PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Thế giới không ma quái.

Tôi đọc lại bản dịch cuốn sách Chiếc Lexus và Cây Ô liu của Thomas L. Friendman, một cuốn sách tôi đã từng thích thú khi lần đầu đọc cách nay khoảng 2 năm, cho đến đoạn cuối khi gấp cuốn sách lại, và tôi muốn chép lại nơi đây đoạn cuối đó.

"Tôi mở đầu cuốn sách này bằng một cuộc đối thoại giữa Cain và Abel, và tôi xin kết thúc cuốn sách bằng một trao đổi về Tháp Babel. Tháp Babel thì sao? Chẳng phải đó là giấc mơ của các nhà chủ trương toàn cầu hoá ngày nay - một thế giới trong đó chúng ta có cùng một hệ tiêu chuẩn kế toán? Chính do sự đồng dạng đó mà những người trong Kinh thánh có thể xây dựng được toà tháp Babel - một toà tháp vươn được tới Thiên đàng. Tôi đã nói về điều này trong một buổi chiều với giáo sĩ Marx; đặt ly cà phê xuống, ông ngẩng lên và hỏi tôi, "Liệu tháp Babel có phải là phiên bản gốc của Internet?" Sau cùng thì Internet cũng là một loại ngôn ngữ đại chúng, nằm bên ngoài khuôn mẫu của bất cứ nền văn hoá nào. Đó là một mô hình liên lạc đại chúng và ít nhất về bề ngoài, cho phép chúng ta hiểu được nhau, dẫu cho chúng ta không cùng chung một ngôn ngữ. Và nó cho phép chúng ta kết nối với rất nhiều hạng người - những người mà chúng ta chưa từng chia sẻ dưới một tán cây ô liu.
Nhưng Đức Chúa đã làm gì đối với tháp Babel? Ngài chặn nó lại. Và làm cách nào mà ngài chặn được nó? Bằng cách buộc những người trên đó nói những thứ ngôn ngữ khác nhau, vì thế họ không còn hợp tác với nhau nữa. Vì sao Đức Chúa làm như vậy? Giáo sĩ Marx giải thích, "Đức Chúa làm như thế một phần là do những người trên tháp đang vượt qua những giới hạn của họ, cố gắng xây tháp vươn tới Thiên đàng, thách thức quyền lực của ngài. Nhưng Ngài cũng đã thiêu huỷ toà tháp vì Ngài thấy việc con người có chung một ngôn ngữ và quan điểm sẽ dẫn đến hiện tượng phi nhân tính. Vì làm như thế mọi người sẽ để mất đi những đặc điểm riêng của họ. Do vậy Ngài đã phá di toà tháp bắt mọi người phải nói các thứ tiếng khác nhau."
Đó là cách Đức Chúa buộc mọi người phải quay lại với những cây ô liu của họ. Những cây ô liu phản ánh những cá tính riêng và đặc điểm riêng của con người, gắn bó với một chốn nương thân, một cộng đồng, một nền văn hoá, một bộ tộc và một gia đình.
Vâng, toàn cầu hoá và Internet giúp kết nối những người xưa nay chưa từng biết đến nhau - giống như mẹ tôi và những người bạn chơi bài cùng bà đang sống bên Pháp. Nhưng thay vì tạo nên những cộng đồng mới, công nghệ Internet thường chỉ đưa đến những cảm giác ảo về sự kết nối và gắn bó. Cũng giống như hai linh kiện được kết nối với nhau. Liêu chúng ta có thể gắn bó với người khác thông qua email hay ván bài trên Internet hay các chat room? Liệu cái công nghệ kỹ thuật cao này có tiếp tay cho chúng ta vươn ra thế giới trong khi tránh cho chúng ta trách nhiệm làm những công việc cộng đồng và quan hệ trên thế giới thực? Tôi đã từng trò chuyện và gặp gỡ nhiều người từ khắp thế giới khi đi trượt tuyết ở Colorado. Tôi vẫn đi trượt tuyết, và ngày nay mọi người đều đã có điện thoại di động. Vậy là thay vì gặp gỡ người khác trong các thang máy trượt tuyết, giờ đây tôi lại nghe được những người đó tán chuyện với bạn bè của họ từ khắp nơi trên thế giới. Tôi rất ghét chuyện đó. Email không thể dùng để xây dựng tình cộng đồng - tham dự một cuộc họp phụ huynh mới là xây dựng cộng đồng. Chat room không thể xây dựng được cộng đồng - phối hợp láng giềng của bạn để đề nghị toà thị chính mở cho một trục đường mới: đó mới là xây dựng cộng đồng. Liệu chúng ta có thể xây dựng những cộng đồng trong không gian điện toán để thay thế những cộng đồng thực sự của chúng ta? Chắc là không thể được. Chính vì thế mà tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu một ngày nào đó thức dậy và phát hiện Internet bị Đấng Tối Cao phá nát, giống như điều Ngài đã làm đối với toà tháp Babel ngày nào.
Tôi cứ nghĩ mãi đến người bạn trẻ người Kuwait mà tôi đã gặp ở quán cà phê Internet ở Kuwait City, anh ấy nói với tôi, "Khi còn là một sinh viên, chúng tôi không có Internet. Lúc đó chúng tôi chỉ có một vài giáo sư có đầu óc phóng khoáng và thường chúng tôi hay đến nhà họ tụ tập và bàn chuyện chính trị. Giờ đây, một sinh viên có thể ngồi nhà mà nói chuyện với toàn thế giới." Nhưng, anh ấy thú nhận, anh và các vị giáo sư nọ không còn tụ tập cùng nhau như ngày trước. Đó là một điều nguy hiểm - hậu quả của việc Internet hoá các xã hội, khi công nghệ đó chiến thắng trong cuộc sống của chúng ta: một ngày nào đó dân chúng thức dậy và nhận thấy họ không muốn giao thiệp với ai khác nếu không thông qua máy ví tính. Khi điều đó xảy ra thì con người sẽ dễ trở thành nạn nhân của những bậc giáo điều và những giấc mơ tôn giáo thời đại mới. Những phần tử đó nảy sinh và bắt đầu rao giảng cho chúng ta cách thức lên hệ tâm hồn, thể xác và những cây ô liu. Đó là lúc chúng ta sẽ thấy những phản ứng chống lại sự đơn điệu và tiêu chuẩn hoá - dân chúng khác biệt nhau một cách lấy lệ, không còn do sự khác biệt về gốc rễ lịch sử hay truyền thống.
Cân đối giữa chiếc xe Lexus và cây ô liu là điều mà mỗi xã hội cần phải thực hiện mỗi ngày."

Rất may là tôi vẫn rất thích thú tán gẫu với bạn bên tách cà phê, chứ không phải qua bàn phím chat...

Saigon tháng 3/2012.

33 nhận xét:

  1. Ko hiểu sao em cũng ko thích chát lắm, trừ voice chat với người thân. Em cũng ko mấy khi nhắn tin qua đt, trừ khi nói qua ĐT sợ "tam sao thất bản". Internet kéo được 1 số người đến gần ta hơn thì cũng đẩy ko ít người xa ta hơn anh ạ. Nhiều khi cũng dẫn đến những lỗi do mạng "ảo"!:-)
    Nhưng những lợi ích của internet thì lại ko thể phủ nhận:-))

    Trả lờiXóa
  2. @muathuvang, con người trong thế giới ngày nay đã bị cột chặt vào những tiện ích do chính họ làm ra, từ ông chủ họ trở thành nô lệ. Thử tưởng tượng một ngày không có Internet thế giới sẽ ra sao?, ngay bản thân tuy không sử dụng ĐTDĐ nhiều và chẳng có gì quan trọng, nhưng đi đâu quên chiếc ĐT dù chỉ một vài tiếng cũng thấy thiếu... Ngày xưa người ta nói, đại khái, một ngày không đọc sách thấy mặt mũi đáng ghét... Bây giờ một ngày không lướt web thấy lơ láo... Có những nền văn minh (trong đó có khoa học kỹ thuật) phát triển rực rỡ rồi lụi tàn, chẳng hiểu con người rồi sẽ về đâu? Cứ bình tĩnh chờ xem ha V.A.? Và trong khi chờ đợi nếu vì ở xa quá mà không thỉnh thoảng cà phê được, cứ vui vẻ trao đổi dăm điều ba chuyện với nhau trên mạng, đó chính là như V.A. nói "Những lợi ích của Internet thì lại ko thể phủ nhận" :-)))

    Trả lờiXóa
  3. Mới định đọc entrry này cái Ku Ken làm mặt buồn nhìn nên em phải giởn với nhóc cái đây, khi nào nhóc ngủ thì em vào đọc . :)

    Trả lờiXóa
  4. Em cũng đang định đọc cuốn này sau khi mua cuốn Thế giới phẳng.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là cái gì cũng có 2 mặt của vấn đề mà cân bằng được nó là một việc cũng vất vả không kém. Ở đây em chỉ muốn nói đến một khía cạnh nhỏ của Internet: Khi bạn ảo đã bước ra ngoài đời càphê cà pháo để trở thành bạn thật thân thiết ngoài đời thì blog nói riêng và Internet nói chung đã làm xong nhiệm vụ của nó rồi, phải không bác Hiệp?

    Trả lờiXóa
  6. T nhớ lại cái thời chưa có Internet , người ta phải vận dụng trí nhớ và sự hiểu biết để có cái cần có .Thời bao cấp , điện thoại còn thiếu , vậy mà người yêu nhau vẫn liên lạc với nhau và vẫn chịu khó tìm đến nhau Tóm lại , cho dù không thể phủ nhận lợi ích của Internet nhưng bản thân con người mới là điều quan trọng T nghĩ đơn giản như vậy .

    Trả lờiXóa
  7. @lanvuive, có Ku Ken cũng vui ha? kinh nghiệm để mai mốt chăm sóc cháu :-))

    Trả lờiXóa
  8. @tudinhhuong, nếu đã đọc Thế giới phẳng bạn cũng nên đọc thêm quyển này.

    Trả lờiXóa
  9. @nguyenthuthuy, bước ra thế giới thật cũng có cái hay ha TT?

    Trả lờiXóa
  10. @ngocthuan, con người, mỗi cá nhân mới là quan trọng nhất :-))

    Trả lờiXóa
  11. Em nói thật lòng là em chưa đọc cuốn đó và nó vẫn nằm trên kệ sách. Đọc được nó không đơn giản với em.

    Trả lờiXóa
  12. @tudinhhuong, những quyển sách như thế này, Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ô liu tôi đã mua và đọc nó đến lần thứ hai, đó là những quyển sách đáng cho ta đọc. Bạn chưa đọc vì lý do gì? Không có thời giờ hay vì cái gì khác?. Đây không phải là loại tiểu thuyết để đọc một mạch, bạn có thể đọc từng đoạn, và quan trọng là suy nghĩ tìm ra được một cái gì đó, cho bản thân mình :-))

    Trả lờiXóa
  13. Vì lý do là đọc khó vào đầu thôi ạ.
    Đang quen đọc một thứ, giờ đọc sang một lĩnh vực khác rất khó nhập tâm, trong khi đó lại là cuốn sách nói về thế giới với tất tần tật các thể loại thuộc về thế giới nhỏ bé này. Thế giới nhỏ bé nhưng những gì viết trong đó lại vô cùng rộng. Chỉ có lý do đó thôi ạ.

    Trả lờiXóa
  14. @tudihhuong, nếu vậy bạn đừng đọc, điều đó là bình thường, đừng cố ép cái đầu của mình phải tiếp nhận cái nó không thích (tôi cũng thế, nếu không phải chuyện vì "miếng cơm manh áo"), nếu một lúc nào đó bạn thử đọc và thấy có gì đó đáng cho ta đọc thì hãy đọc. Hãy là chính bản thân mình, tôi luôn nhủ như thế đấy :-)

    Trả lờiXóa
  15. Em biết vậy và em chưa đọc. Và em cũng nói thật lòng thực tế như thế. Biết đâu một lúc nào đó em có thể đọc được.

    Trả lờiXóa
  16. @tudinhhuong, tôi cũng chúc bạn như thế, không phải vì đó là quyển sách tôi đã đọc và thích, mà vì nghĩ, nếu bạn đọc được nó, có lẽ bạn sẽ tìm được điều gì đấy cho riêng mình :-)

    Trả lờiXóa
  17. Đọc hay xem xong một tác phẩm nào đó mà tìm thấy được điều gì đó cho riêng mình thì quả không phải lúc nào mình cũng "thành công" được như thế.
    Cảm ơn anh đã chia sẻ suy nghĩ về cuốn sách nổi tiếng này!

    Trả lờiXóa
  18. @tudinhhuong, vậy là tôi có được may mắn ấy, những quyển sách tôi thích, thường là tôi tìm được một chút gì riêng.
    :-))

    Trả lờiXóa
  19. Dạ. Anh thật may mắn. Đó có thể gọi là "bạn của sách" ạ.

    Trả lờiXóa
  20. @tudinhhuong, hìhì "bạn của sách", điều bạn nói nghe hay đấy, và khi đến với sách thì nên như thế, hoặc là bạn, hoặc chẳng là gì cả, chớ nên làm nô lệ của sách phải không bạn? :-)

    Trả lờiXóa
  21. Có thuyết bảo rằng Thiên chúa phá tháp Babel để cảnh cáo con người chỉ ham mê xây dựng mà chểnh mảng việc thờ chúa. Nhưng con người vẫn chống lại ý chúa bằng cách học ngoại ngữ, như người Việt học tiếng Anh nay sẽ học thêm tiếng Hoa...

    Mà trên đời này hình như mọi việc xẩy ra đều do ý chúa, từ việc làm bom nguyên tử cho đến phát minh ra internet...Nghe luẩn quẩn quá nhỉ

    Trả lờiXóa
  22. Sao một người như chú vẫn còn nói câu "nghe nói" vậy ạ? Cháu không tin điều này.

    Trả lờiXóa
  23. @bulukhin, thuyết Thiên chúa phá tháp Babel để cảnh cáo con người chỉ ham mê xây dựng mà quên việc thờ Chúa, chắc chắn chỉ do con người lý giải theo cách nghĩ của con người, không phải theo cách nghĩ của Chúa, bởi vì người TCG luôn nghĩ Chúa là Đấng tối cao, Toàn năng khác hẳn con người tội lỗi (thuyết tội tổ tông của người TCG). Điều này khác hẳn bên Phật giáo khi cho câu nói này là của Phật "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành".

    Trả lờiXóa
  24. @tudinhhuong, chắc cũng như... ngộ độc thực phẩm, nhưng về mặt tinh thần :-)

    Trả lờiXóa
  25. Bao nhiêu người đọc sách xong là ngộ sách ngay.
    Đã có lúc nào anh như thế?

    Trả lờiXóa
  26. @tudinhhuong, có thể tôi mê một cánh chuồn chuồn, một cánh bướm, một tiếng dế, một tiếng ve..., nhưng sách là khác, sách là do con người, những gì ở nơi sách vở, kể cả Kinh thánh, Kinh Phật... đều do suy nghĩ của con người viết ra, nó cũng như là suy nghĩ của bạn, của tôi, của mọi người, có thể đúng, có thể sai, hay đúng trong hoàn cảnh này, không gian và thời gian này, nhưng lại không đúng trong hoàn cảnh khác, không gian hoặc thời gian khác.... Bởi thế với tôi sách (kể cả kinh sách) không phải là cái tuyệt đối, nó là cái để chúng ta suy ngẫm... :-)

    Trả lờiXóa
  27. Xin hãy làm theo ý Cha chứ không phải theo ý con...
    Ý Chúa, hay nói đúng ra là Tự nhiên vốn không ưa sự khai thác, sự kiêu ngạo ngày càng quá quắt của con người, dẫn đến không chỉ hủy hoại đất đai, núi non, sông suối mà cả Thiên đường, đó là bầu trời với sự ôn nhiễm và hiệu ứng nhà kính... Sự thông minh của người mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng nên dừng ở đâu là vừa phải là vấn nạn lớn phải không anh H.
    Cám ơn Internet để ta có thể giao lưu như thế này, trước hết phải nói thế.

    Trả lờiXóa
  28. @torovn, Toro nói đúng, trước hết phải cám ơn Internet đã đem con người đến gần nhau hơn, tuy cách xa cả ngàn cây số. Thiên nhiên chính là Thượng đế, đó là bầu trời, tinh tú, giun dế và cây cỏ..., chứ đâu nằm trong kinh sách... cái thông minh của con người đã mang đến nhiều điều tốt đẹp, nhưng với sự tàn phá thiên nhiên, con người đã phải trả giá. Bà mẹ Thiên nhiên, đấng Thượng đế toàn năng ấy đã và đang "tính sổ" với con người. Dừng lại ở đâu là vừa phải, hay nói khác đi là đối xử thế nào với Thiên nhiên cho hoà hợp, đấy là vấn nạn của loài người :-)))

    Trả lờiXóa
  29. Hình như em luôn có kinh nghiệm nuôi con nít thì phải, ku Ken chịu đựng em nhiều hơn là em chịu đựng nhóc đó anh Hiệp, mai mốt nhỏ Cốm có con thì tự nhỏ Cốm nuôi thôi, em chỉ hướng dẫn thôi để em còn đi chơi với cafe cà pháo với mọi người nữa. hihi

    Trả lờiXóa
  30. Em thì không biết nhiều về Đức Chúa và Kinh Thánh nhưng em vừa thích trò chuyện với mọi người qua blog và vừa thích gặp mọi người ngoài đời với những ly cafe vui.

    Trả lờiXóa