PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2009

Từ những chiếc lồng đèn (2).

Photobucket

Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Lồng đèn của người Hoa.

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

 Photobucket

Photobucket

Lồng đèn dịp trung thu dành cho trẻ con người Việt mình.


Hôm qua ông bạn Bulukhin có nói tôi thử đưa ra cái khác nhau giữa lồng đèn trung thu của người Hoa và của người Việt. "Vấn đề" xem thế mà không đơn giản, ở đây tôi chỉ muốn nói đến những gì mà mình biết về 2 loại lồng đèn này, bởi tôi cũng có thuở nhỏ ở trong một xóm nhiều người Hoa trong khu Chợ Lớn.

Tôi còn nhớ thời nhỏ, trung thu ở thành phố trong những khu xóm nhiều người Việt là để dành cho tụi con nít, từ chuyện rước những chiếc đèn lồng bằng giấy đủ kiểu đủ màu sắc, cho đến mâm cỗ bày ra trước để cúng ông bà, sau là để "ngắm trăng", người lớn kể cho trẻ con nghe những điển tích Chú Cuội, Chị Hằng, Cây Đa, Thỏ Ngọc...và cuối cùng là để cho lũ nhỏ "phá cỗ", ăn uống vui chơi cùng gia đình... Còn trung thu của người Hoa là để dành cho người... lớn, tuy tôi nhớ hồi nhỏ rất mê khi được chở đi vào khu trung tâm Chợ Lớn (khu Đồng Khánh cũ), xem đèn xanh đỏ nhấp nháy, cùng các loại lồng đèn trong những cửa tiệm của người Hoa rực sáng...

Nhưng tôi cũng còn nhớ rõ, những đèn lồng của trẻ con người Việt là loại xếp bằng giấy mờ (không có khung tre) như các loại đèn xếp truyền thống (hình ống, hình tròn như trái bầu, trái bí...), hoặc loại có khung bằng tre phất bằng giấy bóng kiếng xanh đỏ, loại này đủ hình thù, con bướm, con thỏ, con voi, con cá... xe tăng, tàu bay, tàu thủy... khu vực giáo xứ Phú Bình của những người miền Bắc di cư xưa nay chuyên sản xuất những loại lồng đèn này, ngày trước sắp đến trung thu là nhà nhà bắt tay vào việc làm đèn rất nhộn nhịp, bây giờ chỉ còn lèo tèo vài nhà sản xuất cầm chừng, bởi thị trường đã có nhiều loại đồ chơi khác cho trẻ con.

Trung thu của người Hoa cũng có lồng đèn, nhưng chủ yếu để treo ngắm nhìn, trẻ con không thắp đèn cầm đi chơi khắp xóm, cũng có múa rồng, múa lân, xem cũng thích, người Hoa cũng có mâm cúng, xem còn "hoành tráng" hơn người Việt, nhưng chủ yếu là để dành cho thần thánh, họ cầu làm ăn phát đạt, không phải dành cho trẻ con và gia đình như người mình...

Vài nét nói về cái khác biệt của trung thu nơi người Hoa và người Việt, xem ra trung thu của chúng ta ngày xưa "nhân văn" hơn. Bây giờ lại là chuyện khác, trẻ con ít màng đến bánh mứt, cũng ít thích lồng đèn giấy, bởi chúng có quá nhiều thực phẩm và nhiều phương tiện để vui chơi...




16 nhận xét:

  1. Lồng đèn treo ở các góc đền, chùa trông hay chứ bác nhỉ !

    Trả lờiXóa
  2. @bangtamngt, lồng đèn của người Hoa treo ở chùa Tàu cũng hay lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Ngày nay , vào những ngôi chùa không phải là chùa người Hoa, T cũng trông thấy những chiếc lồng đèn rặt Tàu . T thích những chiếc lồng đèn đơn giản như lồng đèn ở phố cổ Hội An hơn . Không hiểu tại sao giờ đây ở chùa, người ta " khoái " treo lồng đèn ?
    Quả thật là đã có sự khác biệt rất lớn về Trung Thu xưa và nay .Trẻ em thành phố đã không còn cái thú chơi lồng đèn như thời trẻ của bọn T.
    T thích nhìn bóng đèn cầy lung linh trong bụng những chiếc lồng đèn bằng giấy cellophane ...nó gợi nhớ đến một Trung Thu truyền thống , trẻ em chơi lồng đèn , mơ chú Cuội trên mặt trăng , xem múa Lân và xem ông Địa.
    Ngay cả những chiếc đèn bằng lon nước ngọt , đẩy trên hai bánh xe, có hình con bướm cũng đã không còn thấy nữa, phải không anh Hiệp ?

    Trả lờiXóa
  4. @ngocthuan, kiểu treo lồng đèn ở chùa là cũng rập khuôn theo người Hoa, không phải là của người Việt, chùa người mình xưa chuộng cái nhẹ nhàng, thâm u... không thích cái lòe loẹt màu sắc của người Hoa, cũng bởi triết lý nhà Phật là khiêm cung, không thích phô trương...
    Quả là bây giờ "thời nào thức nấy", trẻ con thích phim hoạt hình mèo chuột hơn chuyện chú Cuội... cái lồng đèn làm bằng ống lon đẩy có con bướm đập cánh được không hấp dẫn bằng rô bốt siêu nhân đâu, hì hì!

    Trả lờiXóa
  5. Bây giờ tự nhiên em dị ứng với những thứ Tàu nhập vào ta. Buồn nẫu lòng là đền Ngọc Sơn giữa Hồ Gươm treo dãy đèn lồng Tàu, có hai đứa trẻ mặc đồ Mãn Thanh đứng lom khom. Tại sao không dùng đền VN, như Hội An đã làm, dù gốc gác có thể cũng từ Tàu nhưng đã được Việt hoá... Và vô số nơi như vậy. Cầu trời Lễ hội 1000 năm TL không đặt mua đèn Tàu về trang trí...

    Trả lờiXóa
  6. T quên , cái lồng đèn đẩy làm bằng lon sữa bò . Tại T đang nhớ mấy cái lon coca cola không ,cũng được sử dụng làm lồng đèn nhưng là đèn xách chứ không phải đèn đẩy nghe lanh kanh . Mà Trung thu có mấy cái đèn đó vui hơn là nghe lồng đèn xài pile "hát " anh H nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  7. Tụi ấy "thâm nho, nhọ..." thật. Cái gì bên Tàu có, mình cũng có nhưng nhỏ hơn. Mỗi chùa Một cột Tàu không có. Nghe nói nó có một ý nghĩa khác: đó là cái trâm cắm xuống địa thế rốn Rồng. Giờ thì nếu có đúng vậy cũng phải lờ đi chứ còn cách nào khác đâu.

    Trả lờiXóa
  8. Đèn trung thu Tàu hoàng tráng , đường nét không rõ là mô tả cái gì, lắm chữ nghĩa, toàn đại ngôn: Hòa Khí..(.? ) tường (đèn thứ 2), ....Hội quán,...Bình an....Lưu trường....Dân an (đèn thứ 3). Bọn trẻ con chưa biết chữ làm sao hiểu được. Đúng là họ chỉ quan tâm đến người lớn.
    Đèn trung thu Việt Nam toàn hình thù những cây, quả, con vật , vật dụng, khỏi cần chữ nghĩa, làm cho trẻ con vui thú là chính, nói như bạn là nhân văn hơn.

    Trả lờiXóa
  9. @torovn, chính những nơi cần phải giữ cái gốc văn hóa của dân mình, như đình, đền, chùa... lại bị lai căng nhiều nhất, con "nghê" đá ở đình Việt khác với cặp "lân" đá ở chùa Tàu, lồng đèn Hội An đã được Việt hóa khác với những lồng đèn sặc sỡ viết chữ lung tung như ở bên trên, không biết lễ hội 1000 năm Thăng Long có đặt mua lồng đèn Tàu về trang trí không? Tôi thấy khẩu hiệu treo ngoài đường như thế này "10/10/2010 ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long", a số đẹp 10/10/2010, cái này đích thị "học tập đàn anh" rồi, hehe!

    Trả lờiXóa
  10. @ngocthuan, cái đèn đẩy do "dân gian sáng chế" từ lon sữa bò có con bướm đập cánh khi trẻ con đẩy kêu lanh canh lóc cóc nghe vui tai, và đèn cũng sáng chế từ lon coca thời khó khăn giờ mất tiêu rồi, các loại ấy xem ra vẫn "môi trường" và dễ thương hơn là mấy cái đèn nhựa xài pin bây giờ.

    Trả lờiXóa
  11. @hanggraphic, ba cái chuyện láu vặt ấy xem ra mình phải gọi họ là sư phò, mấy ông địa lý Tàu ngày xưa qua đây "ếm xì bùa" những long mạch hết trơn rồi, hì hì.

    Trả lờiXóa
  12. @bulukhin, thật ra người Hoa ở Chợ Lớn có nhiều thứ đáng để mình học hỏi, ấy là tinh thần cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau khi xa xứ, là tính chịu khó trong làm ăn, luôn biết nhường nhịn người khác, biết tự trọng và biết giữ uy tín... là những thứ phải nói thật, dân mình... ít có. Nhưng đồng thời họ cũng rất đỗi thực dụng trong mọi vấn đề, kể cả chuyện tín ngưỡng. Tôi đã sống chung với họ một thời gian khá dài nên khá hiểu họ, tất cả những điều đó xem vậy mà không hẳn phát xuất từ "nhân bản", mà để phục vụ cho lợi ích của chính bản thân họ, bởi vậy mà qua bao nhiêu thế hệ người Hoa không bao giờ mất gốc...

    Trả lờiXóa
  13. Bác có một bộ sưu tập lồng đèn khá hay. ráng giữ làm tư liệu nha.

    Trả lờiXóa
  14. ben nay moi nam vao ngay trung thu o chua co to chuc cho may em choi vui lam nao ca nao mua nao dzien kich va mua lan roi ke chuyen cho cac em nghe buon ban thuc an cho ngay trung thu sau do phat den trung thu free cho cac em choi cung vui lam

    Trả lờiXóa
  15. @chieukim, vậy chùa bên Houston hay quá, đúng là xứ Mỹ, người ta có đầu óc tổ chức.

    Trả lờiXóa