PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Nữa hay thôi.

Photobucket

 Photobucket

"Trước biển" đoạt huy chương vàng, ảnh "chôm" trên mạng.



Hôm nay giở tờ báo Thanh Niên (chủ nhật 13-9), một cái tựa thấy hấp dẫn "Nữa hay thôi", bèn nhào vào đọc, thì ra bài báo nói về Liên hoan ảnh nghệ thuật lần thứ 12 của khu vực đồng bằng sông Hồng khai mạc tại Hải Phòng (từ 10-9 đến cuối tháng 9) với 769 bức ảnh tham dự tới từ 9 tỉnh. Bởi cũng có biết sơ qua tí tị về chụp hình nên thử đọc. Đại ý bài báo nói cuộc thi  vẫn còn trùng lặp và xói mòn... và có nên tiếp tục thi hay liên hoan nữa hay thôi?.

Hì hì, cái vụ trùng lặp và xói mòn này thì ở bộ môn nghệ thuật văn học nào của xứ ta mà chẳng có, đâu riêng gì nhiếp ảnh, nhưng hình như ở vụ ảnh là rõ nhất (cũng dễ hiểu, bởi hình ảnh thì ai cũng nhìn thấy tút suỵt). Thử ngẫm lại những hình ảnh đoạt giải ở xứ ta hồi nào giờ mà chả thế, kể cả ảnh đoạt giải quốc tế, dễ thấy và ăn tiền nhất là ảnh những bà già ông già người thiểu số nhăn nheo với cái ống điếu, bên cạnh là đứa con nít, để có thể đặt cho cái tựa là "Tre già măng mọc", hay "Tiếp nối"... Hoặc những tấm ảnh gồng gồng gánh gánh ở đồi cát Mũi Né, hay nơi ruộng muối để đặt cho cái tên là "Tảo tần"... Bên cạnh đó là hình ảnh anh công nhân mỏ than mặt đen nhẻm, hay anh thợ điện đang vắt vẻo tuốt trên cột điện, anh thợ sửa chữa đường ray đang đổ đá trên đường tàu, hình khác là mấy anh bộ đội đang rảo bước tuần tra bảo vệ biên cương... vân vân...

Cái "mô típ" ảnh ở xứ ta hồi nào thế, mặc nhiên là như thế, và có lẽ đến chín mươi mấy phần trăm là ảnh dàn dựng. Không hiểu sao giới nhiếp ảnh ở xứ ta khoái... dàn dựng đến thế, ra biển dàn dựng, ra đồi cát dàn dựng, vô bản làng cũng dàn dựng... cho nên cuối cùng hình ảnh ở đâu cũng thế, cũng chung chung, đèm đẹp, tàm tạm... nhưng cái quan trọng nhất là không có hồn... Không có hồn ảnh, không có cái hồn của người chụp trên tấm ảnh... Mà vì đâu nên nỗi, thử tìm hiểu và đưa ra mấy nguyên nhân (dĩ nhiên là theo chủ quan của tôi thôi).

Thứ nhất là do cái bóng quá lớn của những người đi trước, những tác phẩm ảnh được coi là "kinh điển" của họ thì "hậu thế" phải lấy đó làm tấm gương sáng mà bắt chước noi theo, từ chủ đề, ánh sáng, bố cục... nhất nhất là phải như thế, không được khác, có cái nhìn khác là hỏng toẹt... Ở nơi những lớp dạy nhiếp ảnh thường người ta hướng dẫn trò như vậy, y hệt như dạy văn mẫu cho học sinh... lâu dần rồi chết thành cái nếp, hoặc mặc nhiên coi đấy như "kim chỉ nam" không thể đổi khác...

Kế đến gọi là gì nhỉ? Tạm cho là "Đường lối của nhiếp ảnh", do các cấp trên cao hoạch định, và đường lối này nhất định là phải "đi bên lề phải" như đã được khẳng định, hoặc hiểu... ngầm. Đi theo những... hướng khác là lôi thôi, ảnh gởi dự thi sẽ bị gạt ngay sang một bên, ảnh là phải ca ngợi công sức lao động, ca ngợi vẻ đẹp "công dung ngôn hạnh" của người phụ nữ Việt Nam (ca ngợi... thân thể là "chít" toi, bởi có lần có vị chức sắc ngành văn hóa đã khẳng định, ảnh chụp phụ nữ mà thiếu... quần áo chắc chắn là ảnh... đồi bại), hoặc là ca ngợi thiên nhiên giàu đẹp tiền rừng bạc biển...

Còn nhiều những yếu tố khác nữa để nói về cái trì trệ của làng nhiếp ảnh được gọi là nghệ thuật ở xứ ta, nhưng chỉ với 2 yếu tố chính trên thôi, cũng đủ thấy "ảnh nghệ thuật" xứ mình bảo thủ biết chừng nào...

Bây giờ thử quay trở lại với mấy tấm hình đoạt giải thưởng của cuộc thi gì đó ở trên. Tấm hình có cái nền xanh xanh chụp cảnh một "nghệ sỹ nhiếp ảnh" nào đó đang đứng... dạng chân... sáng tác (chụp hình một bức tượng bán thân ngực trần phụ nữ), với cái tựa rất kêu "Đam mê". Tấm hình này đoạt huy chương bạc liên hoan. Thật sự ngắm nghía tấm hình này mãi mà tôi chẳng thể tìm thấy cái gì là đam mê, và đam mê cái gì ở tấm ảnh. Người "nghệ sỹ nhiếp ảnh" đam mê cái đẹp của bộ ngực trần bức tượng chăng? (bức tượng này tôi thấy trông còn... chán hơn một mannequine thiếu vải nơi tiệm may), hay người nghệ sỹ đang đam mê trong sự nghiệp sáng tác ảnh?... Túm lại, chỉ có cái tên "đam mê" là... đam mê thôi...

Bức ảnh phía dưới đoạt giải cao nhất của liên hoan, huy chương vàng với tựa "Trước biển". Không biết tấm ảnh này phóng lớn trông ra sao, chứ ảnh nhỏ thấy trên mạng như tôi chôm đưa lên xem "bí" quá, bí là nhìn mãi mà tôi chẳng hiểu được cái gì đang ở trước biển, ảnh chụp bằng ống kính góc rộng đưa lên cảnh người ta đang phơi hay làm một cái gì đó nơi bãi biển, với những con người lổm nhổm... Bố cục, ánh sáng, nội dung... của tấm ảnh có gì nổi bật?...

Cuối cùng thì vị cao nhất trong làng nhiếp ảnh Việt Nam nói trong buổi hội thảo liên hoan, đại khái "Thừa nhận sự hạn chế của phong trào nhiếp ảnh các địa phương... và các cuộc liên hoan sẽ đi vào chuyên đề chứ không chung chung như hiện nay".

Theo tôi không phải là chuyện "chuyên đề" hay "chung chung", muốn nhiếp ảnh Việt Nam khác, cũng như muốn văn học khác, giáo dục khác, bóng đá khác... (nghĩa là "khác", để mà "giống" người, rồi bằng và hơn được người), thì phải đổi khác, trước hết là trong suy nghĩ của những người có trách nhiệm...

16 nhận xét:

  1. Hì, thì phải có phong trào cho vui vậy mà, nghệ thuật thì không nên bị gò bó, tự thân nghệ sĩ thực thụ sẽ gò mình vào đúng "kiểu riêng" của mình để không lẫn vào đám đông. Còn cái gì quá đáng, quá mức sẽ tự bị đào thải thôi, hà cớ gì phải định lề này, lề nọ, rảnh thiệt. Cái gì cũng muốn chỉ đạo, mà tòan loài vô đạo đòi chỉ đạo mới chán chớ. heeeee

    Trả lờiXóa
  2. Để có một đột phá nào đó, cần nhiều yếu tố khác nhau chứ ko thể chỉ từ phía nghệ sĩ.

    Bạn em vừa tham gia triển lãm đồ họa tại Hà Nội. Triển lãm ấy cũng bị các nhà phê bình chỉ trích thậm tệ. Nó bảo: tranh đồ họa bán ai mua đâu, các nghệ sĩ tâm huyết với nghề lắm mới có thể có được vậy đấy.

    Nhiếp ảnh cũng có lý do giống thế chăng?

    Trả lờiXóa
  3. @comieng, trong nghệ thuật (nhất là sáng tác) điều tiên quyết là con người phải được tự do, dĩ nhiên là cái tự do "gò mình vào đúng kiểu riêng" như Mây nhận xét. Một khi cái cách chụp ảnh và đường lối chụp đã được định sẵn và không thể sai lệch, thì chỉ như "những con ngựa thồ" phải đi theo cái hướng đã được chỉ định, chẳng bao giờ có thể cho ra một sản phẩm tốt. Muốn có những tấm ảnh tử tế, thì trước hết phải có những con người tử tế... Những lãnh vực khác cũng vậy...

    Trả lờiXóa
  4. @hanggraphic, tiếc quá không được xem tranh đồ họa triển lãm của bạn H. để thấy những nhà phê bình chỉ trích cái gì? Chỉ trích vì bạn H. còn non tay nghề làm chưa tới ư? Hay chỉ trích vì bạn H. dám dấn thân vào một con đường khác người? Hay bạn H. không cầu cạnh nhờ mấy "cây đa cây đề" trong làng hội họa đỡ đầu, dám đơn thân triển lãm? Ở xứ mình có cái lạ như thế, kiểu nào cũng "đánh" được. Tôi thấy về nghệ thuật ngoại quốc người ta khác mình lắm, bên ấy ai muốn làm gì thì làm, miễn là có tiền, in sách báo, triển lãm tranh ảnh, sáng chế... hay thì được khen, nhưng dở cũng chẳng có ai rỗi hơi mà chê... và "Hữu xạ tự nhiên hương". Cái thẩm định cuối cùng là thuộc về xã hội, không cần phải viện hàn lâm nào, hay chức sắc nào "chỉ đạo"...

    Trả lờiXóa
  5. Sao Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh lại để lọt lưới một người tài có tâm huyết với nghề chụp ảnh để bác ấy phải lên blog thở than về tình trạng nền nhiếp ảnh nước nhà thế này, tiếc quá đi thôi. Cũng may là bà con bloggers còn được thưởng thức những tác phẩm đẹp một cách tự nhiên, không dàn dựng của bác ấy!

    Trả lờiXóa
  6. Chuyện văn học nghệ thuật thì M. chịu thua. M. đi về lo trộn vữa, hồ... đây !
    A , mà tính M. hay bắt chước, kỳ vậy đó . Nhìn tướng cái ông đứng chụp hình, lại ngẫm nghĩ có hôm nào mình bắt chước giống vậy. Chắc là ngộ, á không ... kỳ lắm bác há , hí hí ...

    Trả lờiXóa
  7. @nguyenthuthuy, hehe, ấy là thấy mấy tấm hình đoạt giải đàng hoàng ngứa mắt quá nên la lối chơi vui vậy mà!

    Trả lờiXóa
  8. @bangtamngt, để hôm nào thử đứng kiểu đó chụp đưa lên cho bà con coi chơi đi, càng ngày "nghệ thực" của mình càng tệ hại, huhu!

    Trả lờiXóa
  9. "gò mình vào đúng "kiểu riêng" của mình để không lẫn vào đám đông" ý Mây là họ tự do sáng tác nhưng sẽ tự định hình phong cách riêng. Còn lại là dành cho giới thưởng lãm xét thôi, họ sẽ chấp nhận hay sẽ quên các nhiếp ảnh gia đó đi. Đến mức họ phải tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

    Thế thôi, chụp ảnh nghệ thuật theo lề phải giống như, "bài hát theo đơn đặt hàng" một thời nào đó. Nói tới đây mới nhớ là cho dù theo đơn đặt hàng thì khiêng cưỡng và chỉ là giai điệu hóa khẩu hiệu thôi, nhưng bi giờ mà nghe mấy bài nhạc tình yêu của tuổi trẻ tội nghiệp cho em cháu quá, rẻ tiền, vớ vẩn, linh tinh .... nhưng mà người ta yên tâm vì nó không vượt lề. ÔIIIIII tất cả (cái hay ho tốt đẹp) đều xuống dốc, không có cái nào ngọai lệ!

    Trả lờiXóa
  10. @comieng, Mây hoàn toàn đúng, mọi tác phẩm và tác giả phải có phong cách riêng, đến như nhạc "sến" trước đây cũng thế, không ai lẫn vào ai cho dù có ở "một lò" ra, bây giờ thì tất cả đều na ná giống nhau, người này cóp của người kia một tí, về hình thức, nội dung...
    Chỉ có những người không có bản chất, bản lãnh, thiếu tự tin... mới sợ người khác khác mình (chưa nói hơn hay kém), nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Các nước tiên tiến rất đa dạng về văn hóa, đủ mọi phong cách, đủ mọi trường phái..., nhưng lại rất chuẩn mực, hay ra hay, dở ra dở, kinh điển ra kinh điển, "mô đẹc" ra mô đẹc, ăn chơi ra ăn chơi, không ẩm ẩm ương ương như xứ mình. Có lẽ nó phát xuất từ ngàn xưa, bởi một nền Nho học lấy khiêm nhường làm chuẩn mực, và được tô đậm bởi ngày nay, sợ người khác khác mình...

    Trả lờiXóa
  11. Dạ, mà đúng thế sao từ bấy giờ em không nhận ra nhỉ?
    Đúng là nước ngoài người ta tha hồ triển lãm, khoe đủ thứ (kể cả những việc mà mình coi là dở hơi trái khoái nhất trên trần đời). Rồi họ đưa lên báo chí như một sự kiện mới, khen chê một cách vui vẻ.
    Dưng mà ở ta, cái gì có "chủ trương" thì nên khen. Cái gì tự phát thì cần chê.
    Ví như phim "Trần Thủ Độ", anh nghe trên báo chí có ai chê câu nào đâu. Vậy mà hậu trường "vui" lắm nhé. :)

    Trả lờiXóa
  12. @hanggraphic, cái cách "lề phải lề trái" đã giết chết sáng tạo, và có một cái tôi thấy thật lạ lùng, đến như văn hóa cũng sợ người ta khác mình là sao? Chẳng hạn chuyện bạn H. "mê" cái tranh độc bản gì đó, và mày mò làm tranh độc bản, cho dù chẳng kiếm được tiền về việc này, và bị các nhà phê bình chê. Nếu quý vị lão làng và các nhà phê bình hội họa, có thật sự thấy bạn H. còn non tay nghề thì cần phải chỉ bảo hướng dẫn, động viên chứ? Sao lại chỉ trích, sợ người khác rồi sẽ độc đáo hơn mình chăng? Càng nghĩ càng chán bạn à!

    Trả lờiXóa
  13. Anh ơi, bàn chút cho vui lúc rảnh rang thôi mà.
    Nếu có thời gian, em mời anh đọc mấy bài đó trên tạp chí online nhé. Tuy nhiên, tạp chí in có nhiều chi tiết chưa bị cắt xén.
    http://www.vietnamfineart.com.vn/Story/Cactacgia_tacpham/2009/9/2210.html

    Trả lờiXóa
  14. @ bác ngochiep : vốn em cũng hích nhiếp ảnh, nay đọc bài của bác thấy sướng quá . Em quá hãi coi triển lãm vì nếu không công nhân leo cột điện thì cũng thợ dệt hay quăng chài gì đó ! :( :(. Mà bác nghĩ sao khi ở HCMC mà cả năm cũng không thấy được một triển lãm ảnh nghệ thuật đúng nghĩa. Các NSND đang làm gì ?

    Trả lờiXóa
  15. :) vi truyen thong nuoc viet nam la non la va khan soc rang va bua luoi liem nha ` nha` thi phai treo anh Ho Chi Minh le loc bac buoc phai treo co khong treo thi co toi cho nen nghe thuat nhiep anh phai GIU~ VU*NG~ nhung hinh anh phai giu vung lap truong va luon ca lap luan nhu the thay doi khac di thi dau con la truyen thong nghe thuat nua hahahhahah j/k ( cau nay noi xong phai chayyyyyyyyyy tiep day ) hihiihhi

    Trả lờiXóa