Lốc xoáy vòi rồng làm 800 nhà sập, tốc mái
TTO - Một cơn lốc xoáy mạnh bất ngờ ập đến 4 tỉnh miền Tây là Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng đã làm 800 căn nhà sập, tốc mái. Ghi nhận ban đầu có ít nhất 2 người chết và hàng chục người bị thương.
Bạc Liêu: 165 nhà sập, tốc mái; 13 người trọng thương
Trong khi đó, cơn lốc mạnh lướt qua địa bàn huyện Hồng Dân và Phước Long ở Bạc Liêu làm 165 nhà dân bị sập, tốc mái.
Nhà cửa tan hoang sau cơn lốc (Ảnh: báo Tuổi Trẻ Online)
Mấy hôm trước trên báo Tuổi Trẻ có nói đến lốc xoáy tại miền Tây Nam bộ đi qua mấy tỉnh, làm rất nhiều nhà cửa bị sập, tốc mái hư hỏng nặng, cùng thiệt hại về người, hoa màu. Miền Nam tuy là vùng đất khí hậu ôn hòa, thiên nhiên không đến nỗi giông bão khắc nghiệt như các vùng khác, nhưng thỉnh thoảng cũng có giông gió như thế, gây thiệt hại cho con người.
Cuối tuần rảnh rỗi, tình cờ tôi ngồi giở đọc lại quyển Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức* viết xưa kia, thấy có chép: "Ở Gia Định thường có nhiều mây đỏ, đều do khí hỏa ở phương ly phát ra. Lại tự có mây trong đất bốc lên, cơn đen mù mịt, mây móc cuốn xoay, rộng chừng khoảng 1, 2 dặm, trong khoảng ẩn hiện thấy như hình đầu rồng, hình đuôi rồng, gió cuộn nước dềnh, sông khô chằm hạn, nhà cây xiêu đổ, gió bụi xoay vòng, từ dưới mà lên, bỗng mưa lai láng tục gọi là "rồng lấy nước". Nhưng người ta cũng không hay thường thấy". Thì ra xưa ở Nam bộ cũng đã xảy ra thiên tai như thế tuy không phải thường xuyên.
Sách cũng có chép tên Gia Định hay Gia Định thành là chỉ chung tất cả miền Nam bộ, cho đến đời Gia Long cũng gọi như thế, và phương Nam thuộc về quẻ Ly là nơi mặt trời và nơi lửa nóng...
Xem thế cũng biết khi xưa chưa có đài khí tượng và dự báo thời tiết, người xưa cũng đã rất biết nhìn và rành rẽ về phong thổ, thời tiết...
* Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức, dịch giả Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh, hiệu đính và chú thích Đào Duy Anh. Viện Sử học, Nhà Xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 1999.
Nhưng thời tiết thay đổi nhiều do biến đổi khí hậu anh ạ.
Trả lờiXóaXưa các cụ có Khâm thiên giám, làm lịch và nghiên cứu thời tiết kiểu cổ.
Đúng là thời tiết thay đổi nhiều do biến đổi khí hậu, ngày xưa con người ít tác động (chẳng hạn chuyện khí thải, chặt phá rừng, làm thủy điện...) thì những biến đổi là do thiên nhiên, bây giờ con người làm thay đổi khí hậu nhiều quá.
Trả lờiXóaVề khoa thiên văn thì xưa người Trung Hoa, Ai Cập... đã giỏi rồi.
Ngày xưa các cụ tính lịch giỏi quá anh H nhỉ. Làm sao cứ đến Rằm là trăng tròn, tính sai thì trật ra ngay, không "ní nuận" gì bao biện được.
Trả lờiXóaChẳng biết các cụ tính cách gì, toàn xem sao (thiên văn) rồi bấm độn bấm đốt tính ra trăng tròn trăng khuyết, cả nhật thực nguyệt thực, sao chổi (sao tua, tua rua).
Trả lờiXóaT sợ nhất là lốc xoáy . Nhỡ đang đi giữa đường thì không biết làm sao .Đã có quá nhiều thứ đi ngược với thiên nhiên và phải chịu sự 'trừng phạt " .
Trả lờiXóathời tiết bây giờ nghe mà sợ anh nhỉ , nhưng entry này củng hay mình biết thêm chuyện xưa hihi....
Trả lờiXóaCầu trời đừng có động đất như Nhật và núi lửa như phi lip pin
Trả lờiXóaThỉnh thoảng nhìn cảnh lốc xoáy hay mình gọi là "vòi rồng" trên TV thấy sợ thiệt. Con người làm cho những thảm họa thiên nhiên thường xuyên và khó lường hơn.
Trả lờiXóaĐọc lại sách xưa lại thấy hay :-))
Trả lờiXóaNhư 2 xứ sở này chắc dân mình khốn đốn, nhất là ông Phi líp lin, năm nào cũng hứng trọn những trận bão, lũ lụt, thiệt hại quá thể.
Trả lờiXóaEm thì mong dù có bão thì cũng nhỏ thôi để dân mình đở vất vả.
Trả lờiXóaHồi xưa miền Trung quê cô Lan không những chạy giặc mà còn phải chạy bão lụt nữa, khổ thân :-))
Trả lờiXóa