PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

Tháng bảy ăn chay.



Tháng bảy theo phong tục của người mình là tháng dành cho các cô hồn bơ vơ, và tháng của Vu lan báo hiếu, nên nhiều người theo đạo Phật nhất là giới chị em phụ nữ thường đi chùa ăn chay, ai ăn chay ít cũng 2 ngày mùng một và mười lăm âm lịch, kha khá thì một tuần, còn ăn chay nhiều thì trọn cả tháng bảy. Tôi cũng hay nghe chị em nói thỉnh thoảng ăn chay cho nó thanh tịnh cõi lòng, và ở những chị hơi có tuổi là một cách để giảm cân, giữ "phọoc".

"Nội tướng" nhà tôi cũng thế, ăn chay nguyên cả tháng bảy ta, thường thì mua các loại rau củ tương chao về chế biến nấu món chay tại nhà, tôi ăn ké thấy cũng ngon, nhưng dăm bữa, hoặc buổi tối cuối tuần hay rủ tôi ra tiệm ăn đổi khẩu vị... Tối hôm qua tôi ghé lại một tiệm ăn chay phía bên đường Võ văn Tần Quận 3 nằm trong một con hẻm lớn, tiệm này mới mở được một vài tháng nay, thức ăn nấu cũng được tuy không phải là xuất sắc, được cái quán sạch sẽ, bài trí theo kiểu nửa quán ăn nhẹ, nửa quán café kiểu cổ điển, khách đến ngoài chuyện ăn có thể gọi một bình trà hoặc phin cà phê ngồi nghe nhạc nhè nhẹ nói chuyện lâu...

Không gian của quán nhỏ, ấm cúng. Quán không đông khách, tuy nhiên cũng không vắng lắm lai rai luôn có một vài bàn, có lẽ do mới mở và nằm trong hẻm, thực khách thường là những người lớn tuổi không ồn ào, những vị tu hành là nhà sư hay ni cô, thỉnh thoảng có cả những người ngoại quốc mắt xanh tóc vàng, hay người châu Á có lẽ là Nhật ghé ăn. Tối qua lúc tôi ghé trong quán đã có 2 bàn có người ngồi, mà bàn nào cũng có nhà sư. Bàn thứ nhất khoảng 5, 6 người ngồi có một sư thày trông cũng còn trẻ, những người còn lại nam có nữ có, trong đó có một phụ nữ mặc váy hơi... mát mẻ (để nguyên tấm lưng trần và 2/3 phía trước), nhưng sư thày đi đông người nên trông cũng không đến nỗi nào.

Bàn thứ hai kê ở một góc phòng, gồm 2 sư thày cũng còn trẻ và một cô gái, bàn này có 4 ghế một sư thày ngồi một bên, đối diện là sư thày kia và cô gái, họ đang cầm menu lựa món ăn. Nói ra thì có vẻ như mình hơi... nhiều chuyện đi để ý người khác, nhưng do đặc điểm quán kêu món ăn rất lâu, gọi một tô mì, hay dĩa cơm, cái lẩu chay đợi dễ cũng gần nửa tiếng mới được phục vụ, cho nên trong thời gian chờ đợi đành phải... ngó ngược ngó xuôi vậy. Tôi vào quán ngồi được mươi phút thì có một vị sư nữa đẩy cửa bước vào. Đây là một "sư phụ" chứ không phải sư thày, đứng tuổi, đeo kính trắng, trông như giáo sư đại học... Vừa thấy vị sư phụ bước vào thì 2 sư thày đang ngồi cùng cô gái ở góc phòng đứng bật dậy, chắp tay vái chào, có lẽ vị sư phụ này là "cấp trên" của 2 sư thày, 2 sư thày tỏ ý mời sư phụ cùng ngồi nhưng vị sư phụ lắc đầu, rồi chọn một bàn ở một góc khuất khác.

Lúc ấy tôi nhủ thầm, mệt cho 2 sư thày rồi, đi chơi với người đẹp xui sao lại để cho sư phụ bắt gặp... Khoảng năm phút sau cửa kính của quán có người đẩy bước vào, một phụ nữ trông cũng đã có tuổi ăn mặc rất lịch sự, và cũng rất... đẹp đi một mình, chị nhìn quanh quất rồi bước nhanh đến bàn của vị sư phụ...

Hai sư thày chắc thoát nạn...

16 nhận xét:

  1. Kaka, chiện này nói ra như là báng bổ, lâu rồi em không tin sư thầy, sư cô, sư anh, sư chị, và cha cố, cha đạo, cha nhà thờ nói chung các thể loại người đại diện hai vị thiêng liêng CHÚA - PHẬT trong nhóm đạo giáo xứ mình. Họ giống công chức chùa, công chức nhà thờ, mà công chức thì phải bị bịnh quan liêu - cửa quyền khà khà, chơi hỏng bền đâu.

    Cho nên, đọc bài này thấy vui, khoái câu kết ghê nơi !

    Trả lờiXóa
  2. Í, lại quên, hồi nào em vìa bác chỉ em cái quán đó nha, thích ăn chay dù mình đã nhiều năm ... "ngạ quỷ" :D

    Trả lờiXóa
  3. Có luật nào cấm sư không được thưởng thức cái đẹp đâu hả bác? còn hơn những thực khách khác vào quán ăn chay đấy nhưng mà lại nhìn mặn! :)))))

    Trả lờiXóa
  4. @comieng, tôi khoái những sư thày sư phụ này quá, tu thế mới là tu chứ. Một lần khác tôi ngồi nơi quán cà phê gần chùa Vĩnh Nghiêm, chùa này thường xuyên có những lớp Phật học đủ trình độ dành cho tu sĩ (tựa như những lớp chính trị sơ cấp, trung cấp, cao cấp vậy), có một nhà sư trẻ chắc trốn lớp học ra ngồi, sư cũng chọn một góc khuất, thấy sư lấy điện thoại ra bấm, lát sau có một... ni cô dọt ra ngồi cùng, ni cô... dễ thương ác, hey, một cặp xứng đôi. Biết vậy trước đây tôi... vào chùa rồi.
    Quán này ở gần nơi Mây ở đó, con đường nhỏ nối giữa Võ Văn tần và Ng. Đình Chiểu xế xế hủ tíu Nam Vang Hồng Phát, chừng nào về ghé ăn đi.

    Trả lờiXóa
  5. @nguyenthuthuy, tớ đâu có chê trách gì những vị sư này, còn khoái tợn nữa, chay mặn mặn chay, he he chỉ là 2 mặt của một vấn đề thôi mà.

    Trả lờiXóa
  6. Marg. ăn chay không theo quy luật nào ( nói chung ai mời thì ăn ) , cũng không để ý đến mấy nhà sư nên chẳng dám ý kiến (-:

    Trả lờiXóa
  7. @bangtamngt, đường muôn nẻo thì cuộc sống cũng muôn vẻ. Nói theo như cô Mây cũng đúng, sư, cha... cũng giống như một cái nghề, tựa như là "nghề" công chức vậy mà, Chúa ở xa mà Phật cũng ở xa quá, còn con người thì muôn đời vẫn là con người với đủ mọi hỷ, nộ, ái, ố, dục, lạc... mà không phải thời buổi bây giờ mới thế đâu, từ xưa xưa đã thế... thời nào cũng thế và ở đâu cũng thế, ít hay nhiều, rõ ràng hay mờ ảo thôi, và chúng ta có quan tâm hay không quan tâm thì nó vẫn cứ tồn tại, chừng nào... tận thế mới hết. Hehe!

    Trả lờiXóa
  8. Duong tran muon van neo , ai muon di sao thi di ....may ma Anh Hiep ko chup hinh , ko thi co chuyen de ban luan day hehehhehehhe

    Trả lờiXóa
  9. Bu đã định gõ một câu "Lòng vả cũng như lòng sung".

    Nhưng rồi nghỉ lại biết đâu sư thày và sư phụ kia tu hành thành chánh quả rồi. Với họ thì nam nữ gì cũng là con người, cho dù cái cô gái kia có thoát y luôn 2/3 mảnh vải che phia trước thì sư thày cũng trơ như đá vững như đồng vậy.

    Trả lờiXóa
  10. @phuongvu, làm sao dám chụp hình, dù sao thì đấy cũng là cuộc sống riêng của mỗi người mình phải tôn trọng...

    Trả lờiXóa
  11. @bulukhin, nếu thành "chánh quả" mà cứ trơ... gỗ đá như thế thì... cục đá cũng thành chánh quả rồi, cho nên tớ chẳng bao giờ ham "chánh quả" đâu. hehe!

    Trả lờiXóa
  12. Nếu không trơ ra mnà còn rung động xao xuyến tức là chưa diệt được dục, mà diệt được dục lại thành ra gỗ đá. Đấy là cái luẩn quẩn của Phật giáo. Đương nhiên Bu tui cũng vái xin chánh quả mấy vái mà đằng sau quay...

    Trả lờiXóa
  13. @bulukhin, bác Bu tôi nghe nói khi đạt được Chánh quả, hay Giác ngộ gì đấy thì con người ta "siêu" lắm, không làm mà cũng như làm, không biết mà cũng như biết, và ngược lại. Cái im lặng của bậc Chân như là "im lặng sấm sét", đại loại là như thế...
    Xưa tôi có đọc một câu chuyện về một bậc thượng thừa bắn cung, vị sư phụ này tập luyện đến mức cây cung và sư phụ là một, bắn xẻ đôi một mũi tên đang bay, trăm phát trăm trúng. Sư phụ danh trấn khắp thiên hạ ai cũng nể sợ.
    Về già nghe nói có lần sư phụ đứng tần ngần trước cây cung treo trên vách cả nửa ngày im lặng, có người đi qua sư phụ vời lại chỉ cây cung hỏi: "Đây là cái gì vậy...?".

    Trả lờiXóa
  14. Thú nhất là cái còm chót của bác Hiệp

    Trả lờiXóa
  15. ahahahahah dung la Bac Hiep nhieu chuyen muh con dung chinh nua ahahahah chang nhung nhieu chuyen muh con to mo nua hahahahaha j/k

    Trả lờiXóa
  16. @chieukim, haha, tôi ra ngoài đường hay tò mò thật :))

    Trả lờiXóa