Còn khoảng một tuần nữa là kỷ niệm một năm ngày động đất và sóng thần kinh hoàng tại Nhật Bản (11/3/2011), còn nhớ năm ngoái vào ngày 11/3 này cả thế giới đã đau lòng nhìn thiên tai tàn phá nước Nhật, những hình ảnh được phát đi trên những phương tiện truyền thông khiến thế giới bàng hoàng. Chắc mỗi chúng ta vẫn chưa quên những hình ảnh như thế này, chiếc tàu "đậu" trên nóc một ngôi nhà, một hình ảnh khác là chiếc máy bay chiến đấu trông như một món đồ chơi của trẻ con bị quăng quật ở góc nhà, và những chiếc xe hơi hay những ngôi nhà bị cuốn trôi như những chiếc lá trên đường phố. Cùng với những thảm hoạ đến từ thiên nhiên thì nước Nhật phải gánh chịu thêm một thảm hoạ nhân tạo, đó là chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ, và nhiều người tình nguyện tham gia cứu nhà máy điện đã bị nhiễm chất phóng xạ.
Cứ tưởng nước Nhật sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể vượt qua được thảm hoạ này, vậy mà người Nhật đã đứng ngay dậy, từ những đổ nát, không một lời than van khiến cả thế giới phải khâm phục, một năm trôi qua, thời gian có lẽ khá ngắn ngủi, chắc chắn những gia đình sẽ còn tưởng nhớ những người thân không may đã mất, nhưng xã hội Nhật đã hồi sinh... Điều gì đã làm nên sự thần kỳ đó...?
Có lẽ câu trả lời không gì khác hơn là "Tinh thần Nhật", đó là tính kỷ luật, ý chí, tinh thần đoàn kết, sức chịu đựng, luôn đặt lợi ích của cộng đồng, quốc gia, lên trên lợi ích của bản thân... Cũng như sự thất bại của người Nhật trong Thế chiến thứ hai, cùng với việc chiếm đóng của người Mỹ, và sự xâm lấn của đồng đô la cũng như nền văn hoá Mỹ, chắc chắn sẽ có những thay đổi nơi người Nhật, nhưng vẫn còn những thứ không thể thay đổi được, đó là tinh thần tôn giáo cơ bản của người Nhật, đối với họ là "Thần Giáo", con đường của những Vị Thần. Cũng như người Trung Hoa, chúng ta thường biết đến những câu chuyện về những Thiền sư, tu tập theo Phật giáo, nhưng cũng giống như Trung Hoa, chưa bao giờ Phật giáo là tôn giáo chính ở nước Nhật, cả nghìn năm họ đã vay mượn đạo đức và triết lý của Khổng, Lão, tôn giáo và nghệ thuật từ những nguời Phật giáo, và kỹ thuật, công nghệ phương Tây thời hiện đại...
Người Nhật tìm thấy sự tĩnh lặng và cảm hứng trong cái đẹp của môi trường, vườn Nhật chẳng hạn, rất nhiều khi chỉ là một khoảnh sân cát trắng và những phiến đá, cái đẹp đối với họ tưởng chừng rất đơn giản, nhưng hoàn toàn không hời hợt, chừng như tất cả tinh hoa của đất trời ẩn dấu trong những hạt cát và những phiến đá, tựa như một bài thơ Haiku của người Nhật, mà nhà thơ, thiền sư Basho là tiêu biểu:
Nhiều chuyện
Làm nhớ lại
Hoa Anh đào
Hay như một bài thơ Haiku khác:
Tịch liêu
Thấu xuyên vào đá
Tiếng ve kêu
Người Nhật cũng luôn tìm thấy sự tĩnh lặng bởi thiên nhiên, sông, suối, tiếng nước chảy róc rách, những cánh hoa Anh đào mỏng manh trước gió... Đối với họ Thánh đường không phải là những giáo đường, những chánh điện, mà chính là một bầu trời đêm, ở đó chỉ có tiếng gió xào xạc qua những lá cây, cùng bản hoà âm điền dã của muôn vật...
Họ luôn cảm thấy sự lôi cuốn bởi thiên nhiên, tinh tú, trăng, tiếng kêu của ếch nhái, côn trùng... Họ có những buổi lễ và liên hoan khá lạ lùng đối với những người ngoại quốc, chẳng hạn vào một buổi tối đầu thu, Hoàng đế và hàng ngàn thần dân yên lặng ngồi nghe những tiếng kêu của các loại côn trùng, hoặc có khi họ dành cả một buổi chiều tối để ngắm trăng, hay cả giờ để chỉ ngắm một bông hoa, một nhánh cây khô, hay những chiếc lá úa..., và vào mùa hoa Anh đào nở hoa, những người Nhật thường đóng cửa tiệm, đi đến công viên hay về miền quê để ngắm nhìn hoa Anh đào nở...
Ở những đền đài, mà cả ngàn năm nay kiến trúc vẫn không hề thay đổi, không hề có sự can thiệp thô bạo hay ngốc nghếch của con người, nhà cửa của người Nhật cũng luôn giữ được sự sạch sẽ, tinh khiết, họ luôn có những máng nước nơi những ngôi đền, để người đến hành lễ rửa tay, súc miệng trước khi bước vào đền...
Ngày xưa tinh thần Võ sĩ đạo luôn hiện diện nơi người Nhật, họ sẵn sàng quên, thậm chí hy sinh bản thân mình cho đất nước, cho những người khác, cho người chủ của họ, và ngày nay chúng ta cũng vẫn thấy họ ứng xử như thế, trong thảm hoạ mà dân tộc họ phải chịu đựng...
Một năm thảm hoạ của họ đã trôi qua, có một cái gì đó, cho dẫu không thích nhưng tôi vẫn phải kính trọng người Nhật...
Một dân tộc được cả thế giới ngưỡng mộ.
Trả lờiXóa"Tinh thần Nhật" đã vực dậy đất nước mình từ sau thảm hoạ đổ nát một cách thần kỳ. Đúng là cả thế giới ngưỡng mộ họ!
Trả lờiXóaKhâm phục và ngưỡng mộ họ anh Ngọc Hiệp nhỉ. Họ không nhiều lời mà muôn người như một vì niềm tự hào và vì sự trường tồn của dân tộc họ.
Trả lờiXóaChế độ tư bản đang rẫy chết. Thiên nhiên làm nó chết thêm nhưng nó vẫn kì diệu vươn lên
Trả lờiXóaChúng ta có thể chế tốt đẹp tự do hơn họ ngàn lần nhưng cuộc sống thua họ hàng thế kỷ
@tudinhhuong, thế giới phải nể phục họ.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóa@nguyenthuthuy, @muathuvang, người Nhật không tuyên ngôn và giáo điều, họ hành động cho tổ quốc, dân tộc, gia đình, và chính bản thân họ, và nhìn những người có trách nhiệm, từ thủ tướng cúi mình xin lỗi người dân vì những điều không phải do họ làm ra mới thấy tinh thần trách nhiệm của họ, đấy là những con người thực sự có văn hoá.
@bulukhin, ba mươi năm sau thế chiến thứ hai, một nước Nhật bại trận đã là cường quốc trên thế giới. Còn chúng ta, ba mươi năm sau chiến thắng vẫn loay hoay giải quyết chuyện đói nghèo, hùhù!
Trả lờiXóaGửi vào đây bức ảnh minh họa . Có dịp đến những ngôi đền , Marg rất thích ngắm cảnh họ múc nước rửa tay từ những gáo tre
Trả lờiXóamột góc vườn Nhật trong hoàng cung cũ ở Kyoto
Trả lờiXóa@bangtamngt, cám ơn những tấm hình minh hoạ được chụp rất đẹp và sống động của Marg., họ làm ra những sản phẩm kỹ thuật tinh xảo bán khắp thế giới, nhưng ở những ngôi đền truyền thống họ múc nước bằng gáo tre, và vườn Nhật cũng không hề có bóng dáng của những thiết bị hiện đại (((-:
Trả lờiXóaBác nhận xét hay lắm , không hề có bóng đèn led gắn ở mái đền hay treo lủng lẳng trên cây , hihi ( bác nhớ những bóng đèn gắn trên mái ngói Đại nội Huế không ? ((-:
Trả lờiXóaMột vườn Nhật khác
Trả lờiXóa@bangtamngt, những bóng đèn pha treo lủng lẳng dưới những mái ngói và những dây đèn màu giăng mắc khắp nơi ở thành nội Huế, khi... nông thôn quản lý thành thị nó thành ra thế (-:
Trả lờiXóa
Trả lờiXóa@bangtamngt, vườn Nhật cô đọng đến không thể cô đọng hơn, nó ẩn chứa sự trầm mặc (-:
Đọc thêm tác phẩm của họ nữa anh Hiệp ơi! Họ cũng đã có nhiều thay đổi đó..
Trả lờiXóaTuy nhiên về tinh thần dân tộc của họ, ta cũng phải kính trọng thật.
@huynhtran, truyện của Nhật nổi tiếng hồi nào tới giờ, nhà văn của họ đã đoạt giải Nobel văn chương :-)
Trả lờiXóaNgười Nhật sống thấm đượm triết lý Thiền, tinh thần Võ sĩ đạo... chứ không sống theo những khẩu hiệu hay sự "lòe loẹt" bề ngoài của ta. Ta có đạo Phật, có đủ thứ nhưng luôn lo âu, mất niềm tin. Không hieur nếu VN cũng gặp thảm họa như Nhật Bản thì sẽ như thế nào.
Trả lờiXóa@torovn, theo như Toro thì xã hội ta bây giờ có 2 khuynh hướng chính, một là "loè loẹt, bề ngoài", đây là cách của những người có tiền và quyền (kiểu như đám cưới triệu đô mới đây ở Hà Tĩnh), hai là những người đến chùa chiền nhưng lại luôn lo âu và mất niềm tin...
Trả lờiXóaThế mới thấy người dân Nhật được giáo dục tốt.