Buổi sáng ngày nghỉ tôi ngồi nơi một ghế đá trong công viên nhìn mọi người qua lại, trên cao qua những vòm lá là bầu trời xanh, và nắng... nắng của một ngày cuối tháng ba. Một bà cụ ngồi xuống ghế ở phía đầu bên kia, bà cụ đi bán vé số, nhỏ người, móm mém, có lẽ đã ngoài bảy mươi hoặc hơn nữa không chừng, nhưng trông vẫn còn nhanh nhẹn... Bà cụ đếm những tờ vé số cầm trên tay, đợi cho cụ đếm xong tôi nói "Bà cho con một tờ". Bà cụ chìa cho tôi mấy tờ vé số và tôi rút ra một tấm, gởi tiền cho cụ. Tự nhiên cụ nói với tôi "Người ta nói tôi già rồi đi bán làm chi cho khổ, sao không ở nhà coi cháu, phụ con cái, hay đi ở giúp việc nhà cho người ta, đi bán thế này nắng mưa...". Tôi chưa biết nói sao thì cụ đã tiếp " Con cháu tôi nó cũng nói thế, nhưng tôi không thích đi làm công cho ai hết, từ nhỏ đến giờ, tính tôi thẳng lắm cái gì không phải là tôi nói ngay, cho nên có khi người ta không ưa, đi bán thế này ngày nào khoẻ thì đi, không khoẻ thì ở nhà chẳng ai nói được mình...".
Tôi để bà cụ nói và chỉ nhìn cụ, bà cụ nói rặc giọng miền Nam, chính gốc, giọng nói của cụ còn rất khoẻ, bà cụ tiếp "Bán một trăm tờ giấy (vé) số tôi lời được hai mươi ngàn đồng, có hôm tôi bán được nhiều hơn, nhưng bán được một trăm tờ là tôi đủ tiền ăn rồi...". Có lẽ ý cụ muốn nói với hai mươi ngàn tiền lời của một trăm tờ vé số cụ đã đủ tiền ăn trong một ngày, và với cụ thế là đủ...
Bà cụ dợm đứng lên nhưng vẫn nói tiếp "Thôi chú ngồi chơi tôi đi bán tiếp đây". Tôi cám ơn và chào bà cụ, khi bà cụ đã đi khỏi tôi nhìn lại tờ vé số trên tay mình, bán một trăm tờ vé số như thế này cụ được lời hai mươi ngàn đồng, một số tiền có lẽ là rất nhỏ trong thời buổi gạo châu củi quế này, có khi còn chưa đủ tiền ăn một tô phở hay uống một ly nước trong quán, nhưng với bà cụ bán vé số là đã sống được một ngày, và chắc là bà cụ đã vui và hài lòng với điều ấy...
Hễ thấy đủ là đủ ..có lẽ bà cụ đã " quán triệt " tinh thần này .theo T , bà cụ ắt là người sống hạnh phúc lắm , dù nghèo khó .
Trả lờiXóa@ngocthuan, chuyên bà cụ bán vé số này làm tôi suy nghĩ, đây là một con người tự do, và dám sống cho cái tự do của mình, có thể với hai mươi ngàn một ngày bà cụ cũng chật vật lắm, chưa kể tuổi già đau yếu, nhưng chắc với cụ cái tự do, không bị lệ thuộc vào ai, kể cả con cháu là trên hết, và cụ đã chọn nó. Cốt lõi là cụ đã hài lòng với điều đã chọn, như Con người tự do Alexis Zorba của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzakis :-)
Trả lờiXóaĐể thấy rằng, già vẫn còn có ích.
Trả lờiXóaEm cu thay nguoi gia hay tre qua nho phai lam viec de muu sinh thi buon cho ho va buon buon trong bung minh.
Trả lờiXóaSuy nghi cua ba cu ban ve so ay hay nhung neu ba cu duoc con cai cham lo thi van hay hon. Tuoi gia ai biet khi nao dau yeu, hai muoi ngan qua it oi o mot thanh pho ma mot mieng thit bo bifteck cho mot nguoi an gia mot trieu dong .....̣̣
Hom nay may tinh em bi sao ma ko go chu co dau duoc xin loi bac HT.
VẬy là anh có phúc khi nghe đc tâm sự của bà cụ ....dòng đời ngược xuôi biết đâu cuộc sống của bà bên con cháu củng ok nhưng bà thích đi rong ruổi thì sao hihi.....
Trả lờiXóaTheo tôi bà cụ tự bằng lòng với cái đủ của mình là bà đã sống hạnh phúc rồi đó.
Trả lờiXóa@tudinhhuong, ??? :-)))
Trả lờiXóa@comieng, thường thì mình nghĩ như vậy, Comieng có lòng thương người :-)
Trả lờiXóaMôt miếng biffteck giá một triệu hay chiếc xe hơi xịn là mấy tỷ đồng với mình là lớn thật, nhưng với bà cụ chắc chỉ là con số không, bà cụ không muốn con cháu phải lo cho bà, có lẽ cho tới khi bà cụ còn tự lo được. Và quan trọng hơn cả có lẽ là bà cụ yêu quý cái tự do của mình và thực hiện được nó :-)
Tôi đọc và hiểu được chữ không dấu mà Comieng, có sao đâu, thỉnh thoảng máy của tôi bị sao đó mà đánh có dấu lâu lắm, cũng phải gõ không dấu thôi :-)
@phuongvu, haha, phuongvu có suy nghĩ rất hay, ấy là chuyện có khi bà cụ thích đi rong ruổi, và có lẽ bà cụ nói theo một thói quen nào đó, hoặc để cho chính cụ nghe chứ không hẳn là nói với ai khác. Tôi không hề trả lời hay hỏi cụ một câu, cụ cứ nói thôi :-)
Trả lờiXóa@tuyetmai, chị Mai nghĩ rất có lý, tôi cũng tự hỏi như thế, trông cụ rất nhanh nhẹn, thoải mái, nói như độc thoại, không hề có gì giận hờn trong lời nói. Tôi cứ nghĩ bà cụ này chẳng xài điện thoại di động, chẳng "nét, niếc" gì cả, mặc chắc vài ba bộ quần áo cũ, ăn với hai mươi ngàn (hoặc chưa đến) một ngày, buổi tối chắc bà cũng chỉ cần một chỗ ngả lưng, thế mà trông bà thản nhiên quá.
Trả lờiXóa@tuyetmai, tôi muốn nói thêm với chị Mai, tôi nghĩ bà cụ bán vé số là người luôn sống trong hiện tại, từng khoảnh khắc, sách vở nói "quá khứ, hiện tại, và tương lai", nhưng nghĩ cho cùng chúng ta chỉ có thể sống được cho hiện tại, từng giây, từng phút, quá khứ là cái đã qua, không bao giờ trở lại, và tương lai là cái không bao giờ đến, câu chuyện dân gian ngày mai ăn khỏi trả tiền đó thôi...
Trả lờiXóaKể cho anh nghe dưới chổ em có một nhóm ông bà cụ tối đến là rủ nhau đi bán vé số ...bán cho vui thôi chứ gia đình con cháu rất giàu ....chính vì vậy mấy anh chị có Ba mẹ thích đi chơi vậy nên than khóc quá trời hihi.....có khi Cha mẹ củng làm con khổ tâm đó nha hihi
Trả lờiXóaRất cảm phục tinh thần tự lực cánh sinh của bà cụ.
Trả lờiXóaNhưng có một sự thật ở xứ ta hiện nay nhu cầu cần người giúp việc (ô sin) rất nhiều. Ở Hà Nội có hẳn một cơ quan giới thiệu và phân phối Ô sin...Mọi người như bà cụ ấy cũng là một mối lo cho xã hội chứ chẳng chơi
@phuongvu, a cái này hay à phuongvu, ấy là chuyện mấy ông bà cụ tối đến rủ nhau đi bán vé số... bán cho vui chứ gia đình con cháu rất giàu (bỏ qua cái yếu tố "tối" nha phuongvu), và con cái than khóc, phuongvu nghĩ là mấy ông bà cụ này làm khổ con cháu? Ôi thật là cái suy nghĩ sai lầm, chúng ta thử xem lại chuyện này, bằng những câu hỏi.
Trả lờiXóaThứ nhất cái gì làm cho các cụ đi bán vé số khi không cần đến tiền bạc, rõ ràng là niềm vui, đi bán cho vui như phuongvu đã khẳng định. Thứ hai là tại sao đi bán mới vui, vì ở nhà với con cháu chán quá, và thứ ba là các ông bà cụ này dám sống cho chính mình trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Hoan hô các cụ dũng cảm :-)))
@bulukhin, "Mọi người như bà cụ ấy cũng là một mối lo cho xã hội chứ chẳng chơi". Tôi chưa hiểu rõ lắm ý bác Bu muốn nói bà cụ này là mối lo gì cho xã hội? Nhưng tôi cảm phục, không hẳn là chuyện tự lực cánh sinh (một ngày cụ chỉ cần hai mươi ngàn, hoặc chưa đến hai mươi ngàn đồng tôi nghĩ nếu con cháu không tệ quá lẽ nào lại không lo được cho cụ), cái tôi muốn nhắc lại là tinh thần yêu tự do của cụ, không thích làm công cho ai, khoẻ thì đi bán, yếu thì nghỉ. một cái tinh thần tự do đúng kiểu Nam bộ chim trời cá nước, tứ hải giai huynh đệ, gặp một người lạ vẫn cứ nói ra hết cái gì trong lòng mình đang suy nghĩ, đáng nể :-)))
Trả lờiXóaCụ bảo "tôi không thích đi làm công cho ai hết, từ nhỏ đến giờ, tính tôi thẳng lắm cái gì không phải là tôi nói ngay, cho nên có khi người ta không ưa"
Trả lờiXóaMọi người không đi làm cho ai như bà cụ thì rất nhiều gia đình không hoạt động được. Nói đâu xa cu Tuấn nhà bu sắp có con thứ 2, hai vợ chồng đi làm, cu Rơm chưa đến 4 tuổi phải có người đưa đi mẫu giáo, bà nội chỉ giúp được 1 hoặc 2 tháng là cùng...Hiện nó chưa tìm ra người giúp việc. Tại Vũng Tàu, cô con gái bu cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm người giúp việc, thằng con thứ 2 nó mới 3 tháng tuổi thằng lớn đi mẫu giáo...Bà xã tui hết cháu Vũng Tàu đến cháu Sài Gòn, có tháng bu tui chỉ sống bằng mì gói cho nên đã nói vui, vào nam gần con cháu thì mất... vợ!!! Hihihi
@bulukhin, vậy là bác Bu nghĩ theo một cách khác rồi, cách một số người nào đó, cần những người giúp việc nhà mà không kiếm ra được người, và những người như bà cụ này lẽ ra phải đi làm giúp việc nhà như thế. Bà cụ này không muốn làm công cho ai chứ không phải là người không chịu đi làm việc để người khác phải nuôi mình, và việc làm đi bán vé số của cụ nói cho cùng cũng là việc kinh doanh đấy chứ, cho chính bản thân cụ, như tất cả những người buôn bán kiếm lời lương thiện khác, bằng chính công sức của mình, Về mặt này thì cụ cũng đáng nể, và cụ không hề là mối lo gì cho xã hội, hìhìhì!
Trả lờiXóaThì tôi vẫn nói bà cụ đáng khâm phục lắm chứ có phủ nhận gì đâu!
Trả lờiXóaTôi chi nói cái ý nếu mọi người cũng như bà cụ ây không muốn đi giúp việc cho ai thì xã hội gặp khó khăn chứ không nói bà ấy gây khó khăn cho xã hội.
Chuyện bà cụ thích "độc lập tự do" thì chắc hẳn rồi , và bác H cũng chia sẻ sự tự hài lòng của bà cụ . Nhưng đọc mấy câu còm của bác Bu và bác H thì hình như bác H chưa chia sẻ được với bác Bu . hihi , ý bác Bu nói nếu tất cả mọi người (không phân biệt già trẻ ) ai cũng có suy nghĩ không thích đi làm công (ôsin) thì xã hội sẽ gặp khó khăn , và những gia đình trẻ neo người cũng lo lắng không ít , chẳng hạn như gia đình các con bác Bu ... chứ ý bác Bu đâu có muốn nói lẻ ra bà cụ phải đi giúp việc nhà để bớt đi cái lo cho xã hội (-:
Trả lờiXóa@bulukhin, @bangtamngt, hehe, nếu "mọi người" mà không chịu đi làm công (trong đó có việc đi làm công Ô sin) như bác Bu nghĩ hay bà cụ nói thì xã hội sẽ rối loạn chứ đâu phải nỗi lo cho riêng ai, và điều này thì chắc chăn không thể xảy ra :-)))
Trả lờiXóaRiêng việc kiếm Ô sin theo tôi được biết, việc này coi vậy mà rất khó, mà cũng rất dễ, có nhiều vấn đề trong chuyện tưởng chừng đơn giản này. tôi biết có những người tốt, không có chuyên môn gì, rất muốn làm ô sin, và đã đi làm cho nhiều nơi, nhưng lại gặp chủ làm họ không muốn làm, ngược lại, có những chủ đàng hoàng, mướn phải người xấu, đâm sợ. Đây là một vấn đề khá "nhạy cảm" và phức tạp của xã hội :-)))
@bulukhin, nhân tiện nói thêm về chuyện Ôsin, mấy năm trước đây tôi có người quen mở dịch vụ giới thiệu Ôsin như thế, làm được ít lâu phải bỏ. Bởi họ chỉ có thể làm được việc giới thiêu hưởng huê hồng, chứ không phải một Công ty huấn luyện Ô sin để cung cấp cho xã hội. Nhiều kẻ lừa đảo trộm cắp, giả đến đăng ký khi được giới thiệu làm việc, lừa "chôm" đồ của gia chủ chạy mất. Nhưng cũng có những người đàng hoàng muốn đi làm Ô sin thật, lắm khi lại gặp nhà chủ khó khăn quá nên họ đâm sợ.
Trả lờiXóaNếu xã hội giải quyết được vấn đề này thì đỡ biết bao cho những gia đình neo đơn mà ngon lành như nhà Cu Rơm... và bác Bu đỡ phải xơi mì gói triền miên, hìhì!
Thấy cụ tự sống vậy, em thương lắm, Nội em ngày xưa cũng vậy, thà buôn thúng bán bưng để nuôi hai chị em em chứ không chịu ở nhà các con.
Trả lờiXóaNhiều khi em suy nghĩ lung tung rồi nói với Cốm: "Nếu tự dưng nhà mình khổ quá, mẹ không muốn đi bán vé số để sinh sống đâu, mẹ mắc cở lắm"
Cái nhỏ Cốm nói lại: "Con mà để mẹ đi bán vé số, là con không dám nhìn mặt ai hết đó, mẹ mắc cở một chứ con mắc cở đến mười lận, cho nên con ráng làm nuôi mẹ đàng hoàng mẹ há"
Nghe nhỏ nói em vui gì đâu.
Em nói thiệt, nếu đến lúc phải ra ngoài sinh sống chắc em ngồi đâu đó bán cóc ổi như Nội em ngày xưa chứ em không chịu đi bán vé số đâu.Híc híc
Em nói thêm là nghề bán vé số đã giúp bao cuộc sống khốn khó đi tiếp cuộc đời của mình, bán vé số không có gì phải xấu hổ chỉ là bản thân em không vượt qua được chính mình thôi hà..
@lanvuive, hìhì, nếu lỡ có như thế, lúc đó cô Lan sẽ đổi tên thành Lancocoi (Lan cóc ổi) chứ không phải Lanvuive nữa ha. Nói vậy chứ nhỏ Cốm ngoan lắm không cho mẹ làm gì đâu :-)))
Trả lờiXóaMai mốt mà blog Multi bị khóa như blog 360, em sẽ làm nhà blog khác với cái tên Lan Cóc Ổi cho vui luôn. Kekekekeeee
Trả lờiXóa@Lanvuive, Lan Cóc Ổi, có thêm miếng muối ớt nữa, hết biết... Kekekekeeee!
Trả lờiXóa