PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Từ những chiếc lồng đèn (1).

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket




Sắp đến Trung thu, rằm tháng 8, nhắc đến  trung thu hẳn là phải nhắc đến những chiếc đèn lồng, được xếp bằng giấy thường, hay được phất bằng giấy bóng kiếng. Loại xếp bằng giấy thường gọi chung là đèn xếp, ít mẫu mã, loại này không có khung, còn loại phất bằng giấy bóng kiếng có khung bằng tre, khá nhiều kiểu dáng. Cho con trai thì có lồng đèn máy bay, tàu thủy, xe tăng... cho con gái thì có lồng đèn con bướm, con cá, con thỏ...

Trẻ con bây giờ nhiều đồ chơi hiện đại, nên ít thích những loại đồ chơi truyền thống như đèn lồng giấy, bây giờ có cả đèn lồng nhựa thắp sáng bằng pin, nhiều kiểu dáng lòe loẹt trông khó nhìn. Vả lại trẻ bây giờ đa số bị nhốt trong nhà, ít được thả rong, có đèn lồng tối tối thắp sáng bằng nến trẻ con tụ tập lê la khắp xóm mới vui.

Thuở nhỏ trung thu mà có được chiếc đèn lồng máy bay là mê lắm, không phải năm nào hay trẻ con nào trong xóm cũng có, chỉ những đứa cha mẹ tương đối khá giả mới có được chiếc đèn lồng mua, còn lại đa số nhất là bọn con trai là phải tự mày mò làm lấy chiếc đèn hay món đồ chơi cho mình. Tôi còn nhớ đèn thì chỉ có thể làm được đèn ngôi sao vì dễ, mà ngày xưa đi học tiểu học đến trung thu thể nào cũng được thày cô cho làm thủ công chiếc đèn ngôi sao, một công đôi ba việc, vừa để chấm điểm, trẻ con vừa có đèn chơi, dĩ nhiên chiếc đèn ngôi sao tự làm ấy chẳng thể nào so sánh được với chiếc đèn ngoài tiệm bán, nhưng có được chiếc đèn chơi là thích rồi. Tụi nhóc con trai tự làm chiếc đèn này nữa, ấy là lấy một cái lõi chỉ gỗ đã hết, và cái ống lon sữa bò, một cọng dây kẽm cứng, một đoạn tre làm cán, thế là chế ra được một chiếc đèn đẩy, thắp ngọn nến nhỏ trong lon sữa bò khi đẩy sẽ quay tít, trông cũng thích.

Trung thu nói đến đèn cũng phải nhắc đến mâm cỗ, bánh trái, ngày xưa gia đình tôi ở khu vực nhiều người miền Bắc di cư, và cả người Hoa, nên hầu như ít nhiều mọi nhà đều bày mâm bánh trái. Tôi còn nhớ nếu trời không mưa, năm nào tối trung thu bọn trẻ con cũng đi rước đèn khắp xóm, ca hát đã đời rồi mới về nhà phá cỗ, mâm cỗ do người lớn bày, chắc chắn phải có một hộp bánh nướng, một hộp bánh dẻo, ở nhà tôi thì luôn có một cái tháp bằng những gióng mía, trái bưởi, ổi, cóc... À, mà có thêm cái này nữa, ông tiến sĩ giấy, ngày trước trung thu nhiều gia đình hay bày ông tiến sĩ giấy trên mâm cúng "Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai/ Cũng gọi ông nghè có kém ai" (thơ Nguyễn Khuyến), với mong ước con cháu sau này học hành thành đạt... mà ôi thôi, bây giờ thì tiến sĩ giấy... đầy đường.

Bây giờ tôi lẩn thẩn đi ngắm và chụp hình những chiếc lồng đèn giấy, mà những chiếc lồng đèn giấy này không phải ở đâu cũng có bán vào dịp trung thu như ngày xưa, không biết chúng có thể tồn tại bao nhiêu lâu nữa, bởi trẻ con ngày nay đã có quá nhiều thứ để vui chơi, đến như bánh trái là thứ ngày trước bọn trẻ con luôn mơ ước, thì bây giờ trong nhà cắt cái bánh nướng ra để mấy ngày chẳng ai chịu đụng tới...

21 nhận xét:

  1. Đẹp và rực rỡ quá, xem ảnh mà thấy mình như trẻ ra. Sự nhanh nhạy của bạn PNH thật là nhân văn và đáng quý biết bao.
    (Thủ đô Hà Nội nhanh nhạy kiểu khác. Trước đây khá lâu đã thấy người ta treo khẩu hiệu to đùng mừng quốc khánh 01.10 Trung Quốc)

    Trả lờiXóa
  2. Ngắm những bức ảnh này, bồi hồi nhớ tuổi thơ với những chiếc đèn lồng lấp lánh những ánh sáng thần tiên diệu kỳ!

    Trả lờiXóa
  3. Anh ghi tựa là "Từ những chiếc đèn lồng - 1". Vậy thì 2 chắc anh sẽ đưa những bức ảnh về những chiếc đèn trung thu thời nay hay là gì, anh Hiệp?

    Trả lờiXóa
  4. Là một dịp để trẻ con vui vẻ, có đồ chơi, có bánh trái và nhất là được người lớn tỏ ra quan tâm. Cũng vui anh à. Nhưng mà em không thích Trung Thu lắm. Nó mang đậm nét văn hóa Tàu quá. Và cả những chiếc đèn lồng rực rỡ nữa...
    Chỉ là ý chợt đến của em thôi bác ạ.

    Trả lờiXóa
  5. @bulukhin, cám ơn ông bạn bulukhin, chỉ là già đầu mà thấy đèn lồng xanh đỏ vẫn khoái thôi, hehe.

    Trả lờiXóa
  6. @zipposgvn, trở về với đôi ba phút tuổi thơ. Hình ảnh vẫn vậy thôi, nhưng "nội dung" chắc có khác, hiiii.

    Trả lờiXóa
  7. @hanggraphic, một ý rất hay, chịu ảnh hưởng của "văn hóa" Trung Hoa nên VN mình cũng như vài nước khác ở Châu Á có nhiều tục lệ giống Tàu.
    Nhưng tết trung thu của mình tôi còn nhớ rất khác người Hoa, bởi khi nhỏ tôi sống trong xóm có nhiều người Hoa thuộc khu vực Chợ Lớn. Người Việt mình từ xưa sống bằng nông nghiệp, trung thu là dịp để nghỉ ngơi vui chơi sau khi đã thu hoạch mùa màng thóc lúa. Tiếng là tết dành cho thiếu nhi nhưng thiếu nhi chỉ rước đèn, phá cỗ... còn xưa dịp này (nông nhàn), người lớn các nơi bày ra những lễ hội dân gian, múa lân, hát trống quân giao duyên, thi làm bánh mứt, nấu cơm... Một dịp để người lớn xả... xì trét.
    Người Hoa nhanh nhạy trong buôn bán, thế mà lồng đèn trung thu các loại xưa nay họ không làm mà do người Việt mình làm, họ chỉ thắp những chiếc đèn lồng theo kiểu của họ mà người mình không dùng, trung thu người Hoa bày mâm "cúng" thần thánh là chủ yếu, trong khi người mình cũng mang tiếng cúng, nhưng chủ yếu là "mâm cỗ" dành cho thiếu nhi, gia đình. Họ chuyên cúng cầu "làm ăn phát tài", trong khi người mình có ông "tiến sĩ giấy, cầu cho con cái học hành thành đạt...
    Ngày trước còn nhỏ mà tôi đã thấy sự khác biệt rất lớn trong "nét văn hóa" của 2 nước trong những dịp lễ tết, không hiểu sao bây giờ mình lại bị "đồng hóa" hơn ngày trước. Huhuhu!

    Trả lờiXóa
  8. Haha, nghe anh Hiệp khóc "huhu" thấy thương.

    À, anh Hiệp nói "trở về đôi ba phút tuổi thơ, hình ảnh vẫn vậy thôi nhưng "nội dung" chắc có khác" thì không phải là "chắc" mà là đúng như vậy anh Hiệp ạ. Khác quá đi chứ! :)

    Trả lờiXóa
  9. Luc nho den mua trung thu em la dua dan dau di dot den , em kue moi dua ban phai co long den giay kieng phai khac nhau thi moi dep hehhehe...va cuoi cung la an banh trung thu sau khi di ca hat moi mieng ...bay gio nghi den van con thay vui . tuoi tho bay gio thiet toi nghiep vi ko con duoc ngay tho nhu minh ngay xua anh hen , vi tui nho se ko co nhieu hoi uc nhu minh hic hic toi nghiep .....

    Trả lờiXóa
  10. Nhà em đông con, lại nghèo. Chả mấy khi trung thu có đủ đồ chơi cho mỗi đứa. Tụi em bày giấy màu ra làm lấy. Rồi đốt hạt bưởi, đánh cái trống boong boong bé tẹo cũng vui. Giờ lớn lên mới thấy nó Tàu Tàu chứ lúc nhỏ cứ dịp Trung thu là vui lắm.

    Trả lờiXóa
  11. @zipposgvn, cái xứ mình kể cũng lạ, cứ kêu gào phải "giữ lấy bản sắc dân tộc", vậy mà cái gì cũng phá đi hết. Hãy nhìn kỹ xem, một ngàn năm phong kiến TH cai trị, thế mà người mình không "mất gốc", để ý chút xíu sẽ thấy từ kiến trúc, cho đến văn hóa, cách sống, cách cư xử, cúng bái... người Việt cách nay khoảng hơn nửa thế kỷ khác với người Hoa nhiều lắm (tuy bề ngoài có vẻ giống), rõ ràng người mình bây giờ là "một tổng hợp" của nhiều "trường phái", một ít Tây, một ít Mỹ, một ít Liên Xô (thời còn LX), kha khá Tàu...
    Thời thế như thế, biết sao...

    Trả lờiXóa
  12. @phuongvu, thì cỡ anh em mình cứ đành ngồi thỉnh thoảng ôn lại tí tuổi thơ mà vui thôi, hehehehe!

    Trả lờiXóa
  13. Bạn PNH có một giải thích rất hay.
    Từ đèn trung thu dẫn dắt đến hai nền văn hóa Hán, Việt. Tức là từ một con đường mòn chúng ta dắt nhau đến một mênh mông biển cả. Cái biển ấy đã từng dậy sóng, tràn bờ vào Việt Nam và tưởng chừng như nuốt chững dân Việt, biến nó thành Tàu hàng ngàn năm trước. Nhưng không phải thế, bằng cớ là đến nay chúng ta vẫn tồn tại một cách rất Việt, đôi chỗ giống Tàu mà không phải Tàu. Ở đây có hai hiện tượng gần như đối lập nhau là giao thoa và khúc xạ của văn hóa. Tức là khi đi vào quỷ đạo văn hoá Hán, người Việt đã thực hiện một sự lựa chọn làm thành bản sắc của nó. Chính cái bản sắc này làm cho dân Việt không bị Hán hóa. Các vị Unesco có lẽ cũng ngợp trước Cố cung, trước Di Hòa viên của Tàu, nhưng họ vẫn chấp nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới. Tức là cái cố đô này naná Tàu nhưng hồn cốt Việt Nam. Văn hóa Việt là văn hóa khiêm tốn nhưng không phải vì thế mà văn hóa Việt Nam thiếu cá tính. Bạn PNH là người thực tiển hẳn bạn chứng minh được cái đèn trung thu Tàu có nét khác cái đèn trung thu ta.

    Trả lờiXóa
  14. @hanggraphic, ừ nhỉ ngày xưa thậm chí không có nến mà đốt, lấy hạt bưởi làm đèn thế mà vui nhỉ?

    Trả lờiXóa
  15. @bulukhin, ở entry tới đi tôi sẽ đưa lên hình ảnh của 2 loại đèn Việt và Hoa, cũng may Sài Gòn có Chợ Lớn người Hoa nhiều nên dễ kiếm những hình ảnh này, điều này chứng tỏ ông bà ta xưa tiếp thu cái hay, cái lạ của người khác, nhưng biến nó thành cái của riêng mình chứ không rập khuôn bắt chước như bây giờ. Như cái bánh trung thu ấy, người Hoa nói "Nguyệt bính", bánh trăng để gọi chung vài loại bánh chỉ làm vào dịp trung thu, trong đó chủ yếu là loại bánh nướng mình hay ăn. Người mình chỉ gọi đơn giản là "Bánh trung thu", trong đó chủ yếu là bánh dẻo, cách làm cũng hoàn toàn khác bánh nướng (năm nay loại bánh dẻo này không thấy bán trên thị trường, chỉ toàn bánh nướng, có lẽ những nhà làm bánh lớn ở Saigon giờ toàn người Hoa nắm như Kinh Đô, Đức Phát, Hỷ Lâm Môn...). Đèn của người Hoa phất bằng giấy mờ, không có mẫu mã vui mắt "dành cho trẻ con" như đèn của người Việt, phất bằng giấy bóng kiếng và đủ mọi hình thể...

    Trả lờiXóa
  16. Marg thích mấy cái lồng đèn ở tấm hình đầu tiên , nhưng không phải màu đỏ, không có chữ đen, mà chỉ là màu vàng hay hồng nhạt như cái đèn hồi trẻ thơ của M. Hồi nhỏ đã không thích cái gì lòe loẹt rồi nên cũng không chơi mấy cái đèn giấy bóng kính vẻ hình chiếc tàu hay con thỏ đầy màu sắc....

    Trả lờiXóa
  17. @bangtamngt, đèn xếp bây giờ người ta in vào đấy đủ loại, có cái có chữ Tàu, có cái in hình 101 con chó đốm hay chuột Mickey, và cũng đủ loại màu sắc, không như đèn xếp hồi bạn M. còn xách đi trong xóm là chỉ có vài màu trắng, vàng hay hồng nhạt... cái màu sắc lòe loẹt này đúng như bạn GR. nói, nó Tàu Tàu thế nào ấy...

    Trả lờiXóa
  18. E đọc sách thấy nói khi người Hán đô hộ, họ giết nam giới, bắt phụ nữ lấy người Hán làm chồng. Lấy chữ Hán làm quốc ngữ, phong tục, tôn giáo v.v... Hán tất.
    Vậy mà cho đến nay, mảnh đất bé tẹo, "Tàu tính" chiếm tới 75 % chữ nghĩa vẫn đứng hiên ngang độc lập là một nước Việt Nam. Đôi lúc phàn nàn người Việt mình thế này thế kia, nhưng bao trùm vẫn là lòng tự hào dân tộc anh ạ.
    Buồn mình bé nhỏ có anh hàng xóm to lớn xấu tính bên cạnh. Đời này qua đời khác hục hà hục hặc, mệt quá.
    Em nói vậy có vẻ chính trị không hả anh? Em ko thích nói chính trị đâu nhé.

    Trả lờiXóa
  19. @hanggraphic, hehe, cái ông Tàu phù này có nhiều cái đáng để mình... học hỏi, bởi trong nhiều lãnh vực ông ta xứng đáng là... thày mình. Đàn ông người Hoa dễ dàng lấy vợ Việt, còn đàn ông người Việt rất khó lấy vợ Tàu, đơn giản lấy vợ Việt người phụ nữ Việt sẽ trở thành... Tàu, còn lấy chồng Việt coi như người phụ nữ Hoa sẽ mất gốc.
    Giấc mộng Đại Hán luôn nằm trong đầu người Hoa, kể cả ông bán bột chiên, hay... chí mà phủ.
    Bạn GR. đâu có nói chuyện chính trị, đấy là chuyện xã hội.

    Trả lờiXóa
  20. khong biet o day cac anh chi co thich an banh trung thu khong chu Chieu Kim so cai banh nay lam an cao lam 1 goc 1 phan 8 cai banh la cao tay hihihihi

    Trả lờiXóa
  21. @chieukim, tôi cũng sợ bánh trung thu, bánh này ăn ngán lắm, nhất là nhân thập cẩm.

    Trả lờiXóa