụng kì thi tri kì nhân" dần dà rồi quen hết, tiếc nỗi Multiply sắp thở hơi cuối cùng ....

    Trả lờiXóa
  34. Hay lắm anh Hiệp ơi ! đọc nghe cứ nao nao buồn ...Nhà mình ở gần Nhà thờ Hầm . Bây giờ mới xây lại hoành tráng lắm !!

    Trả lờiXóa
  35. Có lẽ anh D. muốn nói đến nhà thờ Tân Phước mới xây to đẹp, tôi xem thông tin trên mạng thấy có người nói Nhà thờ hầm xưa nay thành công viên Tân Phước, trong đó có câu lạc bộ thẩm mỹ Tân Phước là nơi gốc của Nhà thờ hầm, anh D. ở gần đấy thử ghé xem sao?

    Trả lờiXóa
  36. Bên Đồng Nai - Biên Hòa có nhiều nhà thờ hiện đại, mang phong cách mới đẹp anh H nhỉ... Ngoài Bắc bây giờ xây vẫn sao lại phong cách thực dân, không mang dấu ấn thời đại bằng miền Nam.

    Trả lờiXóa
  37. tên Sài Gòn thì có nhiều cách giải thích , em chỉ biết là vùng đất Sài Gòn ngày xưa bây giờ là Chợ Lớn , còn Sài Gòn bây giờ ngày xưa tên là Bến Nghé :)

    nhắc tới cầu Bông nhớ lại bài hát Gạo trắng trăng thanh của Hoàng Thi Thơ đựơc hát là : ai đang đi , trên cầu Bông , rớt xuống sông ướt cái quần ni-lông ...vô đây em , dù trời khuya anh vẫn đưa em về ....:))

    Trả lờiXóa
  38. Nhà thờ bây giờ mới xây có cái đẹp, cũng có cái xấu, tùy theo thẩm mỹ của Giáo xứ (cha xứ), và tài năng của KTS, miệt Hố Nai - Gia Kiệm xưa là dân Bắc di cư TCG ở cho nên cứ... 100m là có 1 cái nhà thờ hoành tráng.
    Nhìn kiến trúc (nói chung) ở miền Nam có thể biết được thời đại, và cũng biết được thẩm mỹ...

    Trả lờiXóa
  39. Sài Gòn trước kia là Chợ Lớn, Chợ Lớn trước kia là... Đề Ngạn, lung tung linh tinh cả. Đất Sài Gòn là dân tứ xứ đến ở gốc tích là của người Mên, rồi Khách trú (người Hoa) không biết có phải Khách trú thành Các chú, người Kinh, Chà và, Ma ní... Ôi thôi, chẳng biết đâu mà lần.
    Hihi, quần ni lông là mau khô lắm á :-)))

    Trả lờiXóa
  40. bởi vậy , Sài Gòn rất đa văn hóa , nhà thờ Thiên Chúa , nhà thờ Tin Lành , nhà thờ Hồi giáo , Thánh Thất Cao Đài , chùa chiền ... đủ cả ....
    còn món ăn thì khỏi nói ...rất phong phú , đủ cả 3 miền , ngoài ra còn có các món ăn của Thái , Nhật , Hàn , Ấn , HK ...

    Trả lờiXóa
  41. Hôm nào P với bác H đi chùa Ấn Độ không , M dẫn đi . M có vô chùa Ấn độ rồi .

    Trả lờiXóa
  42. Xin hỏi Huynh lich sử và tên gọi của "Vườn Ông Thượng" (Vườn Tao Đàn bây giờ)

    Trả lờiXóa
  43. Có thể cạnh tranh cả về mặt hợp chủng quốc nữa đấy, Tây, Tàu, Nhật, Mỹ, Đại Hàn, Úc Đại Lợi... Hihi!
    Canh cua rau đay, cà pháo mắm tôm, canh chua cá lóc, cá rô kho tộ... là ngon nhứt :-)))

    Trả lờiXóa
  44. Vậy chứ chưa hề vô chùa Ấn Độ bao giờ, đi chớ, rủ bạn P. luôn :-)))

    Trả lờiXóa
  45. Vậy hôm nào sẽ dẫn đi , để cảm tạ bác đã dẫn Marg vô chùa Tàu ( Cũng không biết chùa Ấn Độ có cho chụp hình thoải mái như chùa Tàu không ? )

    Trả lờiXóa
  46. hôm nào đi , em với chị quấn sari nha :))

    Trả lờiXóa
  47. nếu vậy thì chấm một chấm đỏ giữa trán nữa .

    Trả lờiXóa
  48. A, vườn ông Thượng, vườn Bờ Rô, vườn Tao Đàn... và một số địa danh lý thú khác. Có lẽ để mai tôi sẽ viết tiếp một entry nữa về những điều này, bạn chờ nhé. :-))

    Trả lờiXóa
  49. dạ , anh mặc kiểu Alibaba là được rồi :))

    Trả lờiXóa
  50. Chùa Ấn Độ thì thờ 3 vị: Brahma (Thần Sáng tạo), Siva (Thần Hủy diệt), Vishnu (Thần Bảo tồn), hình như vô cũng thoải mái chứ không khó khăn lắm...

    Trả lờiXóa
  51. Alibaba vô nhà người ta dắt xe đạp ra... hả? :-))

    Trả lờiXóa
  52. là không biết có được chụp hình như vô chùa Tàu không . Chứ người Việt mình vô đó nhiều lắm ( cửa chùa nào mà không rộng mở ) . Việc cúng kiến ở đó cũng có những khác biệt so với chùa Việt và chùa Tàu , vô xem cũng hay . Chẳng hạn như có người nằm dài giữa chính điện để cầu khấn , có người gục đầu , áp mặt vào bức tường sau chính điện v.v... Đi xem thử heng .
    Chùa M có vô là thờ bà , không biết có thờ ba vị thần như bác nói không

    Trả lờiXóa
  53. Ngộ quá ha, chùa thờ Bà, sang đến VN thì hễ trong chùa có tượng trông giống nữ thì là Bà, giống nam là Ông, hihi...

    Trả lờiXóa