PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Phục sinh.

Phục sinh mà người Pháp gọi là lễ Pâques, người Anh gọi là Easter, người Đức gọi là Ostern... là một trong những ngày lễ quan trọng của người Cơ Đốc giáo, diễn ra vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm, để tưởng nhớ việc Chúa Jesus sống lại sau 3 ngày, sau khi bị đóng đinh trên cây thập tự, và được an táng trong một ngôi mộ đá. Phục sinh cũng là một mùa trong năm phụng vụ, gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài 50 ngày từ Lễ Phục Sinh cho đến Lễ Hiện Xuống.

Theo Kitô giáo Tây phương, tất cả ngày lễ Phục sinh đều rơi vào ngày Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Những sách Phúc âm đều viết rằng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá vào chiều thứ sáu, thi hài của người được bọc trong một tấm vải liệm trắng và mai táng trong ngôi mộ mà Joseph, người Arimathea đã đục trong đá cho ông. Sau thứ bảy là ngày nghỉ lễ Sabbath của người Do Thái, vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần (Chủ nhật), vài người phụ nữ, là môn đệ của Chúa đã trở lại ngôi mộ để hoàn tất thủ tục an táng. Khi đến nơi họ thấy ngôi mộ trống không, và sau đó họ trở về loan báo và trở lại cùng vài môn đồ nam giới khác.

Về sau, Chúa Jesus xuất hiện nhiều lần để gặp gỡ các môn đồ, đáng chú ý nhất là khi ngài đến với họ tại phòng cao, Thomas không chịu tin ngài, cho đến khi Chúa Jesus bảo ông chạm vào dấu đinh trên tay, và dấu đâm bên hông của ngài (Giăng 20:24-29). Chúa Jesus cũng hiện ra cùng 2 môn đồ khi họ đang cùng đến thành Em-mau, và bàn tán với nhau về nỗi thất vọng vì đấng Messiah nay đã bị giết bởi tay loài người, trước khi họ nhận ra ngài (Luca 24:13-32); ngài cũng hiện ra gặp các môn đồ bên bờ biển Galilee để khích lệ Peter vững tâm mà giúp đỡ các môn đồ khác (John 21:1-23). lần cuối Chúa Jesus hiện ra với các môn đồ là 40 ngày sau khi sống lại, và  ngài lên trời (Luca 24:44-49).

Cả Peter (Phêrô) và Phaolô đều luận giải rằng những sự kiện này, là nền tảng cho Cơ Đốc giáo. Sự phục sinh của Chúa Jesus được đề cập hầu hết trong các sách Tân Ước. Cả bốn sách Phúc âm đều thuật lại phụ nữ là những người đầu tiên phát hiện nơi mai táng Chúa Jesus chỉ còn là ngôi mộ trống. Theo Phúc âm Mark và Lu-ca họ là những người đầu tiên loan báo việc Chúa phục sinh. Theo Phúc âm Matthew và John, phụ nữ là những người đầu tiên nhìn thấy ngài sống lại (trong Phúc âm John chỉ một mình Mary Magdalene là nhìn thấy). Trong các sách Phúc âm, phụ nữ là những người giữ vai trò trung tâm như những người kề cận bên Chúa, chứng kiến sự chết, mai táng của Chúa Jesus, và nhìn thấy ngôi mộ trống. Hội thánh Cơ Đốc tin rằng sau khi sống lại, lên trời ngài ngự bên hữu Thiên Chúa (Đức Chúa Cha), và sẽ trở lại để ứng nghiệm lời tiên tri về đấng Messiah, về sự sống lại của kẻ chết, sự phán xét sau cùng, và sự thiết lấp Vương quốc Thiên Chúa.

Hầu hết tín đồ Cơ Đốc giáo coi việc phục sinh của Chúa Jesus như một sự kiện lịch sử trọng đại, và là trọng tâm của đức tin tôn giáo. Chính nhờ việc này mà các môn đồ của ngài đã vững tin ra đi rao giảng Phúc âm, và lập nên hội thánh Cơ Đốc cho đến ngày nay. Quan điểm của người Kitô giáo cho rằng việc Chúa Jesus tự nguyện hiến mình trên cây thánh giá, là hành động tuân phục trọn vẹn để đền tội cho sự bất tuân của Adam, ngài đã tẩy sạch cho nhân loại khỏi vết nhơ của tội tổ tông.

Các tín hữu Cơ Đốc giáo khác theo khuyng hướng tự do xem sự kiện phục sinh chỉ là một biểu tượng tôn giáo về niềm hy vọng, và như một huyền thoại có tính cách biểu trưng nuôi dưỡng tâm linh. Họ không coi Phục sinh như một sự kiện lịch sử, mà là một thái độ tôn giáo. Họ bác bỏ quan điểm Chúa Jesus thật sự sống lại trong thể xác, có lẽ tương tự như việc bà Maria mẹ của Chúa Jesus vẫn còn là đồng trinh sau khi sinh Chúa Jesus.

Ngày nay người ta lấy hình ảnh những quả trứng được trang trí và những con thỏ trắng để tượng trưng cho Lễ Phục Sinh. Những quả trứng tượng trưng cho bắt đầu của sự sống, còn những con thỏ trắng tượng trưng cho sự sinh sôi.

Có lẽ mỗi chúng ta cũng nên phục sinh cho chính bản thân mình...


* Tham khảo Wikepidia.

12 nhận xét:

  1. Dù là hy vọng nhưng cũng đem lại cho ta những niềm tin trong cuộc sống.
    Theo em nghĩ thì lễ Phục Sinh là lễ của hy vọng.
    Chúng ta cùng hy vọng để sống tốt hơn, anh Hiệp ha.

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc sống củng cần có đức tin ...cho ta chút hy vọng nào đó ....hy vọng mãi mạnh khoẻ mãi vui cười ....hehehhehe....

    Trả lờiXóa
  3. Hay nhất là câu cuối của Bác Hiệp!

    Trả lờiXóa
  4. @lanvuive, sống cũng cần phải hy vọng phải không cô Lan?

    Trả lờiXóa
  5. @phuongvu, được như phuongvu nói là nhứt rồi, hehehe!

    Trả lờiXóa
  6. @nguyenthuthuy1401, hì hì, khỏe ha TT, "sự nghiệp" xe buýt tới đâu rồi?

    Trả lờiXóa
  7. Mình thì không phục sinh , mà hồi xuân , ủa quên... hồi sinh chứ !

    Trả lờiXóa
  8. Tấm hình quả trứng Pâques chú hề trông ngộ heng ... (-:

    Trả lờiXóa
  9. @bangtamngt, hahaha, hồi xuân cũng tốt lắm chứ!
    Tấm hình quả trứng Phục sinh do một cô gái nhỏ vẽ tặng đấy.

    Trả lờiXóa
  10. Sư kiện phục sinh gắn với một câu nổi tiếng:" Con tin bởi vì con đã thấy, phúc phận thay cho kẻ nào không thấy vẫn hằng tin" khi Chúa nói với ông Thomas, bác nhỉ.

    Trả lờiXóa