Hôm rồi có một bạn trẻ hỏi tôi "Thần hoàng là gì?". Một câu hỏi khá hay, bởi bây giờ ít ai, nhất là các bạn trẻ còn chú ý tới từ "Thần hoàng" này. Dù là bạn dùng từ có sai và tôi hiểu bạn muốn hỏi gì. Đúng là bạn muốn hỏi "Thành hoàng" là gì? Thành hoàng chứ không phải là "Thần hoàng". Tôi đã trả lời: Thành hoàng là vị thần cai quản một thôn làng, che chở, phù hộ cho dân làng được bình yên, thịnh vượng. Thông thường Thành hoàng có thể là một vị thần trong truyền thuyết như Phù Đổng Thiên Vương, sơn thần Tản Viên..., hoặc một người có công với dân trong lịch sử như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng... Thành hoàng cũng có thể là người có công lập ra một vùng đất, một làng xã, như Hoàng Cao Khải... Những Thành hoàng được thờ phượng như thế gọi là phúc thần, cũng có những làng, xã thờ những yêu thần, tà thần (người ăn mày, kẻ cướp...), những người này khi chết gặp giờ thiêng nên được dân làng thờ phượng. Ngày xưa những Thành hoàng là phúc thần thường được sắc phong của vua, trừ những Thành hoàng là yêu thần, tà thần... Sắc phong này không có cấp bậc, chỉ ghi đơn giản là Bổn Cảnh Thành Hoàng. Nơi thờ Thành hoàng là ở Đình làng.
Nhà văn Sơn Nam đã gọi Thành hoàng trong tập biên khảo "Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam" là "Thần Thành Hoàng", từ "Thần Thành Hoàng" này là không chính xác, gọi như thế thì cũng như nói "tuyến đường", hay "năm một trăm hai mươi sau công nguyên". "Tuyến" đã có nghĩa là "đường", và đến bây giờ, năm 2011 là năm "trong" công nguyên chứ không phải "sau" công nguyên. Còn từ "Thần hoàng" như người bạn trẻ, hoặc một số người khác đã dùng là hoàn toàn sai. "Thần hoàng" lại có một nghĩa khác, thường thường một dòng họ, một gia tộc, có ai đó khi sinh tiền có công với đất nước, sau được vua ban sắc phong kể công trạng. Khi nhận sắc phong thường con cháu làm một lễ lớn để kính cáo với tiền nhân, sắc phong được sao thêm một bản, khi lễ xong bản sao được mang đi đốt (gọi là hóa), còn bản chính được con cháu đặt trang trọng trên bàn thờ, như một vật gia bảo. Buổi lễ như vậy được gọi là "Lễ Thần Hoàng".
Thành hoàng được thờ ở đình làng. Ngày xưa trong một làng thường có một ngôi đình. Đình làng nằm ở đầu làng, bên cạnh có một cây đa cổ thụ cành lá xum xuê, một vị trí trang trọng và thuận tiện nhất làng. Đình làng Việt Nam là trung tâm của ngôi làng, vừa là nơi thờ phượng Thành Hoàng, vị thần cai quản, bảo hộ cho ngôi làng, nơi diễn ra những buổi lễ, vừa là nơi hương hào hội họp để lo và bàn việc nước (một đơn vị hành chánh ngày xưa), lại vừa là một nơi để dân làng tụ họp tế lễ, vui chơi trong dịp tết, hay sau những buổi lễ như ngày Vía (giỗ) ngày Đản (sanh) của Thần. Ngoài đình làng, thì một ngôi làng có thể có thêm ngôi đền và miếu (đọc trại là miễu), đình làng thờ Thành hoàng với sắc phong là Bổn Cảnh Thành Hoàng của nhà vua, còn đền thì thờ những người có công với đất nước, chẳng hạn đền thờ Đức Thánh Trần, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, một công thần thời Nguyễn (ở Biên Hòa, hình trên cùng), với sắc phong Thượng Đẳng Thần... Ngoài ngôi đình và đền, trong hệ thống thờ phượng của người xưa nơi làng xã, còn có miếu (miễu), miếu là nơi thờ quỷ thần, thường là phúc thần, ở đất Gia Định có miếu thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt, với tên gọi được ghi trên tam quan "Thượng Công Miếu", nhưng dân gian quen gọi là "Lăng", Lăng Ông Bà Chiểu, Lăng Ông ở vùng Bà Chiểu, vì nơi đây có mộ của Tả Quân và phu nhân... Miếu cũng còn là nơi thờ các vị thần khác, như Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, miếu Sơn thần (thờ thần núi), miếu Hà Bá (thờ thần sông), hoặc có những miếu thờ Cô, Cậu... là những người chết khi còn trẻ gặp giờ linh, cũng có miếu thờ những hương hồn uổng tử, chết bờ chết bụi không ai hương khói gọi là miếu cô hồn, hay am chúng sinh...
Ngoài hệ thống tín ngưỡng dân gian xưa như đình, đền, miếu... đã nói ở trên còn có chùa (thờ Phật), và sau này khi người Pháp đến có thêm nhà thờ của đạo Công giáo... chưa kể một số tôn giáo khác ra đời, phát triển từ Phật giáo và Công giáo.
Một vài dòng nhắc lại chuyện xưa...
* Tham khảo "Làng xóm Việt Nam" (Toan Ánh), nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1999, "Đình miếu & Lễ hội dân gian miền Nam" (Sơn Nam) nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2004.
*Ghi chú hình: đền thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh ở Biên Hòa (hình trên cùng). Đình Tân Lân thờ tướng nhà Minh Trần Thượng Xuyên cũng ở Biên Hòa (hình thứ nhì), đến từ Trung Hoa (phản Thanh phục Minh) giúp chúa Nguyễn ở miền Nam. Chữ Thượng Công Miếu trên tam quan của Lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định - Saigon (hình cuối).
Nhờ bài viết bác mới hiểu rõ thêm về từ Thành hoàng , hình như người Nam hay gọi là Thần hoàng hơn . Nhân tiện đây, hỏi bác về " Cửu huyền thất tổ " , cụ thể là sao hả bác ?
Trả lờiXóa@bangtamngt, về từ ngữ thì gọi là Thần hoàng (để chỉ Thành hoàng) là không đúng, nhưng ngôn ngữ có cái "biến thiên", xài quen sai lâu ngày thành... đúng (!), bây giờ rất nhiều từ ngữ bị như thế. Chẳng hạn chữ "Bao biện", từ này có nghĩa như từ "Đa đoan", bao biện là để chỉ người đàn ông hay lo việc không phải của mình, đa đoan là để chỉ người phụ nữ tương tự. Bây giờ người ta dùng chữ bao biện với nghĩa "bao che và biện hộ" (!!!). Một từ khác là "Thử nghiệm", thì người ta lại dùng thay là "Thể nghiệm", nghĩa hoàn toàn khác, kinh khủng.
Trả lờiXóaCòn câu hỏi "Cửu huyền Thất tổ" là gì? Cụ thể ra sao? Từ trước đến giờ tôi hiểu "Củu huyền" là 9 đời (chín thế hệ), "Thất tổ" là 7 ông Tổ. Gõ vào Google chữ "Cửu huyền Thất tổ" cho ta 1.360.000 (một triệu ba trăm sáu mươi ngàn) lời giải đáp, quá xá trời. Nhưng tựu trung có thể hiểu như sau: "Cửu huyền" (9 thế hệ) theo chữ Hán là Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền. Như vậy tính thế hệ của mình làm chính (Kỷ), thì ngược lên 4 đời, và sau 4 đời là "Cửu huyền". Còn "Thất tổ" là 7 ông Tổ, Tổ là Ông nội của mình, đi ngược lên 6 đời nữa là Thất tổ.
Hệ phái Khất sĩ dùng từ "Cửu huyền" hoặc cả cụm từ "Cửu huyền Thất tổ" để chỉ cho nơi thờ phượng những người đã mất.
May cai dinh nhu the nay ngay xua toi moi lan bay ve Hanoi là qua hom sau di bo toi ngam them ...ngoài ay chua thi it mà dinh thi nhieu ! khong hieu sao vay ?
Trả lờiXóathank you bai nay cua anh Hiep rat hay Ckim doc xong mo rong tam mat biet nhieu hon , con cuu huyen that to thi anh Hiep giai nghia dung roi vi cai nay ba Ckim co giai thich cho Ckim nghe nhieu lan roi ahhaahh tai Ckim song voi Ba lau wa xa va moi tet moi gio gi Ckim cung deu phai nau cung het dung gio giac nua va moi lan cung deu khan cai cau nay nen dzam cong nhan anh Hiep giai nghia dung hihiih
Trả lờiXóa@phungchau, tại sao ở ngoài Hà Nội (miền Bắc nói chung) chùa thì ít mà đình thì nhiều? Một nhận xét rất hay đó chị Phụng. Đình, đền, miếu... thuộc tín ngưỡng dân gian gắn liền với tâm linh của người Việt đã có từ ngàn xưa, nhất là ngôi đình. Bởi vì ngôi đình ngày xưa không phải chỉ là nơi thờ các vị Thần phù hộ cho dân làng, mà còn là "đơn vị hành chánh" cơ bản của xã hội phong kiến, lại vừa là nơi cộng đồng dân cư tụ họp mỗi khi có việc (thờ cúng, vui chơi, bàn việc làng việc nước đều ở đình hết...). Chức năng của đình quan trọng như thế cho nên nơi nào cũng phải có ngôi đình hết. Phật giáo du nhập từ Ấn Độ, Trung Hoa, về sau này đến đời nhà Trần mới phát triển, vả lại ngày xưa ngôi đình và ngôi chùa khác nhau ở chỗ, đình được xây dựng nơi dân cư cư ngụ, phục vụ cho cuộc sống thường nhật của con người, còn chùa được xây dựng đơn sơ nơi hẻo lánh, phục vụ chỉ cho một số ít người muốn tìm siêu thoát (như vậy mới thanh tịnh dễ tu hành, không phải như kiểu chùa bây giờ cất ở nơi thị tứ, to cao ngất ngưởng để dễ bề kiếm "cúng dường").
Trả lờiXóaHà Nội (miền Bắc) có giai đoạn từ sau năm 1945 chùa gần như ngưng hoạt đông, nói gì đến xây dựng mới thêm. Bây giờ không biết ra sao?
@chieukim, vậy là tôi nói chuyện giống như... ông già rồi, hahahaha!
Trả lờiXóaEm cũng cứ tưởng là " Thần Hoàng" không hà, bữa nay được biết mình sai be bét. Kekekeeee
Trả lờiXóa@lanvuive, chữ nghĩa nhiều khi nó rắc rối. Kekekekeee!
Trả lờiXóa@ngochiep ( @chieukim, vậy là tôi nói chuyện giống như... ông già rồi, hahahaha! ) ua? den gio anh Hiep moi biet ah hahahaha
Trả lờiXóaThành hoàng có tự dạng (城 湟). Trong đó: thành là thành quách, hoàng là cái ao dưới chân thành ( Tầm nguyên từ điển của Bửu Kế) Vậy thành hoàng chưa nói gì về con người mà thuần túy nói về cương vực của một vùng đất được bao quanh bởi thành và hồ nước. Bởi vậy cụ Đào Duy Anh giải thích: "Thành hoàng thần" là ông thần làm chủ trong thành, cụ còn chua thêm tiếng Tây: dieu de la ville.
Trả lờiXóaDân gian nói ông A, ông B là Thành Hoàng của làng là nói tắt cho gọn.
@chieukim, phù phù, cái này thì chán thật đấy!
Trả lờiXóa@bulukhin, cám ơn bác Bu đã giải thích cặn kẽ thêm nghĩa.
Trả lờiXóaBài này hay quá chời, hong đăng báo uổng, vừa ít người được đọc, vừa hong có nhuận bút uống cà phê hiii
Trả lờiXóaVụ trước và sau Công Nguyên em nghĩ người ta nói theo ... Tây avant/ après Jésus Chris nên thành trước và sau.
@comieng, hehe, viết, đôi khi cũng là một thói quen, thế thôi, may thì có vài người bạn đọc chơi, người xưa gọi là "Nông cổ mín đàm", chuyện trà dư tửu hậu. Còn vụ avant/après Jésus Chris thì lại là khác, trước hay sau Chúa (giáng sinh), tức là cái năm thứ nhất, năm Chúa sinh ra đời, còn Công nguyên (kỷ nguyên Công giáo?), lại là từ năm thứ nhất đến tận bây giờ (2011), chưa có kỷ nguyên sau công nguyên, có lẽ ban đầu là lẫn lộn, sau đó nói mà không để ý.
Trả lờiXóaCảm ơn anh H giải thích, em định nói là họ dùng chữ "công nguyên" tương đương với "Jésus Chris".
Trả lờiXóa@comieng, thực ra thì từ điển Từ và Ngữ của Nguyễn Lân giải nghĩa chữ Công nguyên như thế này, Công: chung, Nguyên: bắt đầu. Mốc tính năm tháng từ khi ông Giê Su ra đời. Tức là năm 2011 chúng ta đang sống là thuộc công nguyên. Người Pháp dùng Trước và Sau Jesus Chris tôi nghĩ là hoàn toàn chính xác, bởi Jesus Chris là TÊN của một con người chỉ sống có ba mươi ba năm trên thế gian, nên những gì xảy ra Trước và Sau thời gian ngài Jesus sinh thời đều có thể nói như thế, còn nhiều người quen dùng chữ Công nguyên tương đương với Jesus Chris có lẽ là do nhầm lẫn. Hì hì!
Trả lờiXóaDạ em chỉ nói "đại" theo cảm nhận thôi hà.
Trả lờiXóa@comieng, cô Mây nói "đại" mà chắc đúng đấy, chữ avant/après dịch là trước/sau thì đúng rồi, nhưng chẳng lẽ chữ Jésus Chris, tên của Chúa mà lại dịch thành Công nguyên?, có ý nghĩa chỉ thời gian? Chắc bởi có những câu như "Đức Khổng Tử, sinh năm 551 và mất năm 479 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN", nên sau đó có nhiều người lầm lẫn Công nguyên là năm thứ nhất (số 1 dương lịch), những gì sau năm thứ nhất thì phải ghi là Sau Công nguyên?
Trả lờiXóaBác phổ biến kiến thức truyền thống rất hay ạ.
Trả lờiXóaBắt đầu là thờ ông thần bảo chợ cho thành quách nhưng sau đó thì cho bất kỳ đơn vị dan cư nào, phổ biến nhất là Thành hoàng làng. Ở quê em các cụ vẫn kiêng tên Thánh ( thành hoàng) đấy ạ.
@torovn, già nói chuyện lẩm cẩm... hì hì!
Trả lờiXóaBảo trợ.. Xin sửa lỗi chính tả . Hii
Trả lờiXóa