Ảnh: Internet. Một cảnh cô đồng đang tung tiền "phát lộc thánh ban" trong một buổi hầu đồng. Có lẽ cô đồng này được Bà chúa thượng ngàn nhập (mặc quần áo của người thiểu số).
Vừa qua báo chí có đưa tin xứ mình đang lập hồ sơ để trình lên Unesco, xin công nhận "Hầu đồng" là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới", và nhân đó cũng đã có người đưa hầu đồng lên sân khấu, như là "một thể nghiệm đáng trân trọng" (tin báo CAND Online ngày 18/3/2011).
Chuyện "Hầu đồng" được lập hồ sơ trình lên Unesco để xin công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới", cũng như Nhã nhạc cung đình Huế, hay Cồng chiêng Tây nguyên (đã được công nhận), là chuyện nên làm, còn chuyện đưa hầu đồng lên sân khấu để thể nghiệm (xin nhấn mạnh từ "thể nghiệm" mà báo CAND online đã viết, có lẽ báo muốn nói là "thử nghiệm" chăng?), thì cứ thử nghiệm, nhưng cũng như Cồng chiêng khi đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, có người... cao hứng quá đề nghị đưa cồng chiêng vào dàn nhạc giao hưởng, mà quên đi rằng "không gian sống" của cồng chiêng là ở nơi bản làng, giữa núi rừng, chứ không phải ở trên sân khấu. Hầu đồng cũng tương tự như thế...
Hầu đồng còn có những tên gọi khác là hầu bóng, lên đồng, ngồi đồng, có nơi còn gọi là bóng rỗi... và toàn bộ nghi lễ, nghi thức lên đồng được gọi là đồng bóng, đồng cốt. Thời gian diễn ra một buổi hầu đồng thường kéo dài 1 - 2 tiếng đồng hồ, có khi kéo dài cả buổi, đuợc gọi là "một giá đồng", chữ "giá" là để ám chỉ người ngồi đồng làm cái giá để thần thánh nhập vào, còn chữ "đồng" là "cùng, hòa đồng", có lẽ từ ngữ "giá đồng" mang ý nghĩa là "người cùng thần thánh hòa nhập làm một". Tôi có "may mắn"!, hì hì, được biết chuyện lên đồng từ hồi còn nhỏ, số là trong xóm nhà tôi ở có một nhà chuyên tổ chức lên đồng, có lẽ đó là vào khoảng thời gian cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, ngôi nhà này bề ngoài cũng chẳng khác những ngôi nhà lân cận, chỉ có điều cửa nẻo, tường ốc quét sơn quét vôi những màu rất chói, hoặc tươi rói, chẳng hạn màu đỏ, màu vàng, màu hồng... Bên trong căn nhà cũng thế, rất nhiều bàn thờ, tượng, rèm che, được thắp bởi những bóng đèn đỏ mờ mờ âm u, lúc nào cũng nhang khói nghi ngút, rất ma quái.... Tụi nhóc chúng tôi thời ấy rắn mắt là thế, vậy mà rất sợ ngôi nhà này, bởi kháo nhau là có ma nên ít dám bén mảng tới gần, đi đâu ngang qua nhà là ù té chạy. Duy chỉ những khi họ tổ chức lên đồng mới dám mon men tới thập thò ngoài cửa đứng xem, một phần vì tò mò, phần khác vì cũng có những người lớn trong xóm đến xem cũng đứng ngoài cửa, mà cái chính có lẽ là khi lên đồng xong thể nào họ cũng phân phát kẹo bánh cho đám con nít, thường là loại kẹo bánh rẻ tiền, được gói trong những lớp giấy bóng kiếng xanh đỏ, điển hình là những cái oản làm bằng bột mà bây giờ vẫn còn thấy...
Lên đồng, hầu đồng (tôi không muốn nói đến loại lên đồng bây giờ, tự phát, phổ biến ở miền Bắc nghe nói Hà Nội có nhiều, , là loại lên đồng thời thượng, giả danh), ở đây tôi muốn nói đến việc lên đồng, gắn liền với một hình thức tôn giáo cổ xưa trong dân gian, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu, hay Đạo mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu này chịu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, đó là thờ Tam phủ. Tam phủ gồm Thiên phủ (miền Trời), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thủy phủ (đọc trại là Thoải phủ, miền sông nước), nếu thờ Tứ phủ thì thêm Địa phủ (miền đất đai). mẫu Thượng thiên cai quản Thiên phủ, mẫu Thượng ngàn cai quản Nhạc phủ, mẫu Thoải cai quản Thoải phủ, mẫu Địa cai quản miền Địa phủ. Sang đến thế kỷ thứ XVI, với sự ra đời của Thánh mẫu Liễu Hạnh (Bà chúa Liễu Hạnh, một truyền thuyết dân gian), đạo Mẫu được hình thành với sự xuất hiện của các điện, phủ..., thờ các Cô, Cậu... thường là các nhân vật huyền thoại trong truyền thuyết, hoặc các nhân vật lịch sử có công với đất nước...). Thánh mẫu Liễu Hạnh được xem như hóa thân của mẫu Thượng thiên. Trong Đạo mẫu thờ Tam tòa Thánh mẫu, tượng trưng cho Vũ trụ, gồm 3 vị Thánh mẫu (Tam phủ) như đã nói ở trên, mẫu Thượng thiên là mẫu Đệ nhất, mẫu Thượng ngàn là mẫu Đệ nhị, mẫu Thoải là mẫu Đệ tam. Trong Điện thờ của Đạo mẫu được sắp xếp như sau: mẫu Thượng thiên choàng khăn đỏ ngồi giữa, mẫu Thượng ngàn choàng khăn xanh ngồi bên trái, và bên phải là mẫu Thoải choàng khăn trắng. Điện thì thờ các Cô, Cậu, riêng phủ thì thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh (phủ Giày, phủ Tây Hồ)...
Tôi cũng xin nói qua về một tục thờ dân gian khác của người Việt xưa nơi vùng châu thổ sông Hồng, đó là tín ngưỡng thờ Tứ pháp mà người ta hay lẫn với tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ. Tứ pháp đó là pháp Vân (Mây), pháp Vũ (Mưa), pháp Lôi (Sấm), pháp Điện (Chớp), thờ Tứ pháp là tục thờ các hiện tượng thiên nhiên chi phối đến đời sống con người, hoặc gieo tai họa làm cho con người sợ hãi. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp cũng là một nét độc đáo trong văn hóa dân gian của người Việt. Trong các ngôi chùa thờ Tứ pháp như chùa Dâu (chùa bà Dâu, thờ pháp Vân), chùa Đậu (chùa bà Đậu, thờ pháp Vũ), tuy cũng được gọi là chùa nhưng trong điện thần không thờ Phật Thích Ca, mà các bà giữ tư cách là chủ điện, bà Dâu (pháp Vân) thờ ở chùa Thiền Định (chùa Dâu), bà Đậu (pháp Vũ) thờ ở chùa Thành Đạo (chùa Đậu), bà Tướng (pháp Lôi) thờ ở chùa Phi Tướng, bà Dán (pháp Điện) thờ ở chùa Phương Quan. Các buổi lễ ở những ngôi chùa này chủ yếu là để cầu mưa, cầu tạnh, mưa gió thuận hòa, hoặc rước Giao hiếu, cầu cho mùa màng tốt tươi, thời tiết thuận lợi trong việc gieo cấy nông nghiệp...
Trở lại chuyện hầu bóng, lên đồng. Trước năm 75, thời gian tôi ở trong quân đội, khi ở Quy Nhơn (lúc ấy là Thị xã), tôi nhớ ở con đường Tăng Bạt Hổ lúc bấy giờ cũng có mấy căn nhà chuyên tổ chức lên đồng, những nơi ấy được gọi là điện, thời ấy chính quyền không khuyến khích việc lên đồng nhưng cũng chẳng thấy cấm đoán, bởi chuyện này diễn ra công khai. Tôi còn nhớ có vài lần tôi ghé xem họ lên đồng, thấy tôi đứng sớ rớ ngoài cửa, mặc đồ trận, có người ra mời vào trong nhà kéo ghế ngồi rót cả nước uống. Cũng vẫn những bà đồng, hay đồng nam, có khi là những người ái nam ái nữ (gọi chung là đồng cô, đồng cậu, những người này trông không được bình thường, ngày thường họ cũng ăn mặc phấn son rất lòe loẹt, có những điệu bộ buồn cười hay khó coi), đồng nhảy múa quay cuồng trong tiếng đàn tiếng hát của cung văn, giữa các đệ tử xì xụp lạy. Thoạt tiên là đồng cô, hay đồng cậu ngồi xếp bằng trước bàn thờ trên đầu che tấm khăn choàng đỏ, tay cầm 3 nén nhang, miệng lẩm nhẩm khấn xin thánh nhập, một lúc sau thì thánh nhập, tay trái của đồng ra hiệu là thánh nam nhập, còn tay phải là thánh nữ (nam tả nữ hữu). Tùy theo những động tác của đồng cô hay đồng cậu mà những người dự lễ hầu đồng sẽ mặc quần áo, trang bị những "đạo cụ" tương ứng cho đồng, chẳng hạn đồng có động tác như chèo đò, chắc chắn đó là Mẫu Thoải nhập, thế là đồng được mặc áo tứ thân, đội nón quai thao tay cầm cái mái chèo, đồng uốn éo với những động tác của người chèo thuyền, giữa tiếng nhạc của cung văn, và vái lạy cầu xin của đệ tử. Nếu khi thánh nhập đồng có những động tác khác, như múa kiếm... thì chắc chắn đó là Đức thánh Trần, hay ông Hoàng Chín, ông Hoàng Mười nhập (những danh tướng khác), đồng sẽ được mặc quần áo võ, đầu chít khăn tay cầm kiếm... Còn khi Bà chúa Thượng ngàn nhập đồng sẽ được mặc bộ quần áo của người dân tộc thiểu số...
Khi hết một giá đồng (một buổi hầu đồng), thường thường đồng tung cho các đệ tử những đồng tiền (tiền thật), bánh kẹo, trái cây, trầu cau cúng tế..., đó là lộc của thánh ban... Các đệ tử hoan hỉ nhận những lộc thánh này, họ tin rằng những lộc này mang đến cho họ những điềm lành, điều may mắn, tiền thánh ban sẽ giúp cho họ làm ăn phát đạt, thậm chí có người còn tin rằng tàn nhang, nước thải ở những nơi này còn chữa được bệnh tật... và không ít kẻ đã "tiền mất tật mang" chỉ vì những điều mê tín nhảm nhí ấy...
Không gian của đồng bóng như thế, là ở những điện, phủ thờ, giữa khói hương nghi ngút, đèn đuốc mờ ảo, tiếng phách tiếng nhạc, tiếng hát của cung văn, giữa những đệ tử thành tâm vái lạy, với ánh mắt thành kính pha lẫn sợ sệt, một khung cảnh nửa tôn kính nửa ma quái, nửa tỉnh nửa mê, chắc chắn không phải là không gian của một sân khấu biểu diễn...
Saigon, tháng 3/2011.
Còm đánh dấu, chờ xem tiếp :)
Trả lờiXóaHồi nhỏ em có ngôì hầu đồng để được phát bánh kẹo trái cây ăn, nhưng bây giờ em thấy người ta lên đồng giống mê tín dị đoan hơn.
Trả lờiXóa@nguyenyenson, :-)
Trả lờiXóaEm ghet dong bong lam anh oi hehhehehhehe
Trả lờiXóa@lanvuive, bây giờ thì chuyện lên đồng mang đậm màu sắc mê tín rồi, có khi người tham dự cũng chẳng biết nguồn gốc của lên đồng. Hồi nhỏ xem lên đồng sợ mà thích ha cô Lan? Còn vụ được cho trái cây bánh kẹo là khoái chí tử, :--))
Trả lờiXóa@phuongvu, còn tôi lại khoái, nghe nói đâu ở đình Bình Hòa lâu lâu cũng còn lên đồng, phải biết đi xem coi giờ ra sao? Heheheheeh!
Trả lờiXóaNăm đó CNB lên đỉnh núi Cấm thấy người ta cũng mặc đồ màu sắc và nhảy múa...
Trả lờiXóa@caonguyenbui, đỉnh núi Cấm là ở Châu Đốc á? Tôi chưa đến đó, không biết những người mặc đồ đầy màu sắc và nhảy múa như caonguyen nói có phải là lên đồng không? hay là một tục lệ khác? Bởi lên đồng là "đặc sản" của người miền Bắc. Ở miền Trung cũng có, nghe nói điện Hòn Chén ở Huế là nơi ngày xưa các vua nhà Nguyễn thường đến đó lên đồng...
Trả lờiXóaNghe nói họ đang lên đồng, CNB thì sợ quá, tránh ra xa...
Trả lờiXóa@Giời! gặp tôi là phải biết, hehe, bây giờ mà tôi thấy lên đồng trong tay có cái máy hình nữa là lăn xả vào ngay, còn caonguyen thì tránh xa, uổng quá xá!
Trả lờiXóaThấy họ hát ư ử, quanh đó nhiều người ngồi, vài người cũng nhảy múa theo. Sợ.
Trả lờiXóa@caonguyenbui, có lần tôi nói chuyện với một bà bà con bên vợ, bà này chuyên đi hầu đồng (người ta nói mấy bà này có căn... đồng bóng), nghe tôi nói chuyện về Đạo mẫu, đồng Cô, đồng Cậu bà ấy tưởng tôi cũng là dân hầu đồng chứ, hà hà, còn rủ tôi hôm nào rảnh đến đình Ngã Năm hay đình Bình Hòa đâu ở miệt Gò vấp, Bình Thạnh xem. :-)
Trả lờiXóaBác rành quá, kiểu này chắc trải nghiệm không ít. Khi nào bác cho tui bám càng xem một lần cho thỏa nha. Tui hoàn toàn không biết gì chuyện này.
Trả lờiXóa@danghongky, tôi có đi coi tế lễ nhiều lần, nhưng cái vụ lên đồng này lâu lắm chưa được xem lại coi bây giờ nó ra sao? Nghe nói có mấy nơi thỉnh thoảng tổ chức hầu đồng nhưng họ "hoạt động bí mật", bởi chính quyền lắm khi không ưa cho là mê tín, không ưa, phải quen biết lắm mới được coi.
Trả lờiXóaTóm lại là có chuyện Thánh nhập vào con đồng thật không hả bác , hay là tại không gian... ma quái lẫn tiếng đàn trống làm họ lên cơn ... đồng bóng ?
Trả lờiXóa@bangtamngt, một câu thắc mắc hay, tôi cũng nhiều lần cố mở to mắt ra xem chuyện này thiệt giả? ấy là việc Thánh nhập? Chỉ biết "con nhang đệ tử" thì tin chắc là Thánh nhập thật, cả nhiều người không phải "con nhang" cũng tin thế, còn giới khoa học thì nói "tự kỷ ám thị" thôi, có gì mà thần thánh? Cho nên cũng chẳng hiểu sao. Cái dân "hoang đàng chi địa" như tôi thì đi xem vì tò mò, thấy vui quá, hihi!
Trả lờiXóa@bangtamngt, cái câu "hoang đàng chi địa" tôi nói bên trên là cách phát âm theo kiểu miền Nam (lẽ ra là "goang đàng", từ "đàng" này chắc phải là "đàn" (đàn đúm, bầy đàn) nhỉ?
Trả lờiXóaLen dong , 2 chu nay chinh toi cung khong biet là co that hay gia ....vi chua bao gio chung kien het ! toi mà biet o dau co thi se di voi cai may anh ngay !
Trả lờiXóanam ngoai ben nay co may ban nguoi bac , co ru di nhung vi o tinh xa 600 cay so lan , nen toi khong co ranh di , nghe noi khi len roi , nguoi do noi cho moi nguoi den xem , trong vong nguoi quen co chung 20 nguoi thoi , nghe cac bà noi lai là rat dung , ho chi cho moi nguoi hoi 1 cau hoi thoi
Làm toi nho lai ngày xua khi ong Ngoai cua toi moi mat ... thi ca gia dinh co di coi nguoi len dong , noi linh hon là coi boi
nhung luc ay toi con tre lam , chung 15 tuoi , toi thay ong duong 7 cua toi nhào toi om cai bà len dong do ,
mieng ong duong noi ba ve ba ve , con nè ba ...roi ong duong om cham lay bà bong ....bi bà ta go tay ong và xo ra ...toi chi thay vay chu luc nho khong co biet cai hành dong cua bà bong
chi nho ro ve nhà ong Duong cua toi bi bà di thu Hai la um sum : duong làm vay cho nen via ba so di luon , trong luc ong Duong cuoi ha ha noi neu ba nhap roi thi làm sao bà so em om bà duoc chu ! em om ba mà ....ha ha
cau chuyen da hon 50 nam roi con gi , nho cai hinh cua anh làm toi nho lai .....
@phungchau, thì chị thấy rõ rồi, dù có lên đồng "thật" của đạo Mẫu đi nữa thì cũng chỉ là chuyện tầm sàm bá láp, đúng là một dạng tự kỷ ám thị, cả người lên đồng với đám "con nhang đệ tử" giở trò múa may cho vui cửa vui nhà, bà đồng ông đồng là đấng trung gian đại diện cho tín đồ để liên lạc với Thượng đế, cũng như mấy ông cha, ông sư khi làm lễ ở nhà thờ hay ở chùa vậy mà. Chuyện mấy ông đồng bà cốt khi "thánh nhập" hay phán tầm bậy, hoặc chữa bệnh bằng cách "sờ nắn", hay cho uống nước tàn nhang làm chết người hoài. Nhưng nếu mấy ông bà đồng chỉ múa, hát thì xem cũng hay, dẻo quẹo à.
Trả lờiXóaCám ơn bác NHP một bài đọc mà thích thú ...lẫn vào giữa tôn giáo , dị đoan và huyền bí ....
Trả lờiXóa@sdzung, cám ơn bạn đã ghé, rảnh rỗi bạn cứ ghé chơi nhá.
Trả lờiXóa@Các bạn, có lẽ ở đây tôi cũng muốn nói thêm một điều về lên đồng, hầu đồng..., chuyện lên đồng, nguyên thủy, là phương tiện để giao tiếp giữa con người và thần linh của Đạo Mẫu, một tín ngưỡng dân gian cổ xưa của người dân Việt, thông qua đồng cốt, là "nhân vật" nửa thánh nửa phàm (bình thường họ là người trần, nhưng khi đồng nhập thì họ là thánh), đây chính là "hồn cốt" của tục lệ (đã trở thành tín ngưỡng), mà Unesco sẽ xem xét để phong Di sản. Không phải loại lên đồng biến tướng như bây giờ thường thấy, tự nhiên có người sau trận ốm nặng tuyên bố là thánh nhập làm chuyện tầm bậy lung tung, hoặc mấy bà bói toán tự xưng đồng cốt gọi hồn nhảm nhí ăn tiền... Những cái này là mê tín.
Trả lờiXóaNoi di thi cung noi lai .....ta khong nen noi ho làm bo thiet ..... vi ngày xua toi da thay 1 lan o Nam vang
Trả lờiXóadua ban chet , di choi ca dam co 10 dua ... toi cai ho nuoc chi cao , mat nuoc cao hon dau goi chut thoi .... vay mà ca dam ( co toi luon ) gion noi chuyen khong ai de y den ai ca ..... chi mot hoi lau moi co dua hoi con nho ban kia
bon nay tung toe di kiem thi thay no nam duoi nuoc da tat tho tu lau ....
roi tu do ve sau co thang em trai cua ban duoc nguoi chi nhap vào , cu moi lan thang em dot nhang là no bi nhap ... dao do toi cung khong co tin nhieu ( vi toi là nguoi cung dau nhat bon ) toi khong hoi gi , nhung cac ban khac deu hoi du thu ....
the cau ta cung ban cho toi 1 cau thoi
da bao nhieu nam roi .... ban bè tu xu
bay gio toi nghi lai thi co 2 ban o ben nay , cuoc doi y het nhu cau ta noi truoc !
và 1 cau , cau ay ban cho toi ... con noi ro nhu vay Ph may khong tin tao phai khong , ngày sau ....
bay gio thi ai ai cung phai run minh !
cho nen anh noi ho gat , nham nhi ....... giua cai that và hu vo ? chinh toi cung hoang mang nua !
@phungchau, ở trong cuộc sống có điều này, có những điều, những hiện tượng cho đến giờ này khoa học cũng không sao giải thích nổi là đúng hay sai, có thật hay không có thật? Như chuyện cầu cơ, khá gần và đơn giản hơn lên đồng mà thuở nhỏ tôi có chơi, rõ ràng cơ có chạy, có khi nói đúng có khi nói sai, đó là gì? "hồn nhập" vào cơ hay như khoa học nói chỉ là "nhân điện", nói chung chuyện lên đồng chẳng hạn cũng có nhiều điều khiến người ta phải chú ý. Ở đây tôi chỉ muốn nói bây giờ nhiều người lợi dụng chuyện này để lừa gạt người khác kiếm tiền, cũng như mấy ông cha mấy ông sư thôi!
Trả lờiXóaanh noi dung do ! cau co toi cung co làm roi , toi biet là co that vi luc do toi và thag em làm , toi nhan tay that manh dè xuong nhung no qua manh kéo di .....
Trả lờiXóacho nen co cai toi tin , co cai khong tin !
con chuyen doi thoi thi moi viec cu xay ra hoi dau mà de y
CNB nhớ hồi xưa đi học ở Cần Thơ, hay theo mấy "bạn già hơn" ra mấy cái mả ngồi cầu cơ. Cầu cơ bằng miếng ván hòm lấy cốt lên thì mới linh, ai để tay lên cũng chạy ro ro, mà CNB để tay lên nó im khe hà. Mấy "bạn già hơn" nói tại CNB nặng bóng vía và ... lì lợm nên vậy. Hee. Hee.
Trả lờiXóa