Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012
Tên gọi.
Phàm mọi thứ trên đời đều có một tên gọi, từ đồ vật đến con người cho tới cả ma quỷ, thần thánh, tất thảy không trừ. Tôi nhớ hồi xưa còn nhỏ khoảng thời học tiểu học lớp ba lớp tư (khoảng lớp hai lớp ba bây giờ), có lần đi học giáo lý ở nhà thờ (lúc ấy bị bắt buộc, không cách chi trốn thoát), ông thày dạy giáo lý có kể một câu chuyện về việc đặt tên của Đức Chúa trời cho muôn loài (chẳng hiểu ra sao mà câu chuyện cách nay cả nửa thế kỷ nó lại còn nằm trong trí nhớ), đại khái câu chuyện như thế này, có lẽ nhiều bạn cũng biết, "Ở vào thời hồng hoang lúc Thượng đế mới tạo ra muôn vật, ngoại trừ người nam đã được ngài đặt tên là Adam, và người nữ được ngài đặt là Eve, còn lại muôn loài ngài chưa kịp đặt cho một cái tên, khi ấy muôn loài đều có chung một ngôn ngữ có thể nói để cho nhau hiểu, không có tên gọi riêng cho nên mọi chuyện cứ nhặng xị lộn tùng phèo, chẳng thể phân biệt được ai vào với ai, muôn vật thấy thế mới tâu lên Thượng đế điều này, quả thật ngài cũng thấy rắc rối, thế là ngài dặn muôn vật ngày hôm sau hãy đến sớm để ngài đặt tên cho.
Hôm sau mới tờ mờ sáng muôn loài đã lũ lượt kéo đến gặp Thượng đế nơi Thiên đường, những con vật đến sớm đều chọn được cho mình một cái tên đẹp đẽ, chẳng hạn Hoàng Anh, Hoàng yến, Họa mi, Sơn ca... hay một cái tên oai hùng như Cọp, Beo, Voi, Sư Tử, hoặc có vẻ... gấu như Gấu ngựa, Gấu chó, Voi, Tê giác, Hà mã..., những con vật ham chơi hoặc lười biếng ngủ dậy trễ đến sau thì được một cái tên xấu hơn, như Két, Sẻ, Cú... hoặc Chồn, Cáo, Cầy... Loài cây cũng thế (aha, xưa cây cũng có chân đi được chứ không mọc rễ đứng yên như bây giờ), Loài nào tới sớm chọn được những tên như Mai, Lan, Cúc, Trúc... Mơ, Mận, Bồ quân, Hồng đào, loài nào đến sau thì Mít, Ổi, Sấu, Na, Mãng cầu, hoặc là... Bình bát... Đến gần trưa thi việc đặt tên các loài đã xong, nhưng có một loài rau ham chơi lúc bấy giờ mới chạy tới, nhìn cây rau bé nhỏ chẳng có gì đặc biệt Thượng đế ngập ngừng (có lẽ từ sáng tới giờ ngài đã mệt và cũng đã nghĩ hết tên để gọi), trong khi chưa nghĩ ra được tên ngài nói... thì là... thì là... Cây rau bé nhỏ này lại tưởng đấy là tên do Thượng đế đặt nên vội cám ơn rối rít và chạy biến, thế là có tên rau Thì là... Đấy, nguồn gốc tên các loài là như thế..."
Nhưng mà như chúng ta đã biết cuộc sống phát triển không ngừng nghỉ, sau khi hoàn tất sứ mạng ban đầu là tạo dựng ra trời đất muôn loài thì Thượng đế giao quyền lại cho Adam, Eve và lui về trời, con người tiếp tục sứ mạng của Thượng đế, tiếp tục sinh sôi, chế tạo ra đủ thứ, hình thành nên những đất nước, mọi thứ dụng cụ, nơi chốn để ở... Ở những nơi xứ sở khác thì không rõ việc đặt tên ra sao? Chứ ở xứ mình thì việc đặt tên chẳng hạn cho người, địa danh thấy sách vở chép như thế này...
Xưa đối với những đứa trẻ mới sinh ở nhà quê thường gọi là thằng cu cái hĩm, hoặc là cún, vện, đực... rồi lâu ngày thành cái tên. Những gia đình có trí thức hơn hoặc nơi thành thị thường lấy tên các loài cây, hoa, can, chi... hoặc những tên có ý nghĩa trong sách vở đặt cho con cái, chẳng hạn con gái là Huệ, Lan, Mơ, Mận... hay Dung, Hạnh... Con trai là Hùng, Dũng... Ất, Giáp, Bính, Đinh, Tý, Sửu, Dần, Mẹo..., cũng có người lấy số thứ tự đặt cho con cái Nhất, Nhị, Tam (chữ Nho), hoặc Bảy, Tám, Chín, Mười Hai... Thuở nhỏ gần kế nhà bên tôi có người lấy thước tấc đặt tên cho con là Trượng, Thốn, lại cũng đặt theo thứ tự có ý nghĩa như Cầu, Khẩn, Nguyện... Cũng có gia đình làm nghề lang (thày thuốc) lấy luôn tên các vị thuốc mà đặt Sâm, Nhung, Quy, Hồi, Thục... hay thích chim chóc đặt tên cho các con rặt một loài chim, Sáo, Sẻ, Khướu... Bây giờ thời buổi văn minh tên gọi của người ta thường đặt rất đẹp nhất là nơi phái nữ, chẳng hạn Mộng Tuyền, Thanh Thúy, Thanh Nhã, Thúy Loan, Thu Ba...
Còn về địa danh? Thường người ta cứ coi theo chỗ đó có cái gì đặc sắc, quen quen cứ thế mà gọi, chẳng hạn từ các loài cây, ở Saigon rất nhiều nơi địa danh được hình thành từ tên cây, chẳng hạn Vườn Xoài, Vườn Lài, Vườn Chuối, cây Da Xà, Gò cây Mai, Ngã ba cây Quéo, Ngã tư cây Thị, Ngã ba Hàng Xanh (thực ra là tên cây Sanh, cây Si), cầu Sơn (cây sơn ta), Gò Vắp, Mười tám thôn vườn Trầu... còn nhiều nữa kể không xiết... Cũng có khi địa danh là tên người, như chợ Ông Tạ, chợ Bà Hoa, cầu Ông Lãnh, cầu Ông Thìn, vùng Bà Điểm, Bà Hom, Bà Quẹo... hoặc ở đó chuyên buôn bán thứ gì, hoặc sản xuất thứ gì đấy mà thành tên gọi như Chợ Thiếc, Chợ Búng (ở Bình Dương, thực ra là Bún vì nơi đó xưa có nhiều lò làm bún), Cầu Muối, Xóm Củi, Lò Gốm, Xóm Đất (xóm này gần Lò Gốm, chuyên bán đất sét để làm đồ gốm), Xóm Chiếu (chuyên dệt chiếu)... Riêng tên một ngôi chợ nổi tiếng và lâu đời ở Saigon là chợ Bến Thành, xưa kia chợ gần nơi bến ghe (kênh rạch nay đã lấp), và ngôi thành cũng đã bị phá...
Tên gọi xưa nay đã được hình thành như thế đấy...
Riêng tên anh Hiệp, chắc ông bà cụ cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tên Ngọc Hiệp này nhỉ?
Trả lờiXóaRiêng M có tự luận về cái tên của mình.. ngẫm cũng đúng đó anh H ơi!
Chẳng hiểu tên tôi các cụ đặt với ý nghĩa gì nữa chị M. à :-)))
Trả lờiXóaNói về duyên cách, ngày xưa làng xã nào cũng có tên Nôm, gắn với đặc điểm thiên nhiên, sinh hoạt ở đó kiểu như Cầu Muối, Xóm Củi, Lò Gốm, Xóm Đất mà anh H kể ở SG, cũng có khi là một từ chả còn hiểu nghĩa nữa như Hà Nội có nhiều làng Mọc ( Mọc Quan Nhân, Mọc Chính Kinh) quê ông Nguyễn Tuân...hay Trôi, Đăm, Sủi... Dần dà những làng này có chữ, có nghĩa, họ sửa lại những cái tên nôm na đó, có thể bằng chữ tương tự nhưng có nghĩa hoặc một tên tự khác hẳn tên cũ, song song với tên cũ. Rõ nhất là làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, xưa là xóm chài ven sông, thuộc tổng Cầu Đơ, chữ Vạn là Vạn chài, dần dà đổi sang chữ Vạn là 10 ngàn. Câu Đơ xưa nay là vùng thị xã Hà Đông.
Trả lờiXóaĐể M đoán xem, ông bà cụ đặt tên anh có thể với ý nghĩa từng chữ như sau:
Trả lờiXóaChữ Ngọc thì là ngọc báu.. không cần giải thích nữa.
Riêng chữ Hiệp trong nghĩa chữ Hán rất rộng, nhưng có thể chọn một từ như sau:
俠 hiệp
Hào hiệp, lấy quyền lấy sức mà giúp người gọi là hiệp 俠.
Phàm những người vì nghĩa mà cứu giúp người gọi là hiệp. Như nghĩa hiệp 義俠, hiệp sĩ 俠士, v.v.
Vậy thì có thể ông bà mong anh luôn là một trang nghĩa hiệp đầy nghĩa khí của thánh nhân rồi.
"Câu Đơ xưa nay là vùng thị xã Hà Đông." Bây giờ thấy ngoài bắc có kẹo... Cu Đơ, nghe nó... sao sao ấy... :-)))
Trả lờiXóaHihi, vậy là tên tôi cũng... đặng lắm chớ chị M.? :-)))
Trả lờiXóaQuá đặng đi đó chớ :))
Trả lờiXóaTổng Cầu Đơ ở Hà Đông có từ xa xưa, khác hẳn với món kẹo Cu Đơ ở Nghệ An bác ạ. Cu Đơ là tên thương phẩm chứ không có địa danh nào là Cu Đơ cả.
Trả lờiXóaNhưng tên tôi thú thật nghe cũng hơi... nữ tính, nhiều khi đi đâu nghe tên người ta tưởng là phái nữ, có nữ diễn viên điện ảnh Ngọc Hiệp đấy :-))
Trả lờiXóaHihi tên đó nghe lạ thiệt!
Trả lờiXóabac co biet cho Chay o ngay quan 1 khong? Goi the vi co lan cho nay bi 1 tran hoa hoan thieu rui
Trả lờiXóaChợ Cháy ha? Chợ cầu Ông Lãnh?, hình như xưa chợ bị cháy 1 lần.
Trả lờiXóaCó một số bài hát không tên, nhưng lại có...tên gọi là " Bài không tên số 1 " anh Hiệp nhỉ ! :)
Trả lờiXóaAnh Hiệp mà kêu theo cách Nam bộ thì cũng chiến lắm nha : Hai Hiệp ! Ba Hiệp ! Hay là ...Năm Hiệp ! :)
Trả lờiXóaChỉ có "Tình khúc thứ nhất" thôi.
Trả lờiXóaChả có bài hát nào tên là: "Bài không tên số một" cả! hahaha
co le cho xua thuoc khu vuc cho Cau ong Lanh, cach con duong Ben Chuong Duong, chuyen ban cac thuc pham kho, dau, duong... Sau tran chay lon , duoc goi la cho Chay , de phan biet voi khu cho cau Ong Lanh, sat bo song. Cho ong Lanh gio khong con , nhung cho Chay nghe noi van con
Trả lờiXóaTên của em là một trong những cường quốc trên thế giới ạ.
Trả lờiXóaNhà thơ Dương Tường có quyển tạp luận "Chỉ tại con chích chòe".
Trả lờiXóaTrước khi là chích chòe có thể nó mang rất nhiều tên khác, nhưng rồi có ai đó bảo nó là chích chòe thì mọi ồ lên nói chí phải, chí phải. Ông Tường bảo đó là nhà thơ, vì chức năng nhà thơ là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh, mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại/
Nhà thơ Hoàng Cầm làm nhiều học giả bối rối khi đưa ra một thứ lá DIÊU BÔNG
Và Thượng đế mới đich thị là siêu thi hào
hihihi
Kẹo cu-đơ là của Nghệ an anh ạ ! Nghe cũng hay chứ anh. Người xứ ấy rao bán thế này :
Trả lờiXóaHai đồng một cái cu-đơ
Nếu ăn hai cái sẽ ...đờ-cu ra !
ha ha...!!
Mười bài hát gọi là không tên của VTA, không tên lại là một cái tên :-))
Trả lờiXóaBóng đá mà hết hai hiệp chính sang đến hiệp phụ là cầu thủ chạy le lưỡi rồi vuonghung à, đến hiệp năm nữa có mà... lết :-))
Trả lờiXóaỞ Saigon hơn nửa thế kỷ vậy mà giờ mới biết chợ Cháy đấy :-))
Trả lờiXóaCu cậu con trai tôi cũng tên như bạn, nơi đang diễn ra Olympic, hihi!
Trả lờiXóaLá Diêu Bông của nhà thơ Hoàng Cầm thì ngộ thật, chẳng biết là lá gì?
Trả lờiXóaKhông biết báo "Cá Sấu" của Nga còn không? chứ hồi đó đặt cái tên Cá Sấu cũng có "huyền thoại" chắc bác Bu biết chớ?
Em đoán nhé: Quang Anh phải không ạ?
Trả lờiXóaCó đó chứ, đó là một trong những bài không tên của Vũ Thành An đó bạn ơi!
Trả lờiXóaBài Không Tên Số 1
Vũ Thành An
Xin đời sống cho tôi mượn tiếng
Xin cho cơn mê thêm dài một chuyến
Cuộc tình buông xuôi còn lưu luyến
Còn đắng cay còn hận còn đau
Em giờ đã xa xăm rồi đó
Nơi em đi chắc vẫn còn lệ ứa
Chiều nay trong mưa mà nhung nhớ
Một thoáng thương vay cho đời say
Cuộc tình ngày đó đã theo mùa Xuân đó
Cuộc đời này đây đã chôn vơi ở đây
Ước cho nhiều tuổi xanh trở về đâu
Theo ngày tháng tàn tình yêu cũng héo tàn
Mai đời có cho tôi gặp gỡ
Xin cho đôi môi em cười rạng rỡ
Một bờ mi cong vùng tóc nhớ
Để sống thêm thêm lần trẻ thơ
Tuấn Anh chứ không phải Quang Anh :-))
Trả lờiXóaThưa chị HT
Trả lờiXóaĐó là bài "Tình khúc thứ nhất" chị ạ, chị đổi tên thế chắc VTA buồn lắm:)
(Kỳ này với chị, không dám hahaha!)
Tôi biết 2 trang, trong hai trang này đều viết là "Bài Không tên thứ 1", thủa nhỏ thì tôi hay nghêu ngao hát, nhưng lâu rồi không nhớ hồi đó tên là "Tình khúc thứ nhất" hay "bài không tên thứ 1" nữa. Những trong trang này thì chắc chắn ghi như vậy đó bạn TCDN ơi!
Trả lờiXóahttp://www.vuthanhan.com/KhongTen.html
Vâng, nhưng sẽ rất vui nếu bạn dùng nó thay cho tiếng cười chứ đừng thay cho một remark nào nhé! :))
Trả lờiXóaTôi tìm trên mạng thấy có 10 bài không tên của VTA, từ bài không tên số 1 đến bài không tên số 10, bài không tên số 1 do Duy Quang hát.
Trả lờiXóaCòn "Tình khúc thứ nhất" VTA phổ thơ của Nguyễn Đình Toàn, một nhà thơ ở Saigon trước năm 75, trong đó có câu "Thần tiên gẫy cánh đêm xuân/ bước lạc sa xuống trần... Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai/ Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài..." Một bài hát tôi thích xưa nay.
Cái tên này Google kể 1 câu chuyện đó hai bác, rảnh xem đi :)), cũng vui. Tên sao cũng được, kẹo này thì ngon thiệt.
Trả lờiXóaTại cháu em là Quang Anh, em dùng tên đó trong còm này luôn.
Trả lờiXóa:)
Để vào Google xem sao. Nghe tên kẹo chưa dám xơi cô Mây.
Trả lờiXóaVậy là 2 chị em tên Anh luôn ha, QA, Quang Anh, hay lắm :-))
Trả lờiXóaGóp thêm 1 sự đồng ý, đấy là "Bài không tên số 1", bài "Tình khúc thứ nhất" khác mà.
Trả lờiXóaTuấn Anh mà chưa có Tuấn Em , heheheh....
Trả lờiXóaNhững bài hát Không tên nè anh : http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0i_kh%C3%B4ng_t%C3%AAn
Vâng thanks comieng, bài của anh Hiệp mới đúng là "Tình khúc thứ nhất"
Trả lờiXóaChắc già rồi nhớ lộn xộn quá, xin lỗi chi HT nha, nhưng tôi vẫn chưa tin là có "Bài không tên số 1" hahaha
bắt giò anh Hiệp : Gò Vấp :))
Trả lờiXóaNgon lắm đừng ngại, hôm rồi 1 em staff của em quê ở Nghệ An mang vào cho ăn cả phòng ai cũng ghiền :))
Trả lờiXóaTra Wikipedia "Bài không tên" của VTA thì có nhiều chứ không chỉ 10 bài, Bài không tên số 1 lời như chị huynhtran đã post, bài này ít người biết hơn bài tình khúc thứ nhất.
Trả lờiXóahồi sáng em đọc báo thấy có cô gái tên là : Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương :)
Trả lờiXóaHihi, cái này chị P. bắt... hụt rồi, tôi đang nói tên cây, ông Sơn nam (nếu tôi nhớ không lầm) nói là "Cây Vắp" dấu ă chứ không phải dấu â, còn Gia Định Thành Thông Chí quyển của Viện Sử Học và NXB Giáo Dục xuất bản năm 1999 thì ghi là cây VÁP (không có dấu ă hoặc â), tuy nhiên theo một vài sách tôi đã đọc thì nghiêng về chữ VẮP (dấu ă) hơn :-))
Trả lờiXóa2 dì cháu chứ anh.
Trả lờiXóaĐể hôm nào ăn thử, tại cái tên nó làm cho ngại :-))
Trả lờiXóaTrời, tên này đọc... mệt nghỉ :-))
Trả lờiXóa@tudinhhuong, A "cháu em" chứ không phải "em cháu", thường thì chị em, anh em hay lấy trùng tên khác chữ đệm :-))
Trả lờiXóaHehe, có... không nổi :-))
Trả lờiXóahttp://hanhfuclangthang.multiply.com/journal/item/853
Trả lờiXóaBác vô đây thấy Cu Đơ liền.
Vô thấy rồi Toro, cám ơn nghe.
Trả lờiXóaxí hụt hả anh , vậy mơi mốt canh me bắt lại , hehhehehe....
Trả lờiXóasẵn nói Gò Vấp ( phải chịu thôi viết vậy thôi , viết Vắp thì ít ai hiểu đựơc ) ... em nhớ hồi trước 75 ( em không thích nói từ " giải phóng " cũng như từ " ngụy " để chỉ chế độ cũ ) , Hốc Môn được viết là Hóc Môn ( và đó mới là từ đúng )...
theo thời gian , mọi thứ đều biến đổi ....
Hihi coi chừng canh me...
Trả lờiXóaThời gian vật đổi sao dời, biết sao... Đọc sách sử thấy có nhiều tên nay viết khác xưa, chẳng hạn Phan Phu Tiên thành Phan Phú Tiên, Trần Khắc Chung, Trần Khát Chân, nay có đường Trần Khắc Chân (hai ông gộp chung thành... một) Đoàn Nhữ Hài thành Đoàn Như Hài... Gần đây thì Kha Vạng Cân thành Kha Vạn Cân...
Những biến đổi này không phải theo khách quan mà theo cái ẩu, cái thiếu hiểu biết mà ra...
Nhân nói đến tên gọi, thời trước ở miền Nam có một từ gọi là "Vẹm" để chỉ quân lính miền Bắc, từ đó chẳng có gì xấu cả, chỉ là viết tắt của chữ Việt Minh - VM - Vê Em - đọc nhanh thành Vẹm.
Những chiến sĩ VNCH năm 1974 hi sinh thân mình để giữ đảo Hoàng Sa của tổ quốc thì người ta vẫn gọi là ngụy. Những anh mủ cao áo dài làm lơ cho Tàu chiếm biển chiếm đảo thì luôn mồm hò hét không để mất một tấc đất của Tổ quốc...
Trả lờiXóa