PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

Gánh hàng rong.

Photobucket

Một gánh hàng rong trong nắng sớm trên đường phố Đà Lạt.



Bây giờ nhìn những gánh hàng rong trên đường phố ai trong chúng ta cũng cảm thấy sợ, sợ bởi cái trước tiên mất vệ sinh, bụi bặm, dăm bảy cái tô và một xô nước rửa phục vụ cho tất cả mọi người, thêm nỗi không biết nồi nước hầm bốc khói kia có bao nhiêu hóa chất trong đó, thịt thà trông ngon lành thế nhưng cũng có phần chắc chẳng phải là thịt tươi, mà là thịt có khi đã ôi được tẩy lại cũng bằng hóa chất, và ai có con cháu thường cấm tuyệt không cho chúng ghé vào những gánh hàng rong ấy.

Nhưng tuổi thơ của tôi ngày trước lại mê mẩn những gánh hàng rong ấy, ngày ấy đi học tiểu học được cho 5 cắc, 1 đồng ăn sáng hay ăn quà vặt là thể nào trên đường đến trường cùng chúng bạn cũng phải sà vào những gánh hàng rong ấy. Có thể là 1 đồng bạc xôi bắp, hay khúc bánh mì xíu mại chan thêm miếng nước cá hộp, hoặc ly đá nhận si rô hay cây kem đá bỏ phẩm màu, có khi là gói kẹo bông... Mà ngày ấy cũng lạ, chẳng thấy cha mẹ hay người lớn nào cấm đoán ăn uống như thế, mà hình như cái thuở xưa ấy đường phố cũng không đến nỗi ô nhiễm như bây giờ, và con người cũng không đến nỗi quá quắt như ngày nay, nghĩa là chỉ chăm chăm cái phần lời lãi, sẵn sàng bỏ bất cứ thứ gì vào thực phẩm, miễn là được lời nhiều.

Cùng với những gánh hàng rong là những tiếng rao, nhất là những gánh hàng rong buổi tối. Chị bán chè đậu xanh bột báng nước dừa có giọng rao... ngọt như chén chè đậu xanh bột báng mình bán, bà bán bánh tráng kẹo tuy đã già nhưng tiếng rao của bà nghe lại trẻ như giọng của một thiếu nữ đương thì, còn ông bán kẹo kéo thì có cách rao dí dỏm đến người lớn cũng phải phì cười...

Bây giờ giữa khuya tôi giật mình vì tiếng rao bằng máy ghi âm và loa của ông bán bánh chưng bánh giò, tiếng rao hiện đại ấy mãi mà tôi chẳng sao quen được...

--> Read more..

Trẻ thơ.

Photobucket

Photobucket

Trẻ thơ thành phố.

 Photobucket

 Photobucket

Tuổi thơ thôn quê.

 Photobucket

 Photobucket

Trẻ thơ người Chăm đến lễ hội.



Ngoài thiên nhiên, hoa cỏ... tôi cũng thích chụp ảnh những đứa trẻ, và dù chúng ở đâu, thành phố hay thôn quê, ngày thường hay lễ hội, trẻ thơ vẫn luôn là những thiên thần...

--> Read more..

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009

Chiều.

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Buổi chiều có dịp đi ra vùng ngoại ô, tôi bất chợt bắt gặp cảnh mặt trời lặn, mặt trời xuống thấp vàng rực trên những mái nhà, có thêm bầy chim bồ câu nhà ai bay lượn, giây phút yên bình giữa một thành phố đầy bụi bặm và ồn ào...

--> Read more..

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

Lên núi (2).

Photobucket

Photobucket

Trên đỉnh núi Dinh.

 

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Ta lên núi mới hay đời chật hẹp

Nửa kiếp người chẳng rõ chốn dung thân.


Núi Dinh ở Bà Rịa Vũng Tàu là một khu vực căn cứ của cách mạng cũ, xưa không biết ra sao mà bây giờ toàn là nhà chùa và tịnh xá, từ dưới chân núi lên đến tuốt đỉnh núi đâu đâu cũng thấy chùa. Hôm tôi leo lên đến ngôi chùa trên đỉnh núi le cả lưỡi, có hơn nửa đoạn đường là đường mòn độc đạo giữa rừng núi, ở trên đó lỡ có bệnh tật gì cần cấp cứu chắc khó sống...

Chùa trên đỉnh núi chắc cũng hiếm người lên cúng bái, chủ yếu sống bằng tự cung tự cấp, nhưng cũng thấy có TV và điện thoại, mai mốt về già có nên lên đây sống không ta...?

--> Read more..

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Lên núi.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket



Những tấm hình bên trên là cảnh ở một ngôi chùa trên núi Dinh Bà Rịa. Sư ông, sư thày, chú tiểu... Sư ông đi dạo, chú tiểu phơi lá gói bánh, đánh cờ tướng, sư khác phơi thuốc nam, khuân vác hay cho khỉ ăn... mỗi người làm công việc của mình.

Tôi không thích làm sư, tôi chỉ thích bầy khỉ...

--> Read more..

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Khỉ (2).

 Photobucket

Hầu vương.

Photobucket

Gã khỉ đầu đàn.

Photobucket

Gã khỉ gió này đang chăm chú nhìn trái thanh long trên tay sư thày...


 Photobucket

 ... Cho đến khi được vật mình muốn.

Photobucket

 Photobucket

Khỉ con đeo dưới bụng khỉ mẹ.


 Photobucket

Mẹ con nhà khỉ.



Nhìn cái đám khỉ giành ăn này có vẻ hỗn loạn lắm, chúng giành giật đuổi đánh nhau chí chóe, nhưng để ý kỹ thì trong bầy đàn chúng cũng có một tôn ti trật tự, dĩ nhiên là trật tự của loài khỉ. Mấy sư thày nói vùng này có 2 đàn khỉ, một đàn ở hướng đông và một đàn bên hướng tây. Mỗi đàn có một con khỉ đực đứng đầu, nhìn gã khỉ đực đúng là ra dáng chúa trùm. Gã khỉ đực không như những con khác là chạy lăng xăng hay nhào xuống cướp giựt đồ ăn, thường gã ngồi trên một nhánh cây quan sát đám lâu la của mình, vóc dáng của gã rõ... tai to mặt nhớn, đi đứng khoan thai bệ vệ. Chỉ khi nào mấy sư ném trái cây gã mới bắt lấy và ăn, tuyệt nhiên không một con khỉ nào dám mon men tới gây sự...

Sách vở nói loài người là hậu duệ của loài khỉ, thực hư ra sao thì miễn bàn, nhưng có lẽ cách đây vài chục, vài trăm ngàn hay vài triệu năm trước, có lẽ loài người cũng chẳng khác đám khỉ này là mấy...

--> Read more..

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2009

Khỉ (1).

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 


Những tấm hình tôi chụp đám "khỉ gió" con cháu lão Tôn là ở núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu). Vùng này có rất nhiều chùa, tịnh xá... Đám khỉ này là khỉ rừng ở tuốt trên núi cao. Trưa nay tôi có dịp ăn cơm chay trên chùa và theo mấy sư thày ở chùa trên núi vào rừng xem sư cho khỉ ăn, nhìn hoài chẳng thấy có một mống khỉ nào vậy mà mấy sư hú vài tiếng là cả trăm con khỉ mẹ khỉ con từ đâu xuất hiện trên ngọn cây, và sau đó là chúng nhào xuống, không phải xin ăn mà giành giựt như trẻ con giựt cúng cô hồn rằm tháng bảy...

--> Read more..

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Thời gian.

Photobucket




Hai mươi tuổi thấy đời là mộng

bày đặt làm thơ đọc sách thiền


Ba mươi tuổi thấy đời là thật

đạp xe cuốc đất đến ê lưng


Bốn mươi tuổi thấy đời tất bật

sáng chạy rông lo chuyện áo cơm


Ngoài năm mươi thấy đời hư ảo

một tách cà phê giữa mông lung.



 
--> Read more..

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

Nghe kinh.

Photobucket




Có thể chiều nay mưa

để ta làm trẻ nhỏ

xếp chiếc thuyền vô tư

thả trôi theo hè phố



Có thể đời vô biên

để mai sau kiếp khác

mấy mươi năm nghe kinh

vẫn không sao hiểu Phật.


 
--> Read more..

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Ngọn lửa.

Photobucket



Hôm qua post lên một tấm hình bông hoa đỏ, ông bạn Bulukhin bảo như một ngọn lửa. Hôm nay post tấm hình lửa từ những ngọn nến đang cháy, tấm hình này tôi chụp khi lang thang vào một ngôi đền nhỏ của đạo Thiên chúa...

--> Read more..

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Đỏ và Trắng.

Photobucket

Photobucket



Hai sắc hoa đỏ và trắng.

--> Read more..

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Du lịch (2).

Photobucket

Cô gái Êđê Ban Mê Thuột.

Photobucket

Cô gái Hoa trong lễ Nguyên tiêu.

 Photobucket

Cô gái Chăm đến lễ Ka Tê.


 Photobucket

Lễ hội Ka Tê của người Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận.


 Photobucket

Người Raglai ở Ninh Thuận.

 Photobucket

Một khuôn mặt quen thuộc của giới "nhạc sến" Sài Gòn trước năm 75.


 Photobucket

 Photobucket

Những chức sắc của người Chăm Bà La Môn Ninh Thuận.


 Photobucket

 Photobucket

Những cô gái Chăm duyên dáng.


Ở comment vừa qua bạn Zippo có nói không thích kiểu "du lịch bầy đàn", khoe quần áo, ở khách sạn có sao, đến những điểm du lịch chán chết, hướng dẫn viên du lịch không có nghiệp vụ... Những điều bạn nói quả thật đã trở nên thông thường ở xứ ta. Bản thân tôi cũng không thích loại du lịch như thế (nhưng một năm tôi vẫn phải đi du lịch như vậy một lần với cơ quan, bởi không đi thì mất tiêu chuẩn). Tôi còn nhớ cách nay đã khá lâu, trong một chuyến đi nghỉ với cơ quan ra Huế, Đà Nẵng... chương trình của Tour chiều hôm đó đến Hội An, ở lại một đêm để sáng hôm sau trở lại Đà Nẵng, tôi rất thích buổi tối ở lại Hội An này, định bụng sẽ lang thang café. Nhưng buổi chiều mới đi một nửa vòng phố xá Hội An, chị trưởng đoàn đã tức tốc hội ý và thông báo "Tưởng Hội An to lớn đẹp đẽ gì ai dè không bằng một con phố ở Chợ Lớn, chán chết. Tối về Đà Nẵng vui hơn". Không ngờ mọi người OK hết, thế là mất một dịp lang thang buổi tối ở Hội An.

Có một điều khá ngộ nghĩnh là trong những khách sạn ở những nơi du lịch của nước ta, chẳng hạn Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu... gần như tôi không thấy treo tranh ảnh thắng cảnh của những nơi ấy, mà thường treo tranh... Thái Lan, hoặc cảnh ở đâu tít tận trời Tây, trong khi phong cảnh, những nền văn hóa rất đặc sắc của nước ta lại ít ai để ý đến. Ngay cả những sách hướng dẫn du lịch tiếng Việt in ấn trong nước cũng thế, chẳng có gì mới lạ, nghịch lý là những sách ở nước ngoài xuất bản về du lịch lại hướng dẫn cho người ngoại quốc rất cặn kẽ về du lịch Việt Nam.

Trong những lần đi du lịch theo tour hình như chưa bao giờ tôi hài lòng với những hướng dẫn viên du lịch, chừng như họ chỉ làm một nhiệm vụ chủ yếu là lo chốn ăn ở, phương tiện xe cộ đi lại, và... tấu hài... Tôi cũng chẳng cảm thấy hào hứng gì với những điểm du lịch "bầy đàn" ở các địa phương cho dù nổi tiếng như Đà Lạt, Phan Thiết... Lần nào đến Đà Lạt cũng những con thác đó, con suối đó... mà càng ngày càng xuống cấp và nhếch nhác... Trong một lần thay vì leo lên đỉnh Langbiang theo tour, tôi rủ người bạn xách máy hình lang thang vào một bản Thượng gần đó, tiếp xúc với những người Lạt mộc mạc, thế mà lại để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc...

Tôi còn nhớ gần đây khi người ta có ý định "thử nghiệm" đưa cồng chiêng vào dàn nhạc giao hưởng phương Tây, giáo sư Trần Văn Khê có nói đại ý: "Thử nghiệm thì cứ việc thử nghiệm, nhưng cồng chiêng có không gian sống của nó, đó là núi rừng...". Du lịch cũng in hệt như thế, có nơi người ta dựng nên những nhà Rông của người Thượng để bán vé cho du khách vào chụp hình, hay hãng du lịch hợp đồng với những buôn làng người thiểu số buổi tối đưa du khách đến giao lưu lửa trại, hoặc tái hiện lại một lễ hội nào đó rồi uống rượu cần nghe đánh cồng chiêng... Đấy là những nhà Rông giả, lễ hội giả, tiếng cồng chiêng cũng là giả nốt...

Cho nên tôi rất thích những lễ hội thật ở khắp nơi, lễ Ka Tê, lễ Ramadan của người Chăm, lễ hội Té Nước của người Miên, lễ Nguyên Tiêu của người Hoa... đến những nơi đó, như bạn Zip nói "lân la làm quen với người bản xứ, vậy mà thích...".

--> Read more..