Hôm nay đọc báo Tuổi Trẻ (16-8-2012) tình cờ có bài viết tựa đề "Nguy cơ xóa sổ ụ tàu 124 năm tuổi", nói về việc cơ xưởng sửa chữa và đóng tàu bè Ba Son ở sài Gòn có nguy cơ bị xóa sổ, vì nằm trong dự án quy hoạch xây dựng khu trung tâm phức hợp Sài Gòn. Tôi trích lại một vài một vài ý kiến liên quan trong việc này.
"Cả Việt Nam chỉ có duy nhất một ụ tàu cổ ở Ba Son này thôi, nó là hiện thân của ngành công nghiệp tàu thủy tại Việt Nam từ rất sớm còn nguyên đến bây giờ, bây giờ mình phá đi thì sau này ăn nói thế nào với các thế hệ con cháu"
Bà Vũ Kim Anh (phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM)
Theo tài liệu của Sở VH-TT&DL TP.HCM, ụ tàu trong khu Ba Son còn lại hiện nay được Chính phủ Pháp xây dựng từ năm 1884, khánh thành năm 1888. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, quân Pháp rút khỏi Đông Dương và Ba Son được Pháp chuyển giao lại cho hải quân chính quyền Sài Gòn từ ngày 12-9-1956. Dưới chế độ Sài Gòn cũ, thủy xưởng Ba Son được đổi tên là hải quân công xưởng, đặt trực thuộc bộ quốc phòng. Sau tháng 4-1975, hải quân công xưởng được chính quyền cách mạng tiếp quản và đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Ba Son, trực thuộc Bộ Quốc phòng cho đến ngày nay. Lam Điền.
Ai ở Sài Gòn chắc chắn cũng đều biết đến Xưởng Ba Son, một nơi nằm ngay bờ sông Sài Gòn nơi quận 1. Sách vở chép xưởng đóng tàu (ghe thuyền) này có từ thời vua Tự Đức, lúc đó quy mô xưởng còn nhỏ bé, đến năm 1863 sau khi chiếm thành Gia Định người Pháp đã cho sửa chữa lại thành một công xưởng hiện đại phục vụ cho hải quân của họ với tên gọi là Sở Ba Son. Một tên gọi gắn liền với lịch sử Sài Gòn vẫn còn cho đến ngày nay.
Cũng giống như tên gọi "Vườn Bờ Rô", cho đến bây giờ chẳng ai có thể cắt nghĩa đích xác được tên gọi Ba Son, dân gian cũng có nhiều cách giải thích, chẳng hạn một cách giải thích rất nôm na là từ thời cố hỷ nào đó có một anh thợ nguội tên Son thứ ba (theo cách gọi của người Nam bộ) vào làm sở này, rồi lấy tên đặt thành... Tuy nhiên theo học giả Vương Hồng Sển có một thuyết tương đối vững chắc là "Ba Son" do danh từ Pháp "Bassin de radoub" (ụ sửa chữa tàu bè) mà ra. Bassin = Ba Son. Theo quyển "Promenades dans Saigon", tác giả là bà Hilda Arnold ghi, rằng buổi đầu người Pháp đã xuất ra trên bảy triệu quan thời ấy để lấp đất và xây cái ụ tàu "bassin de radoub" này, để có thể sửa chữa các tàu chiến, tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Thời ấy việc vận chuyển đều do đường thủy, nên cái "bassin de radoub" giúp họ nắm vận mạng của xứ này trong tay.
Thêm một địa danh, một nơi chốn gắn liền với Sài Gòn nữa có nguy cơ biến mất. Đọc báo thấy có những người có tâm huyết đề nghị giữ lại, nhưng cũng có những cơ quan chức năng kêu khó (tấc đất tấc vàng, hỡi ôi!). Sài Gòn nói riêng và trên cả nước nói chung cứ dần mất đi những quá khứ, đành rằng sẽ có người nói, cuộc sống phải dành cho hiện tại và tương lai, nhưng nếu một thành phố, cũng như một con người không còn quá khứ rồi tương lai sẽ ra sao? Hãy nghe ý kiến của một người có trách nhiệm đăng trên bài báo:
Cần khẳng định một điều: Những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm ở bất cứ địa phương nào, trước hết là di tích của cả nước. Vì vậy, thái độ ứng xử với di tích quốc gia chính là thái độ đối với lịch sử đất nước. Trong cơn lốc hiện đại hóa những di tích văn hóa đô thị luôn bị đặt trên bàn cân giữa bảo tồn và phát triển: phá hủy di tích để xây dựng một khu dân cư mới và hiện đại hơn. Những thành phố với kiến trúc mới tự nó chưa đủ để mang nghĩa là một thành phố hiện đại, mà một thành phố hiện đại phải là một thành phố có sự quy hoạch cân bằng giữa không gian đô thị mới và không gian ký ức lịch sử của chính nó. Thiếu vắng không gian lịch sử, thành phố mới trở nên vô hồn. Ký ức lịch sử là mạch ngầm nuôi dưỡng thành phố phát triển bền vững.
Nếu một thế hệ phá bỏ di sản văn hóa đã là đặt một bậc thang cho những thế hệ sau tiếp tục xóa hết chứng tích lịch sử của một thành phố, một quốc gia.
TS khảo cổ học NGUYỄN THỊ HẬU
Tham khảo:
- Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển, NXB TP Hồ Chí Minh tái bản lần thứ 2 năm 1997.
- Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm, Sơn Nam, NXB Trẻ xuất bản năm 2008.
Bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ nả vào anh một phát đại bác
Trả lờiXóacác nhà lãnh đạo nên nhớ câu này mà hành xử
Ở Tây nguyên, có những Nhà rông xây dựng rất to, hoành tráng, nhưng do ngành du lịch xây "chơ vơ" đứng giữa trời đất cho du khách ghé chụp hình, trông nó vô hồn, vô cảm, bởi "không có quá khứ", không có sợi giây gắn liền với bản làng.
Trả lờiXóaThật đáng sợ!
Đúng là Ba Son rất cần được giữ lại, vì nó có lịch sử lâu đời, gắn với đặc điểm của đất nước có bờ biển dài dằng dặc này. Các cụ ta xưa chắc chắn có nhiều xưởng đóng tàu dọc theo bờ biển nhưng không chỗ nào còn lưu dấu tích. Riêng Ba son được Thực dân Pháp bỏ vốn hiện đại hóa nên còn đến hôm nay. Không giữ lại Ba Son, chẳng lẽ giữ lại Vinashin để lưu lại cho hậu thế khát vọng chinh phục đại dương...
Trả lờiXóaAnh torovn gợi ý cũng hay chứ anh Hiệp ! Bỏ Ba Son thì giữ lại Vinashin...Ba Dũng ! hi hi...
Trả lờiXóaBa Son là một di tích đúng là độc nhất về nơi sửa chữa, đóng thuyền bè từ thời nhà Nguyễn phong kiến, qua đến thời thực dân Pháp, thời chính quyền Saigon, nay đến thời thống nhất. lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ còn ghi dấu tích, nếu phá đi nữa thì tệ quá Toro à!
Trả lờiXóaHehe, quá hay chứ vuonghung.
Trả lờiXóaai hỏi em làm ở đâu , em nói là em làm ở hãng Ba Son , vậy mà cũng có người tin , hahhahah.....
Trả lờiXóaSáng một "son" (xoong), trưa một xoong và chiều một xoong, hehehehe!
Trả lờiXóaDuyên nợ tới cùng với mul đây
Trả lờiXóaEm cũng không chia tay Mul cho đến giờ nó "đi" bác ạ... các bác chọn những bài hay giữ lại kẻo phí nhé. Có kỹ thuật nào copy lại được tất cả thì hay quá các bác nhỉ.
Trả lờiXóaChả là hiện thời cũng chưa làm gì bên Opera được, ngay cả việc vào trang này mấy ngày nay cũng không được, đành là phải "chơi tới cùng luôn", hì hì!
Trả lờiXóaHình như mấy vụ này có bà chị Huyền Trân, úy, Huynhtran của Toro là rành thôi, mai mốt từ từ nhờ chỉ bảo vậy :-))
Trả lờiXóaCũng như là hết Ba son thì phải có...Ba khác thôi anh !
Trả lờiXóaVH thấy Opera cũng được và lại mới mẻ anh Hiệp ạ ! :)
Ba nào cũng là Ba ha vuonghung? :-)))
Trả lờiXóaMultiply hay Opera chỉ là phương tiện để giao tiếp, không phải là "cứu cánh", và còn lại là thói quen, kệ chỗ cũ không còn thì sang chỗ mới, chỉ hiềm cái bên Opera hình như bị chặn nên mấy ngày nay tôi vào không được.
Opera hoàn toàn bình thường và còn nhanh hơn Mul nữa anh Hiệp à ! Nó chưa quá tải mà ! Nó không phải là...Đà nẵng của ta đâu anh ! hi hi....
Trả lờiXóaMấy hôm trước tôi còn vào được không hiểu sao mấy hôm nay không thể vào Opera được, các trang khác vào bình thường, tôi xài mạng Viettel.
Trả lờiXóa