PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Tam thập nhi lập.

Tam thập nhi lập; (三十而立)
Tứ thập nhi bất hoặc; (四十而不惑)
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲,不踰矩)
(Luận Ngữ)

Tự nhiên tôi nhớ đến câu "Tam thập nhi lập" trong sách Luận Ngữ của Khổng Tử, một trong Tứ Thư của nướcTrung Hoa xưa kia. Tôi không có ý muốn diễn giải nhiều về chữ nghĩa, nhất là có liên quan đến Hán tự, cái chữ vuông vuông, vì đây là sở trường của ông bạn Bulukhin, và của cả chị Huynhtran, đọc lý giải của hai bạn là đủ sướng rồi.
"Tam thập nhi lập", hiểu nôm na đại khái là người ta đến 30 tuổi mới có thể tự lập, tạo nên sự nghiệp cho bản thân mình. Ấy là nói về suy nghĩ của cái thời xa xưa, thời của ngài Khổng Tử còn bôn ba đây đó tạo dựng cơ nghiệp, chứ thời buổi bây giờ, có khi mới nứt mắt, những thiếu gia con cái của đại gia, theo chân cha mẹ,  đã đứng đầu một doanh nghiệp, hay chẳng làm gì cả mà đã xe hơi nhà lầu mấy cái, đô la đầy túi, ăn chơi, sự nghiệp chót vót... Đọc câu trên của Khổng Tử, tôi lại miên man nghĩ đến cuộc đời của Nhị vị anh hào vang danh kim cổ, đó là Đức Phật và Chúa Jesus... Có điều gì đó đúng như câu của ngài Khổng Tử.
Đức Phật, người sáng lập ra Phật giáo có tên là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa, sách vở chép rằng ngài sinh năm 565 và tạ thế năm 486 Trước Công Nguyên, khoảng trong thời Xuân Thu của Trung Hoa, cũng cùng vào thời của Khổng Tử (551 - 479 TCN). Ngài sinh trưởng trong một gia đình Hoàng tộc, được giáo dục và có truyền thống tốt, ngài đã được vua cha chọn làm người kế vị trị vì đất nước sau này. Mọi việc cứ êm ả qua đi, đến tuổi trưởng thànhThái tử Tất Đạt Đa cưới một nàng công chúa nước láng giềng, sinh con đẻ cái. Nhưng sự đời lại không theo ý muốn của vua cha, năm 29 tuổi ngài từ bỏ cung điện trong một đêm khuya, vào tận trong rừng sâu tìm thầy học đạo. Trải qua sáu năm trời khổ hạnh, làm một thày tu Bà La Môn ngài đã qua muôn vàn đắng cay, thân xác héo mòn bạc nhược mà chẳng đạt được điều gì. Cuối cùng thì ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh, bước ra khỏi rừng, nhận lấy và uống hết một bát sữa cúng dường của một cô gái. Sức khoẻ hồi phục, ngài Thiền định dưới gốc cây bồ đề trong bảy ngày đêm, và ngài đã đạt được Giác Ngộ... Tính theo ngày tháng thì lúc ấy Đức Phật được ba mươi lăm tuổi...
Cuộc đời của Đức Chúa Jesus có hơi khác, ngài sinh ở Bethlehem xứ Judea, cách nay hơn hai ngàn năm (theo lịch là 2012 năm), bởi bà Maria vợ của một người thợ mộc tên Juse. Khi ngài chào đời có một ngôi sao sáng xuất hiện, báo tin cho ba nhà thông thái biết đó là dấu hiệu giáng sinh của đấng Messiah, Đấng Cứu Thế, hay vua của dân Do Thái, và các nhà thông thái đã theo dấu của ngôi sao sáng, mang lễ vật đến với hài nhi Jesus. Chúa Jesus là một đứa trẻ và một thanh niên bình thường, phụ cha làm nghề thợ mộc cho đến năm 30 tuổi. Sau đó ngài đã cùng 12 vị tông đồ (môn đệ) đi khắp xứ Palestine để rao giảng Phúc âm trong vòng 3 năm, cho đến năm 33 tuổi ngài bị bắt và bị hành hình trên cây thập tự giá như chúng ta đã biết. Tôi sẽ không nói nhiều ở đây lý do vì sao chúa Jesus bị người La Mã đang thống trị lúc bấy giờ bắt và giết, vì có rất nhiều truyền thuyết quanh cái chết của Chúa, chẳng hạn, thực sự Jesus đi rao giảng về một Nước Trời, hay qua đó ngài là một người yêu nước muốn tập hợp lại những người dân, chống lại chế độ thống trị của người La Mã trên giải đất Palestine lúc đó, và phương châm của ngài có phải là bất bạo động, khi có lần ngài quở trách Peter một môn đồ của ngài vì đã dùng gươm chống lại những kẻ đến bắt ngài, "Hãy nạp gươm vào vỏ, vì ai dùng gươm thì sẽ bị chết vì gươm" (Matthew 26:52).
Đức Phật và Chúa Jesus, hai người có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong suốt hơn hai ngàn năm nay, đúng là đã "Tam thập nhi lập".

22 nhận xét:

  1. @caonguyenbui, còn tôi sẽ là "lục thập nhi nhĩ thuận", hìhì :-)))

    Trả lờiXóa
  2. Anh Hiệp ơi! search một cái ở Google là có đủ mặt anh hùng hào kiệt "Tam thập nhi lập" thời hiện đại đó nha !

    Trả lờiXóa
  3. Việc lý giải này thuộc về trọng trách của anh Bu rồi đó anh Hiệp ơi!
    M dạo này chỉ lót dép ngồi nghe thôi.. :))

    Trả lờiXóa
  4. @huynhtran, thời hiện đại có cái sướng của nó, anh hùng hào kiệt có đủ mặt trên Google :-)
    Bác Bu và chị M. nữa chứ, chị cũng có gốc rễ với ngài Khổng Tử đấy thôi :-))

    Trả lờiXóa
  5. Cho đến giờ chắc chỉ có 2 vị như vậy thôi. Tam thập nhi lập thì có mà hiếm :))

    Không thấy anh H nhắc thành Ala của mấy ông đạo Hồi nhỉ, nhưng mà em thì ko phái ông đó lém.

    Trả lờiXóa
  6. @comieng, hìhì, Allah của đạo Hồi trong kinh Koran chính là Đức chúa trời trong ngôi thứ nhất của đạo Thiên chúa, và của Do Thái giáo (sách vở nói Do Thái giáo là tôn giáo mẹ của Cơ đốc giáo và Hồi giáo). Người có thể nói đến là Đấng tiên tri Mohammed của Hồi giáo (570 - 632), như Comieng nói tôi cũng không phái ông này lắm :-)))

    Trả lờiXóa
  7. Hì hôm nay mới biết vụ "tôn giáo mẹ" em thiệt tình không biết mấy vụ này. Cái tiếc là triết học máclêninh cũng hỏng gành lun :D

    Trả lờiXóa

  8. @comieng, chẳng hiểu sao tôi lại đi mua và đọc ba cái sách vở lung tung này từ hồi nào giờ, mà lại không trở thành thày dòng hay sa môn. Còn triết học Máclê thì lại càng mù tịt :-)

    Trả lờiXóa
  9. Em không biết nhiều về Đức Phật và Chúa Jesus nhưng rất quý trọng 2 bậc tiền bối này.

    Trả lờiXóa
  10. @lanvuive, Phật và Chúa là 2 người có ảnh hưởng lớn nhất đối với nhân loại đó cô Lan :-))

    Trả lờiXóa
  11. Có em ở đây hong thăm na bác Đèn Đỏ ?

    Trả lờiXóa
  12. Mác lê thì chỉ thế hệ sau này mới phải học "chuyên vụ đó". Nói chứ cái hồi em học chung trường với chị BT có được học lại triết học phương đông, cũng là cưỡi ngựa xem hoa giờ quên ráo.

    Trả lờiXóa
  13. @danghongky, hehe, lâu lâu mới thấy nhà bác Đèn đỏ xuất hiện giang hồ :-)

    Trả lờiXóa
  14. @comieng, Socialism, Communism, Capitalism... hay kinh sách, triết học phương tây, phương đông..., ngày trước mình đọc như một tìm hiểu để bổ sung cho kiến thức, còn mấy vụ "Mác lê" sau này giống "tôn giáo" nhiều hơn... :-)

    Trả lờiXóa
  15. Hôm nọ em học được một chữ hay nữa là "Nepotisme" - Chủ nghĩa quan hệ, giống kiểu - Hiệu phó 1 trường ĐH, rồi UV dự khuyết rồi Thứ trưởng dị ớ :))))

    Trả lờiXóa
  16. @comieng, Chủ nghĩa quan hệ, hihi nghe hay quá :-)))

    Trả lờiXóa
  17. Vâng, đến ba mươi mà không tự lo nổi cho bản thân mình thì chắc là có vấn đề gì rồi.
    Nhưng mọi chuyện ở đời đều có thể có những cá biệt. Trừ những con ông cháu cha, con cái của đại gia ra, vẫn có những người tài không cần đợi đến ba mươi mới phát sáng. Và cũng có những người đến tuổi năm mươi vẫn chưa hiểu hết lý lẽ trong trời dất, chưa phân biệt được việc phải hay trái mà vẫn cứ thích làm theo ý thích của mình.
    Cuộc đời muôn mặt mà.

    Trả lờiXóa
  18. @ngocyen, hìhì, toàn bộ những câu này được cho là của Khổng Tử, là người đã sống cách nay hơn hai nghìn năm, và cuộc đời của Đức Phật và Chúa Jesus cũng cách nay như thế. Ngày xưa những câu nói như thế, hoặc những câu tục ngữ, ca dao... thường được đúc kết từ những kinh nghiệm sống của xã hội, lấy ra một cái chung tương đối để kết luận, như Ngocyen nói đúng, thời nào cũng có những người tuổi trẻ tài cao, thần đồng, và già đầu mà vẫn mê muội. Đúng là cuộc đời muôn mặt. :-)))

    Trả lờiXóa
  19. "Tam thập nhi lập" là câu nói cửa miệng bây giờ nhưng ít ai biết rằng, đó là câu Khổng Tử, bậc thánh nhân tự nói về mình, chứ không phải nói đến quy luật phát triển chung của cuộc đời con người.
    Anh H đã dẫn ra hai ví dụ là Phật Thích Ca và Khổng Tử, rất đúng với nhận xét đó. Còn đại đa số chúng sinh thì sao? Đâu phải kẻ nào 30 tuổi cũng đã vững vàng lập thân xử thế, đâu phải "Thất thập tòng tâm sở dục bất du củ". Xin nói kỹ về câu này, nghĩa là khi 70 tuổi ta sống tự do, tùy theo ý muốn, ham muốn của mình, nhưng những ham muốn, những sở dục đó cũng không vượt ra ngoài quy củ của lễ nghĩa. NHư vậy, chỉ có thánh nhân mới có được sự "tự giác" cao độ như vậy thôi, không dễ đối với người thường đâu ạ.
    Tóm lại, những đúc kết đó không phải tổng kết cuộc đời của mọi người. Khối kẻ già mà vẫn tham vẫn hư hỏng đấy thôi.

    Trả lờiXóa
  20. @torovn, một nhận xét rất chính xác của Toro, hoan hô :-))))

    Trả lờiXóa