PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Được mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi Liên quan đến việc này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Hai điểm mới trong quy chế tuyển sinh Ngày 29-6, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư “Sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy”. Cụ thể, điểm d, khoản 3, điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi”. Bộ GD-ĐT cũng bổ sung điểm d, khoản 3, điều 9 quy định về việc “Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh tiêu cực trong kỳ thi...”. - Sửa đổi, bổ sung quy chế thi tuyển sinh ngay sát ngày thi ĐH với nội dung chủ yếu nhằm khuyến khích việc phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm quy chế thi, bộ muốn thể hiện quyết tâm cao về việc chống gian lận, tiêu cực trong thi cử, hướng đến một kỳ thi tuyển sinh trung thực, nghiêm túc. Quy chế bổ sung áp dụng đầu tiên cho mùa tuyển sinh 2012 sẽ tạo ra thay đổi lớn về quản lý thi, thí sinh được khuyến khích giám sát hoạt động của giám thị, phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh.

--> Read more..

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Mật giáo.

                                            Tượng Phật Đại Nhật Như Lai.


Ấn Độ giáo (Hinduism) hình thành bắt nguồn từ một tôn giáo cổ đại của Ấn Độ là Bà La Môn giáo (Bhramanism) vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất. Ấn Độ giáo dung hợp với các tín ngưỡng dân gian khác đang lưu hành trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, và cũng hấp thu tư tưởng của Phật giáo, Kỳ Na giáo (Jinaism)*. Ấn Độ giáo hình thành trên tư tưởng của bộ kinh Vệ Đà (Véda) của Bà La Môn giáo, sùng bái đấng tối cao Phạm Thiên, và hình thức sùng bái là tế lễ, cúng dường, trì chú... sau này chủ trương đề xướng tính dục, mượn tính lực để giải thoát... Những điều này có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của Mật giáo.

Khoảng thế kỷ thứ 7 Phật giáo Ấn Độ bắt đầu suy yếu, đặc biệt là học thuyết, lý luận của "Du  Già hành phái" (Yoga) của Phật giáo Đại thừa đã trở nên quá kinh viện, vô cùng rắc rối và phức tạp, rất khó để đại chúng tiếp thu. Trong tình hình đó, Phật giáo Đại thừa vì muốn hấp dẫn quần chúng, không thể không hấp thu một số giáo nghĩa và hình thức của Ấn Độ giáo lúc bấy giờ, để hình thành nên Mật giáo trong Phật giáo Ấn Độ.

Mật giáo tự cho là đã nhận được lời dạy "Chân thật" từ Pháp thân của Phật Đại Nhật Như Lai  (Mahàvairocana, Tì Lô Giá Na)**, được sự truyền thụ bí mật do Đại Nhật Như Lai, nên xưng là Mật giáo. Đặc điểm của tông phái này là sự tổ chức hóa cao độ các loại thuật chú, đàn trường, nghi lễ... với các nghi thức như Thiết đàn, cúng dường, tụng kinh, niệm chú, quán đảnh... với các qui định vô cùng nghiêm khắc, hình thức phức tạp, không phải là người trong tông phái thì tuyệt đối không được truyền ra ngoài. Kinh điển chủ yếu của Mật giáo là Đại Nhật kinh, Kim Cang đỉnh kinh, Mật tập kinh, Hỷ Kim Cang kinh, Thời Luân kinh, Tô Tất địa kinh...

Sau khi xuất hiện, Mật giáo từng có thời kỳ thịnh hành ở vùng Tây Nam Ấn Độ, và các địa khu của cao nguyên Đức Cán... Thời kỳ đầu Mật giáo dung hợp tư tưởng của phái Trung Quán (Madhyamika), Du Già hành làm cơ sở lý luận, nhưng sau khi phát triển, sau này xuất hiện một số Mật giáo tả đạo, bỏ qua những lý luận, học thuyết vốn có, phương pháp tu hành càng cường điệu về "phương tiện", bị ảnh hưởng tương đối lớn của trường phái tính lực Ấn Độ giáo. Từ đó Mật giáo Ấn Độ bắt đầu suy thoái...

Vào những năm Khai Nguyên đời Đường (713 - 741), Những tăng nhân Ấn Độ là Thiện Vô Úy (Subhakarasimha, 637 - 735); Kim Cang Trí (Vajrabodhi, 663 - 723); và Bất Không Kim Cang (Amoghavajra, 705 - 774), kẻ trước người sau tới Trường An, đem kinh điển, tư tưởng và học thuyết của Mật giáo Ấn Độ truyền vào Trung quốc, phát triển thành Mật tông, trở thành một trong những tông phái của Phật giáo Trung Hoa.

Một chi khác của Mật giáo Ấn Độ, được truyền vào Tây Tạng kết hợp với "Bổn giáo", là một tôn giáo nguyên thủy của người Tây Tạng, hình thức thờ bái vật, sùng bái các sự vật và hiện tượng tự nhiên, thành tín thần chú, bùa chú yêu thuật, chuyên trị bệnh phục vụ người chết, xua đuổi tà ma... trở thành Mật tông Tây Tạng, điều này làm cho Phật giáo Tây Tạng (Phật giáo Tạng truyền), tăng thêm sắc thái thần bí...

Tại Việt Nam hiện cũng có những Đạo tràng tu tập theo Phật giáo Mật tông, có những tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh Mật giáo, và cũng có những tự viện tu theo Mật tông như chùa Tây Tạng (Bình Dương), Tịnh viện Hải Triều Âm (Đại Ninh)...

Ghi chú:

- * Kỳ na giáo (Đạo Jina - Jinaism): xuất hiện tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 Trước công nguyên. Theo truyền thuyết, đạo Jina do 24 nhà tiên tri truyền lại từ thời cổ xưa, người gần đây nhất là Vardhamana Mahavira Jina, về sau trở thành Karma, nghĩa là tự giải thoát khỏi kiếp luân hồi, tạo đường độ thế. các tín đồ đạo Jina thờ các tiên tri làm thần linh. Giáo lý của đạo tin về một linh hồn bất tử. Các tín đồ phải duy trì cuộc sống chay tịnh và làm theo các quy định của Ahimsa, nghĩa là không bạo động, không sát sinh... các quy định này cũng được Phật giáo áp dụng sau này.

- ** Phật Đại Nhật Như Lai: theo quan niệm của Phật giáo Đại thừa Đức Phật có ba thân: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Đại Nhật Như Lai chính là Pháp thân của Phật Thích ca. Trong Kim Cang giới Mạn Đà La của mật giáo thì Đại Nhật Như lai ở vị trí trung tâm, ngài là biểu hiện của ánh sáng trí tuệ chiếu soi diệt trừ bóng tối Vô minh.

Tham khảo và ghi chép từ:

- Tủ sách Bách khoa Phật giáo - Lịch sử Phật giáo - Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, Nhà xuất bản Tôn giáo tái bản lần thứ nhất năm 2011.

- Thế giới Phật giáo Phương diện lịch sử Văn hóa và Minh triết - Điền Đăng Nhiên - Dịch giả Thích Ngộ Thành, Nhà xuất bản Văn hóa Sài gòn xuất bản năm 2009.

- Từ điển Phật học - Ban biên dịch Đạo Uyển - Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, Công ty sách Thời Đại & Nhà xuất bản Thời Đại ấn hành năm 2011.

- Từ điển Vô thần luận - Cung Kim Tiến, Nhà xuất bản Phương Đông xuất bản năm 2006.

- Từ điển Bách khoa mở Wikipedia.
--> Read more..

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Euro 2012.

Ảnh trên mạng.

Trước khi tuyển Pháp bước vào Euro 2012, chủ tịch LĐBĐ Pháp Noel Le Graet tuyên bố sẽ thưởng cho mỗi cầu thủ 100.000 euro nếu vào đến tứ kết, 50.000 euro nữa nếu vào bán kết, thêm 70.000 euro nếu vào chung kết và 100.000 euro nếu đoạt chức vô địch. Tổng cộng mỗi cầu thủ Pháp sẽ nhận 320.000 euro nếu đăng quang.

Nhưng khi đã bị loại ở tứ kết, họ có xứng đáng nhận được tiền thưởng này không? Hervé Gattegno, tổng biên tập báo Le Point, cho rằng các tuyển thủ Pháp không đáng được hưởng tiền thưởng sau những gì họ đã thể hiện ở trận tứ kết.

Ông Gattegno lý giải: “Không nên lẫn lộn đội tuyển Pháp và nước Pháp. Ai đó có thể vui sướng với những thành tích của các cầu thủ, hay ai đó cũng có thể thấy họ là đáng phàn nàn, nhưng chẳng phải là toàn thể nước Pháp đều vui mừng hay tủi hổ. Các cầu thủ mặc những cái áo màu xanh da trời bởi vì họ được trả lương để làm như thế. Sự nổi tiếng đem đến cho họ những trách nhiệm nhưng không đem lại cho họ tính đại diện. Vì vậy, lương tri dạy cho chúng ta không nên xem họ như những anh hùng khi họ chiến thắng, cũng như không nên xem những thất bại của họ như những nỗi nhục nhã. Cách ứng xử của họ là đáng xấu hổ, nhưng đó chỉ là của riêng họ mà thôi”.

Khi được hỏi về sự giận dữ của những người Pháp yêu bóng đá, ông Gattegno nói: “Các cầu thủ của chúng ta thường là những đứa trẻ ngạo mạn và ít được giáo dục, một số lại thất học nên tiền bạc là giá trị duy nhất của họ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của liên đoàn hay của các CLB thường nuông chiều những đòi hỏi bất thường, đỏng đảnh của họ. Thái độ chê trách mà người ta dành cho họ đâu phải mới hôm nay. Thực tế là CĐV của chúng ta đã chấp nhận khi họ lập thành tích bằng tay (ý nói chơi xấu) nhưng lại không chấp nhận khi họ bị loại vì chơi bóng bằng... chân”.

Nhớ lại năm 1998 khi tuyển Pháp giành chức vô địch World Cup, các cầu thủ đã được tán tụng đến tận mây xanh, ông Hervé Gattegno nhận định: “Thần tượng không phải là tấm gương sáng vì những gì họ làm trên sân cỏ có thể là rất đáng nể, nhưng lại không phải là những gì họ làm trong cuộc sống. Dù ai nói gì nhưng theo tôi, đội tuyển Pháp năm 1998 không đại diện cho nước Pháp. Zidane không hề là một mẫu mực về sự trong sạch. Anh ta là một cầu thủ giỏi nhưng người ta vẫn thấy anh ta gian lận, chơi xấu. Phải nói rằng chiến thắng đã xóa nhòa tất cả và chúng ta đành lòng phải chịu thiếu những giá trị tốt đẹp mà thể thao đã khắc ghi trong tâm trí con cháu chúng ta”.

Về khoản tiền thưởng, ông Gattegno nhấn mạnh: tiền thưởng của LĐBĐ Pháp cũng là tiền của người dân nên thật khó để nói rằng các cầu thủ đáng được hưởng những khoản tiền thưởng ấy. Nếu các cầu thủ không có được sự liêm sỉ để từ chối, các nhà lãnh đạo cần phải cắt bỏ và nói với họ: trong tương lai, không chỉ thành tích sẽ được tưởng thưởng mà còn phải xét cả cách ứng xử trên sân cỏ.

T.N.


Euro 2012 đã đi đến những trận bán kết, là một người trước đây cũng khá mê bóng đá (bây giờ ít mê hơn), thường xem những trận đấu, nhất là những dịp tranh cúp Thế giới hay Châu Âu... Bài viết trên được copy trên trang Thể Thao của báo Tuổi Trẻ ngày 27-6-2012. Người Pháp là dân tộc nổi tiếng lịch sự, nhưng họ cũng có những cái nhìn thẳng thắn về bóng đá, và về những cầu thủ của họ...

Một bài viết rất hay, trông người lại ngẫm đến ta...


--> Read more..

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Thập bát A la hán.




Trong kinh sách Phật giáo chúng ta thường hay nghe nhắc đến các vị A la hán, hay La hán, có khi lên đến 500 vị. Có sách nói đó là 500 đệ tử của Phật, cũng có sách nói đó là 500 tăng nhân tiến hành lần kết tập (kiết tập) kinh sách đầu tiên sau khi Phật tịch diệt. Vào thời nam Tống Trung Hoa, có một quan chức tên là Đạo Tố bỏ nhiều công sức tâm huyết biên dịch kinh Phật, đã đặt tên cho 500 vị La hán này, và khắc bia tưởng niệm. Từ đó nơi các chùa chiền, 500 vị La hán thờ tự đều sử dụng tên gọi đó. Tuy nhiên chúng ta thường hay nghe nhắc đến Thập bát A la hán, mười tám vị A la hán hay muời tám vị La hán. Số lượng các vị La hán không ngừng thay đổi, thoạt đầu chỉ có bốn vị La hán (Tứ đại La hán), là bốn đệ tử của Phật ở thế gian để giáo hóa mọi người. Về sau tăng lên thành 16 vị, sau đó thêm vào 2 vị nữa trên cơ sở 16 vị, thành tổng cộng 18 vị, cũng chính là nguồn gốc của 18 vị La hán (tượng) mà chúng ta thường thấy nơi các chùa. Đó là các vị La hán (được xếp theo thứ tự):

1/ Tân độ lô phả la đọa la (Pindolabhàradvàja) - Kỵ lộc La hán - Vị La hán vốn xuất thân dòng dõi Bà la môn, trước khi xuất gia là đại thần của Ưu Trấn Vương thành Câu Xá Di, đặc điểm của ngài tuy đã chứng quả La hán nhưng hay khoe khoang, ngài từng cưỡi một con hươu về thành Câu Xá Di khuyên quốc vương quy y Phật, cho nên còn được gọi là "Kỵ lộc La hán", tức La hán cỡi hươu.

2/ Ca nặc ca phạt tha (Kanakavatsa) - Khánh hỷ La hán - Ngài vốn là một nhà hùng biện, được Đức Phật khen ngợi là người biết phân biệt thị phi rõ ràng. Sau khi đắc quả La hán ngài đã đi giáo hóa khắp nơi với một gương mặt tươi vui, nên được gọi là Khánh hỷ La hán, vị La hán vui vẻ.

3/ Ca nặc ca bạt lý đọa xà (Kanakabharadvàja) - Cử bát La hán- Tôn giả ca nặc ca thường mang theo một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, mỗi lần hóa duyên đều đưa bát về phía mọi người cầu xin, nên được gọi là La hán Cử bát.

4/ Tô tần đà (Subinda) - Thác tháp La hán - Ngài tu tập rất tinh nghiêm, giúp người nhiệt tình, nhưng ít thích nói chuyện. Để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật ngài luôn mang theo một tháp nhỏ bên mình, nên được gọi là Thác tháp La hán.

5/ Nặc cù la (Nakula) - Tĩnh tọa La hán - theo truyền thuyết ngài thuộc giai cấp Sát đế lợi Bà la môn, là giai cấp được sinh ra từ vai của Phạm thiên, nguyên là một tướng sĩ, ngài đắc quả A la hán khi đang tọa thiền nên được gọi là Tĩnh tọa La hán.

6/ Bạt đà la (Bhadra) - Quá giang La hán - Ngài theo hầu Đức Phật, theo truyền thuyết ngài rất thích tắm gội có khi đến 10 lần một ngày. Tương truyền ngài đến quần đảo miền đông Ấn độ (quần đảo Java) để truyền giáo, nên được gọi là Quá giang La hán.

7/ Ca lý ca (Kalica) - Kỵ tượng La hán - Trước khi xuất gia ngài làm nghề huấn luyện voi nên được gọi là Kỵ tượng La hán, sau khi chứng quả A la hán Đức Phật khuyên ngài ở lại quê hương Tích Lan (Sri lanka) của ngài để hoằng hóa Phật pháp.

8/ Phạt xà la phất xa la (Vajraputra) - Tiếu sư La hán - Tương truyền khi còn ở thế tục ngài làm nghề thợ săn, có sức mạnh vô song. Sau khi xuất gia ngài nỗ lực tu tập chứng quả A la hán, thường có một con sư tử bên cạnh, nên được gọi là Tiếu sư La hán, vị La hán đùa giỡn với sư tử.

9/ Thú bát ca (Jivaka) - Khai tâm La hán - Ngài vốn là Thái tử của nước Trung Thiên Trúc xuất thân trong giai cấp Bà la môn, hình tượng của ngài là vạch áo bày lộ tâm Phật nên được gọi là Khai tâm La hán.

10/ Bán thác ca (Panthaka) - Thám thủ La hán - Hình tượng của ngài là đưa hai tay lên rất sảng khoái sau khi thiền định nên gọi là Thám thủ La hán.

11/ La hầu la (Ràhula) - Trầm tư La hán - Ngài là người ít nói, luôn khiêm cung nhẫn nhục, nên được gọi là Trầm tư La hán, có sách chép ngài là con trai của Đức Phật, nhờ Đức Phật dạy bảo bỏ dần những thói xấu vương giả, ngài nỗ lực tu tập đạt đến Chánh quả, ngài là một trong 16 vị La hán đầu tiên.

12/ Na già tê na (Nàgasena) - Khoái nhĩ La hán - Là một nhà lý luận Phật học, sở trường của ngài là luận "Nhĩ căn", tranh tượng của ngài thường tạc một vị La hán đang ngoáy tai một cách thích thú, nên còn được gọi là Khoái nhĩ La hán.

13/ Nhân kiệt đà (Angada) - Bố đại La hán -  theo truyền thuyết ngài là một thợ bắt rắn ở Ấn độ, một xứ sở vốn có rất nhiều rắn độc, sau khi đắc đạo ngài cũng thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn, nên được gọi Bố đại La hán.

14/ Phạt na bà tư (Vanavàsin) - Ba tiêu La hán - Theo truyền thuyết mẹ của ngài sinh ngài khi vào rừng gặp lúc mưa to gió lớn. Sau khi xuất gia với Phật ngài thích tu tập trong rừng, và thường đứng dưới gốc các cây chuối, nên được gọi là Ba tiêu La hán.

15/ A thị đa (Ajita) - Trường mi La hán - Theo truyền thuyết lúc mới sanh ngài đã có hàng lông mày dài rủ xuống,  dấu hiệu kiếp trước ngài đã là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia ngài phát triển Thiền quán và đắc quả A la hán. Vì có hàng lông mày dài cho nên ngài được gọi là Trường mi La hán.

16/ Chú trà bàn thác ca (Cullapatka) - Kháng môn La hán - Theo truyền thuyết trong một lần khất thực, ngài gõ cửa một nhà nọ và làm và làm ngã cánh cửa đã hư cũ, điều này cũng gây bối rối. Sau Phật trao cho ngài một cây gậy có treo những chiếc chuông nhỏ để khỏi phải gõ cửa, nếu chủ nhân muốn bố thí sẽ bước ra cửa khi nghe thấy tiếng chuông rung, do đó ngài được gọi là Kháng môn La hán.

17/ Nan đề mật đa la (Nandimitra) - Hàng Long La Hán - Ngài là người nước Sri Lanka, ra đời sau khi Đức Phật diệt độ khoảng 800 năm, ngài là vị La hán thần thông quảng đại. Tương truyền có lần đảo quốc Sư tử (Sri Lanka) bị Long vương dâng nước nhận chìm, ngài đã ra tay hàng phục được long vương, nên được tặng danh hiệu Hàng long La hán.

18/ Đạt ma đa la (Dharmatràta), có sách chép là Tân đầu lô - Phục hổ La hán - Tương truyền rằng bên ngoài nơi tự viện mà ngài tu tập, có một con hổ ngày đêm gầm rống, ngài đem thức ăn của mình chia bớt cho hổ, lâu ngày mãnh thú bị hàng phục, đi đâu cũng theo ngài, nên ngài được gọi là Phục hổ La hán.

Trên đây là ý nghĩa, tên gọi của mười tám vị La hán chúng ta hay nhìn thấy trong các chùa chiền hay tranh, tượng Phật giáo, nhìn hình nhỏ bên trên chúng ta cũng có thể nhận ra một số vị La hán, chẳng hạn Kỵ tượng và Kỵ lộc La hán, Khai tâm La hán, Phục hổ La hán, Thám thủ La hán, Kháng môn La hán, Bố đại La hán (có bụng phệ giống Phật Di lặc)... Nếu hình lớn nhìn rõ hơn chắc sẽ nhận ra được nhiều hơn. Ngoài ra theo Phật giáo Tiểu thừa (Phật giáo Nguyên thủy), thì A la hán, hay La hán, là quả vị cao nhất của của người tu tập theo hệ phái Tiểu thừa.


--> Read more..

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Cảm nhận Phật giáo - Bài 4 - Câu chuyện Tư tưởng...




Viết về sự hình thành Phật giáo, hình thành kinh sách, hay con đường phát triển của Phật giáo không khó, chỉ là sự sao chép những tư liệu lịch sử về đạo Phật, nhưng chạm đến "Tư tưởng Phật giáo" chẳng hạn, lại là một vấn đề khác đối với những người hiểu về Đạo Phật một cách khá lơ mơ như tôi, thật là quá khó, cho dù có thể kiếm ra rất nhiều sách vở Phật giáo dày cộp, do những bậc đạo sư tên tuổi trong và ngoài nước viết về vấn đề này. Đọc và hiểu chút ít nhiều khi tôi đã cảm thấy quá khó chứ chưa nói đến việc thấu hiểu, cho nên có đôi lúc rảnh rỗi, cái rảnh của một người... đã chạm đến ngưỡng cửa của... sự già, tôi cũng muốn lan man một vài điều...


Đôi khi tôi hay bắt gặp đây đó trong sách vở Phật giáo những câu hỏi, chẳng hạn "Đạo Phật có phải là một tôn giáo?", hoặc "Đạo Phật là một Chân lý hay là một triết lý?"... Những câu hỏi đại loại như thế, và nhiều khi câu trả lời làm cho người đọc không cảm thấy thỏa đáng... Tôi đọc được trong một quyển sách: -Từ điển Oxford ghi rằng: Tôn giáo là hệ thống của niềm tin và sự tôn thờ, là sự trực nhận của con người về năng lực chế ngự siêu nhiên, đặc biệt là, về một ngôi vị Thượng đế có quyền uy được tuân phục... Nếu hiểu theo cách định nghĩa này thì rõ ràng khởi thủy Đạo Phật không phải là một tôn giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải là kẻ tạo lập ra vũ trụ, ra muôn loài như Đức Chúa Trời của Thiên Chúa Giáo, hay đấng Phạm Thiên của Bà La Môn, hoặc đấng Alah của Đạo Hồi... Đức Phật đã từng nói: Ngươi hãy làm công việc của chính ngươi, Như Lai chỉ dạy con đường... Một câu nói khác của Đức Phật: Mỗi người là hải đảo của chính mình... Và như thế Đạo sẽ được hiểu theo đúng nghĩa ban đầu của từ ngữ, có nghĩa là con đường, và Phật là giác ngộ. Như vậy Đạo Phật là con đường đưa đến giác ngộ, con đường này như Đức Phật đã dạy, phải do chính những cá nhân thực hiện bằng kinh nghiệm chứng ngộ, một loại kinh nghiệm không ai có thể ban phát hoặc làm thay cho ai, và kinh nghiệm chứng ngộ này chính là lý tưởng của Đạo Phật...

Một câu nói khác của Đức Phật: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Câu nói này có thể hiểu, ngài đã đạt được Giác ngộ bằng kinh nghiệm chứng ngộ, và bằng kinh nghiệm chứng ngộ ấy, mọi người cũng sẽ đạt được như ngài...

Ngày nay như chúng ta đã thấy, không ai phủ nhận Phật giáo là một trong 3 tôn giáo lớn trên thế giới, với đầy đủ hệ thống của một giáo hội, bao gồm những giáo đoàn, những kinh sách, nơi thờ tự (chùa chiền), những nhà tu hành thực hành giáo luật, những tín đồ thành tâm cầu nguyện... Không ít kinh sách Phật giáo đã mô tả những cõi Cực lạc, vô biên, nơi đó cũng có một đấng Giáo chủ... ở một nơi chốn xa xăm nào đó, mà tín đồ muốn được đến đó phải chăm chỉ tụng niệm, khẩn cầu, năng cúng dường Tam bảo, làm công đức, ăn ở hiền lành... Đó là những tôn chỉ và niềm tin của một tôn giáo thật sự, như những tôn giáo khác, và niềm tin lơ lửng này đã biến Đạo Phật thành một tôn giáo mà mục tiêu lý tưởng nằm ở bên kia thế giới... Khác xa với lý tưởng ban đầu...

Nếu bây giờ có ai hỏi: Thế tôn giáo của Đức Phật Thích Ca là gì? Một câu hỏi không biết dễ hay khó trả lời? Rõ ràng "lý lịch trích ngang" của Đức Phật không thể ghi nơi mục Tôn giáo là Phật giáo, bởi vì Phật giáo chỉ khởi nguyên từ ngài, tôn giáo Đạo Phật đặt nền móng từ khi Đức Phật giác ngộ, giảng bài pháp đầu tiên là triết lý Tứ diệu đế (Khổ - Dukkha; Tập - Samudaya: nguồn gốc của khổ; Diệt - Nirodha: sự chấm dứt khổ; Đạo (Magga): con đường dẫn đến giải thoát), cho 5 người anh em đã bỏ ngài mà đi (nhóm Kiều Trần Như), và ngài đã thâu phục 5 người này là những đệ tử đầu tiên, hình thành nên cái nền móng cơ bản của Phật giáo là Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng). Tuy nhiên có lẽ ngay cả sau 49 năm tiếp theo khi ngài giảng pháp giữa tăng chúng, một giáo hội, hay một tôn giáo Phật giáo thực sự vẫn chưa ra đời. Trong kinh Mahàparinibbàna (Đại bát Niết bàn), Đức Phật đã dạy rằng ngài không bao giờ có ý nghĩ điều khiển đoàn thể Tăng già (Sangha), và ngài cũng không muốn đoàn thể này tùy thuộc vào ngài... Điều này cũng đã rõ, có lẽ phải sau khi Đức Phật nhập diệt một tôn giáo Phật giáo mới thực sự hình thành, bỏi những người về sau..., chúng ta cũng đừng quên rằng Đức Phật được sinh trưởng trong một hoàng tộc, giai cấp thống trị Bà La Môn thời bấy giờ, ngài được giáo dục từ nhỏ theo giáo nghĩa Bà La Môn, và luôn là người xuất sắc về mọi phương diện, năm 29 tuổi khi bỏ cung điện ra đi ngài xuất gia là một Sa môn (tu sĩ Bà La Môn), và ngay cả khi đã giác ngộ, tìm được con đường An lạc cho riêng mình, tuy cuối cùng ngài đã từ bỏ con đường tu tập khổ hạnh của một Sa môn, nhưng Đức Phật cũng chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ Bà La Môn... Vậy có thể nói tôn giáo của Đức Phật là Bà La Môn chăng?...


Những entry Cảm nhận Phật giáo (Bài 1 - đến bài 4), được tham khảo và ghi chép từ các sách:
- Thế giới Phật giáo Phương diện lịch sử văn hóa và minh triết - Tác giả Điền Đăng Nhiên, Dịch giả Thích Ngộ Thành, Nhà Xuất bản văn Hóa Sài Gòn in lần thứ nhất năm 2009.
- Lịch sử Phật giáo - Nguyễn Tuệ Chân biên dịch, Nhà Xuất bản Tôn giáo tái bản lần thứ nhất năm 2011.
- Lịch sử Phật giáo Trung quốc, nguyên tác Nhật ngữ nhiều tác giả, Pháp sư Thánh Nghiêm dịch Hán văn, Thích Tâm Trí dịch Việt văn, Nhà Xuất bản Phương Đông xuất bản năm 2010.
- Tinh hoa triết học Phật giáo, Tác giả Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch và chú, Nhà Xuất bản Phương Đông tái bản lần thứ 3 năm 2011, Hương Tích ấn hành.
- Tư tưởng Phật học, Tác giả Walpola Rahula, Việt dịch Thích Nữ Trí Hải, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh Saigon xuất bản năm 1974.
- Tìm hiểu Tôn giáo của Đạo Phật, Thích Tâm Thiện, Nhà Xuất bản TP Hồ chí Minh xuất bản năm 1999.
- Tìm hiểu ngôn ngữ kinh điển Phật giáo, Thích Tâm thiện, Nhà Xuất bản TP HỒ Chí Minh xuất bản năm 2000.
- Từ điển Phật học, Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu, Công ty Sách Thời Đại & Nhà Xuất Bản Thời Đại xuất bản năm 2010.
- Từ điển Phật học, Nguyên Hảo, Nhà Xuất bản Về Nguồn - Canada - Xuất bản lần thứ nhất năm 1999.


 
--> Read more..

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Cảm nhận Phật giáo. Bài 3.




Truyền bá Phật giáo:

Như chúng ta đã biết, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo khởi nguyên từ Ấn độ đã hơn 2500 năm nay, có điều lạ là chỉ tồn tại ở Ấn độ khoảng 1700 năm rồi tàn lụi, hiện nay Ấn độ có khoảng trên 80% số dân theo Ấn độ giáo (Hinduism). Tuy nhiên ngay từ rất sớm, Phật giáo đã vượt ra khỏi biên giới của một nước Ấn độ cổ đại du nhập vào một số nước trong khu vực, và phát triển khá rộng rãi ở Châu á như chúng ta đã thấy. Trong sách vở thường hay nhắc đến những từ "Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông", hay "Bắc truyền Phật giáo, Nam truyền Phật giáo". Bắc truyền hay Nam truyền, chính là hướng phát triển, truyền bá của Phật giáo Ấn độ sang các nước khác.

- Phật giáo Bắc truyền:

Theo sách vở chép lại, khoảng thế kỷ thứ 2 Trước công nguyên Phật giáo đã được truyền đi từ miền Bắc Ấn độ, sang khu vựa Tây vực Đại nguyệt thị quốc, rồi từ đó truyền vào Trung quốc khoảng thế kỷ thứ 1 Công nguyên, cũng có những sách vở chép Phật giáo được truyền vào Trung quốc sớm hơn nữa. Tại sao một đất nước có một nền văn hóa ghi chép như Trung quốc cũng không xác định được thời gian Phật giáo đã truyền vào, một trong những nguyên nhân chính là vào thời kỳ Ngụy Tấn (220-589) giữa Phật giáo và Đạo giáo đã diễn ra những cuộc tranh luận để tranh đoạt sự chính thống. Cả 2 bên đều đề cao địa vị tôn giáo của mình nên đã biên đạo ra nhiều truyền thuyết, thần thoại, các giáo đồ Phật giáo ra sức đẩy thời gian Phật giáo truyền vào Trung quốc sớm hơn thực tế, vì vậy thời gian Phật giáo truyền vào Trung quốc đã bị bao phủ một đám mây mù mông lung thần kỳ. Con đường Phật giáo truyền vào Trung quốc là con đường bộ giao thương buôn bán cổ đại, được gọi là Con đường tơ lụa.
Từ Trung quốc Phật giáo được truyền tiếp vào các nước lân cận, vào Việt nam từ khoảng thế kỷ thứ 2, vào Triều tiên, Nhật bản khoảng thế kỷ thứ 6, và vào Tây tạng (Tạng truyền), khoảng thế kỷ thứ 7. Phật giáo Bắc truyền chủ yếu bằng kinh điển Phạn ngữ, là ngôn ngữ cổ đại của Ấn độ được sử dụng chủ yếu trong tầng lớp quý tộc, được gọi là Phạn ngữ hệ Phật giáo, sau khi truyền vào Trung quốc phát triển thành hai hệ thống lớn là Hán ngữ hệ Phật giáo, và Tạng ngữ hệ Phật giáo. Hán ngữ hệ Phật giáo lưu truyền rộng rãi trong khu vực Hán tộc ở trung quốc, và các nước khác như Việt nam, Triều tiên, Nhật bản... Sử dụng Đại tạng kinh (chỉ toàn bộ kinh điển Phật giáo) bằng Hán tự. Tạng ngữ hệ Phật giáo chủ yếu lưu truyền ở các khu vực của dân tộc thiểu số Trung quốc như Tạng, Mông, Thổ, Khương... Mông Cổ, khu vực Siberia, Trung á...

- Phật giáo Nam truyền:

Phật giáo Ấn độ được truyền về hướng Nam khá sớm, khoảng thế kỷ thứ 3 Trước công nguyên Phật giáo đã được truyền đến đảo quốc phía Nam gần với đất nước Ấn độ cổ đại là Sri Lanka, từ Sri Lanka Phật giáo đã được truyền tiếp đến Thái lan cũng trong khoảng thế kỷ thứ 3 Trước công nguyên, đến Miến điện và Cambodia khoảng thế kỷ thứ 5, và Phật giáo từ Thái lan, Cambodia truyền vào Lào thời gian nào không được xác định. Hệ thống kinh điển của Nam truyền Phật giáo thuộc ngôn ngữ Pali, là ngôn ngữ cổ đại Ấn độ được sử dụng trong đại chúng, tương truyền khi còn tại thế Đức Phật đã thuyết giảng trước Tăng chúng bằng ngữ hệ Pali. Ngoài những nước kể trên, Phật giáo cũng truyền vào Mã lai khoảng thế kỷ thứ 8, Indonesia khoảng thế kỷ thứ 5, và cũng đã chiếm vị trí quan trọng, tuy nhiên tại các nước này Phật giáo mất dần ảnh hưởng, hiện nay tôn giáo chính của Mã lai và Indonesia là Hồi giáo.

Bắc truyền Phật giáo chủ yếu thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa, tuy nhiên khi truyền vào các quốc gia, đã kết hợp với hệ tư tưởng của các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa hình thành nên một bản sắc Phật giáo riêng biệt, chẳng hạn ở Trung quốc với Đạo giáo và Nho giáo, ở Nhật bản với Thần đạo, ở Việt nam với Đạo mẫu, hay tục Thờ cúng ông bà... Khi du nhập vào Trung quốc, Phật giáo đã tiếp thu và cũng hình thành nên những Tông phái Phật giáo, như Hoa nghiêm tông, Tam luận tông, Thiền tông, Chân ngôn tông, Thiên thai tông, Tịnh độ tông..., các Tông phái này cũng tiếp tục phát triển đến các nước chịu ảnh hưởng của Trung quốc, trong đó phổ biến Tịnh độ tông là tông phái thờ Phật A di đà là vị Giáo chủ cõi Tây phương cực lạc, lấy việc tụng niệm Phật A di đà làm phương tiện giải thoát.

Nam truyền Phật giáo tự xưng là "Nam truyền Thượng tọa bộ Phật giáo", thuộc hệ phái Tiểu thừa, hiện nay ở Sri Lanka Phật giáo được chia thành 3 phái chính là Xiêm la phái, Miến tộc phái, và Mãnh tộc phái, ở Miến điện chia thành 3 phái là Thiện pháp phái, Thụy cầm phái, và Môn phái, ở Thái lan, Cambodia và Lào được chia làm 2 phái là Pháp tương ưng bộ phái, và Đại bộ phái...

Trên đây là những nét cơ bản về sự hình thành của Phật giáo chủ yếu ở Châu á, hiện nay tại các nước Âu, Mỹ... Phật giáo đã bắt đầu đặt nền móng, bắt nguồn có lẽ từ những di dân đến từ các nước có nền văn hóa Phật giáo bấy lâu nay...



--> Read more..

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Cảm nhận Phật giáo. Bài 2.

Photobucket



Những lần kết tập: sự hình thành hệ thống kinh điển Phật giáo.

Khi Đức Phật còn tại thế thuyết giảng Pháp trước tăng chúng, vấn đề kinh sách không được đặt ra, bởi vì những gì ngài thuyết giảng bản thân đã là kinh sách. Chỉ sau khi ngài tịch diệt những đệ tử của ngài lúc bấy giờ mới nghĩ đến chuyện đem giáo pháp, những gì Phật đã thuyết giảng, chỉnh lý, xác nhận... hình thành nên kinh điển Phật giáo. Ban đầu khi còn tại thế, sự truyền thụ chỉ được ngài truyền tụng bằng miệng, tâm khẩu tương truyền, sau khi ngài tịch diệt không lâu, các đệ tử của ngài đã tập hợp nhau lại, khẩu tụng lại những gì Đức Phật đã thuyết, rồi do một số Thượng toạ tỳ kheo của ngài lúc bấy giờ ấn chứng, đó chính là sự "Kết tập", hình thành nên hệ thống Kinh tạng Phật giáo sau này. Trong lịch sử Phật giáo, những lần kết tập quan trọng như sau:

- Lần kết tập thứ nhất không lâu sau Đức Phật nhập diệt, tương truyền có khoảng 500 Thượng toạ tỳ kheo tham gia, do đại đệ tử của Đức Phật là Ma Ha Ca Diếp (Mahàkàsyapa), một đệ tử tương truyền đã được Đức Phật truyền tâm ấn chủ trì lần kết tập đầu tiên này ở hang Thất Diệp (Saptaparna Guhà) ngoài thành Vương Xá (Ràjagriha). Lần kết tập này Tăng chúng đã đem toàn bộ ngôn giáo mà Đức Phật đã thuyết giảng truyền lại cho đời sau. Một người em họ của Đức Phật là ngài A Nan Đà (Ànanda) được cho là người có trí nhớ rất tốt tụng lại toàn bộ những gì Phật đã thuyết (Kinh), và một đệ tử khác là ngài Ưu bà Ly (Upàli) tụng ra toàn bộ những nghi, qui giới (Luật) mà Đức Phật đã chế định cho đoàn tăng già khi ngài còn tại thế, hình thành Tạng kinh và luật của Phật giáo.

- Lần kết tập thứ nhì xảy ra sau khi Phật tịch diệt khoảng 100 năm, nguyên nhân do Tăng đoàn Phật giáo có cái nhìn về giới luật khác nhau dẫn đến việc tranh luận, lần kết tập này có số Tăng chúng tham gia là 700 người được tổ chức ở Tì Xá Li (Vaisàlì), cho nên còn được gọi là lần "kết tập 700", hay "Tì Xá Li kết tập". Sau lần kết tập thứ nhì, sự thống nhất của giáo đoàn Phật giáo đã bị chia rẽ thành "Thượng toạ bộ" và "Đại chúng bộ" như đã nói ở bài trước.

- Lần kết tập thứ ba được ghi nhận lại trong Phật điển Nam tông, diễn ra vào khoảng năm 235 sau khi Đức Phật nhập diệt, vào thời của vua A Dục (Ashoka) thuộc vương triều Khổng Tước Ấn Độ cổ đại. A Dục là một vị vua ban đầu rất tàn ác, đã phát động những cuộc chiến tranh lớn khi ông tại vị, sau bộ mặt tàn bạo của chiến tranh đã làm vua hối hận, vua quy y Phật giáo và giúp Phật giáo phát triển mạnh khi trị vì. Dưới sự ủng hộ của nhà vua 1000 tăng chúng được triệu tập dưới sự chủ trì của Mục Kiều Liên (Maudgalyàyana), tiến hành hội họp đọc tụng lạitừ đầu Tam tạng đạo Phật, chủ yếu là Tam tạng của Thượng toạ bộ và xác nhận lại. Sau lần kết tập này, vua A Dục sai các Tăng nhân, Đạo sư đi khắp nơi Ấn Độ, cũng như những khu vực chung quanh để truyền bá Phật giáo, gồm Sri Lanka, Miến Điện, một số quốc gia ở khu vực Trung Á, Tây Á, Phật giáo dần mở rộng ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới.

- Lần kết tập thứ tư xảy ra vào khoảng thời gian 400 năm sau khi Phật nhập diệt, vào khoảng thế kỷ thứ nhất Công nguyên thời kỳ thống trị của vua Ca Nhị Sắc Ca (Kanishka), vua Ca Nhị Sắc Ca là vị vua nổi tiếng về hộ trì Phật pháp sau vua A Dục trong lịch sử Ấn Độ. Vào thời thống trị của vua, Phật giáo phát triển không ngừng, sản sinh ra nhiều giáo phái. Nhà vua đã cho tiến hành lần kết tập kinh điển Phật giáo thứ tư tại Ca Thấp Di La (nay là dãy Kasmir), lần kết tập này do ngài Hiếp Tôn Giả (Parsva) chủ trì quy tụ hơn 500 Tăng chúng tham gia. Lần thứ tư này chủ yếu là kết tập về Luận tạng.

- Lần kết tập thứ năm diễn ra ở Miến Điện, vào năm 1857, dưới sự chủ trì của vua Minh Đốn thuộc vương triều Cống Bảng, quy tụ hơn 2000 vị tăng thượng toạ, cử hành tại thủ đô Manđalay lúc bấy giờ, lần kết tập này  lấy Luật tạng làm trung tâm, tiến hành khảo cứu và hiệu đính lại bằng tiếng Pàli, trải qua năm tháng mới hoàn thành. Kinh văn của lần kết tập này được khắc lên 729 miếng đá hình vuông, toàn bộ văn bia này hiện nay được lưu trữ tại viện bảo tàng của thành phố Manđalay.

- Lần kết tập thứ sáu cũng diễn ra tại Miến Điện vào năm 1954 - 1956, được chính phủ liên bang Miến Điện phát động nhân kỷ niệm 2500 năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Địa điểm kết tập ở ngọn núi ngoại ô phía Bắc cách thành phố Ngưỡng Quang 5 cây số, tham gia có 2500 tỳ kheo Thượng toạ của các nước Miến Điện, Cambodia, Sri Lanka, Ấn Độ, Népal, Thái Lan... Đại tạng của lần kết tập này trở nên "Đại tạng kinh" bằng chữ Pàli hoàn thiện nhất cho đến hiện nay...

Qua những lần Kết tập kể trên, cùng với sự chuyển thể từ kinh điển tiếng Phạn, tiếng Pàli sang tiếng Trung Hoa, và sau đó đã được dịch ra nhiều tiếng các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam, hệ thống kinh điển Phật giáo đã được hoàn thiện, và là bộ kinh sách tôn giáo đồ sộ nhất,  như chúng ta thấy ngày nay.
--> Read more..

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Cảm nhận Phật giáo.

Photobucket



Cùng với Thiên chúa giáo và Hồi giáo, Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, với rất nhiều tín đồ ở khắp mọi nơi. Tôi không phải là Phật tử, nhưng nói theo ngôn ngữ nhà Phật có được cái "cơ duyên" làm quen với sách vở Phật giáo mấy mươi năm nay, trước năm 1975 ở những nơi xa, có khi là một vùng núi heo hút trong một làng Thượng, một vùng biển nắng cháy duyên hải miền Trung, hay một thị xã cao nguyên êm ả... luôn luôn trong ba lô của tôi có vài quyển sách Phật giáo xuất bản thời bấy giờ, Đức Phật và Phật Pháp, Cốt tuỷ của đạo Phật, Thiền luận, Vô môn quan, hay Góp nhặt cát đá... Và sau này, cho đến tận bây giờ tôi vẫn tìm đọc những quyển sách của nhà Phật...

Đúng là phải nói ngay, sách về Phật giáo rất nhiều, nhưng không dễ tìm loại sách viết thích hợp cho bản thân mình (tôi không dám nói sách hay hoặc dở, chỉ dám nói sách thích hợp với "ý thích" của mình), trong "rừng sách" viết về Phật giáo bây giờ ở các nhà sách, thỉnh thoảng tôi cũng tìm được một quyển sách, có khi đã cũ nơi những tiệm bán sách cũ, hay một quyển sách mới xuất bản, và thật thích thú khi bắt gặp những quyển sách mà mình thích, không riêng gì sách về Phật giáo... Trong tất cả những tôn giáo lớn, có lẽ Phật giáo là một tôn giáo có nhiều kinh điển nhất, nói chung kinh sách của Phật giáo được gọi là "Tạng" (pitaka), bao gồm 3 tạng, Kinh tạng (Sùtra pitaka), Luật tạng (Vinaya pitaka), Luận tạng (Abhidama pitaka), và Phật giáo có hàng ngàn bộ "Tạng" như thế... Điều này cùng với những hệ phái, tông phái... Phật giáo ở các nước, tạo nên một thế giới Phật giáo vô cùng phong phú, nhưng cũng rất phức tạp cho những ai không quen tìm hiểu, ngay cả với những Phật tử hay đi lễ chùa, tụng niệm... có khi cũng không rõ lắm về tôn giáo mà mình đang theo... Có lẽ tôi sẽ thử sắp xếp, cô đọng đến mức có thể, dựa trên những sách vở, tài liệu có được, thử viết một vài entry, theo cái hiểu biết sơ đẳng của mình, để chia sẻ với các bạn về một vài cảm nhận Phật giáo...

Lịch sử Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo do đấng Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni, dịch nghĩa là Trí giả trầm lặng của dòng Thích Ca) (566-480 TCN) sáng lập, tên thế tục của ngài là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddharttha gautama), cha của ngài là quốc vương Tịnh Phạn (Suddhodana) của nước Ca Tì La Vệ (Kapilavatthu), mẹ là hoàng hậu Ma Gia (Mahàmàyà). Phật giáo là một tôn giáo khởi nguyên không hề không hề mang tính cách tôn giáo, là một tôn giáo phi truyền thống, không giáo điều, không Thượng đế, không có ai ngự trị trong cái gọi là định mệnh của mỗi con người... Khởi thuỷ, trong quan điểm của đạo Phật, không ai khác hơn là chính mỗi cá thể, chính mỗi con người phải chịu trách nhiệm về những hệ quả tất yếu của tư duy và hành động của bản thân, như Đức Phật đã nói: Mỗi người là hải đảo của chính mình.

Năm 29 tuổi Tất Đạt Đa từ bỏ kinh thành để bước vào con đường cầu Đạo, sau sáu năm khổ hạnh, cuối cùng ngài ngộ đạo trở thành đấng Giác ngộ. Sau khi đấng Thích Ca Mâu Ni thành Phật ngài đến vườn Lộc Uyển (Sarnàth) nơi thành Ba La Nại (Vàrànasì), tuyên giảng đạo lý cho năm người đã từng theo ngài là nhóm Kiều Trần Như, đây là những người đầu tiên xuất gia thành đệ tử của Đức Phật, cấu thành 3 yếu tố cơ bản của Phật giáo là Phật - Pháp - Tăng. Tiếp theo đó Đức Phật đã tiếp tục thuyết giảng trong 49 năm trước tăng chúng, cho đến khi ngài tịch diệt vào năm 80 tuổi, hình thành những bước cơ bản đầu tiên của Phật giáo.

- Thời kỳ phân chia:

Trong khoảng 100 năm sau khi Phật diệt độ, số lượng đồ chúng lúc bấy giờ còn tương đối ít, phạm vi truyền bá hạn hẹp nên sự mâu thuẫn trong hàng đệ tử của Phật chưa xảy ra. Sau 100 năm giáo đoàn Phật giáo bắt đầu nảy sinh sự chia rẽ, bước vào thời kỳ "Bộ phái Phật giáo". Theo ghi chép trong sử liệu Phật giáo, 2 phái lớn xuất hiện trước nhất là "Thượng toạ bộ" và "Đại chúng bộ". Gọi là Thượng toạ bộ vì các nhân vật đại diện cho bộ phái này đa số là các tỳ kheo thượng toạ trưởng lão, và số còn lại thuộc về tăng chúng nên được gọi là Đại chúng bộ. Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ đều tin thờ chung đối với giáo nghĩa cơ bản của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên. Nhưng một số vấn đề khác lại có sự khác biệt lớn, chẳng hạn Thượng toạ bộ cho rằng pháp thể tồn tại vĩnh hằng, vì thế chủ trương tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) là thực có. trong khi Đại chúng bộ nặng về thuyết "Không", mang thái độ phủ định đối với tính vật chất của thế giới khách quan.

Theo sự lưu truyền ngày càng rộng rãi của Phật giáo, sự chia rẽ và mâu thuẫn trong giáo đoàn cũng ngày càng lớn. Trong khoảng thời gian từ 100 đến 400 năm sau khi Phật tịch diệt, Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ không ngừng xảy ra chia rẽ, trước sau chia thành 18 bộ phái hoặc 20 bộ phái...

- Phật giáo Đại Thừa (Mahàyàna) và Phật giáo Tiểu thừa (Hìnayàna, Theravàda):

Tiếp xúc với Phật giáo, chúng ta thường hay được nghe nói đến hai từ ngữ quen thuộc là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, và thế nào là Đại thừa và thế nào làTiểu thừa? Từ "Thừa" là dịch nghĩa của Phạn văn Yana, có nghĩa là "Cỗ xe", "Phương tiện chuyên chở", "Con đường". Vào khoảng Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, cho đến thế kỷ thứ nhất công nguyên, Phật giáo Ấn Độ hình thành một số tư tưởng, học thuyết, và các giáo phái mới. Hệ phái này tự xưng là "Đại thừa", mục đích là Phổ độ chúng sinh, giáo nghĩa của hệ phái Đại thừa ví như một chiếc thuyền hay một cỗ xe lớn, có thể chuyên chở được vô số chúng sinh từ bờ sinh tử bên này sang đến thế giới Niết bàn giải thoát ở bờ bên kia, thành tựu quả vị Phật. Hệ phái này xem Phật giáo nguyên thủy vốn có, và các giáo phái Phật giáo khác liệt đồng loạt vào hàng Tiểu thừa. Nhưng với cách gọi như thế bản thân các giáo phái được liệt vào hàng Tiểu thừa đều không chấp nhận. Ở Miến Điện, Sri Lanka, Thái Lan... Phật giáo đều tự xưng là "Nam truyền Thượng tọa bộ Phật giáo" từ trước đến nay...

Sự khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa gồm nhiều phương diện, chẳng hạn về cách nhìn nhận đối với Phật Thích ca Mâu Ni. Phật giáo Đại thừa xem ngài như một vị thần có uy lực quảng đại, pháp lực vô biên, toàn trí toàn năng, và tin rằng ngoài đức Thích Ca Mâu Ni thì ở Tam thế (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai), và ở Thập phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Bốn bên, Trên và Dưới) có vô số vị Phật. Phật giáo Tiểu thừa xem Đấng Thích Ca như một vị Giáo chủ, một Đạo sư, là người đã đạt đến Giác ngộ triệt để. Ngoài ra, về mặt tu hành, Phật giáo Đại thừa lấy việc "Phổ độ chúng sinh" làm tôn chỉ tu hành, và lấy việc thành Phật làm mục tiêu tối cao. Còn Phật giáo Tiểu thừa coi việc đắc quả A la hán là mục tiêu tối thượng...

Sau này Phật giáo Tiểu thừa được gọi là Phật giáo nguyên thuỷ, và Phật giáo Đại thừa được gọi là Phật giáo phát triển, nhưng từ Đại thừa và Tiểu thừa lại hay được dùng và phổ biến hơn với mọi người.

Trên đây là những nét sơ khai cơ bản của thời kỳ đầu Phật giáo, trong khoảng 500 năm từ khi Đức Phật đản sinh, đắc đạo và nhập diệt, chủ yếu Phật giáo lúc bấy giờ chưa hoàn thiện về hệ thống, và cũng chưa phát triển rộng ra khỏi biên giới của một nước Ấn Độ cổ đại như ngày nay...


--> Read more..

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Ngày tháng.

Photobucket
Đi.

Photobucket
Và về.

Photobucket
Ngày hè.

Photobucket
Nhà và xe (có... hồ bơi trong sân vườn).

Photobucket
Nhà và ghe (Biệt thự đất rộng có sẵn phương tiện... chèo chống!).

Photobucket
Chú gà trống choai tuy có hơi... già.


Hai hôm trước tôi có dịp về một vùng quê Nam bộ, một vùng đất nghèo tại Bến Tre, vài hình ảnh chụp tình cờ "dọc đường gió bụi"...
--> Read more..

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Dalat, một cái nhìn.

Photobucket
Cafe Thanh Thuỷ nhìn qua một bụi hồng.

Photobucket
Cafe Thuỷ Tạ buổi sớm mai.

Photobucket
Hồ Xuân Hương.

Photobucket
Dalat... nhấp nhô nhà cửa.

Photobucket
Một con dốc của Dalat phố núi.

Photobucket
Tháp chuông nhà thờ Con Gà.

Photobucket
Tượng Quán Thế Âm ở chùa Linh Phước (chùa Ve chai).

Photobucket
Hoa bất tử.

Photobucket
Cô bán dâu với mái tóc "hai lai".

Photobucket
Sầu riêng.

Photobucket

Photobucket
Artichaut và bắp cải tím.

Photobucket
Rau củ quả Dalat.

Photobucket

Photobucket

Photobucket



Dalat chắc ai cũng biết, do người Pháp xây dựng, trước năm 1975 là một nơi có phong cảnh, khí hậu, những công trình kiến trúc phương Tây đẹp vào bậc nhất miền Nam, cùng một nếp sống văn hoá với những trường học, học viện dân sự lẫn quân sự danh tiếng, tuyến đường sắt răng cưa từ Dalat đi Phan Rang, nay chỉ còn là dĩ vãng, là một trong hai tuyến đường sắt trên thế giới do người Pháp xây dựng.
Phố núi Dalat, cùng với Pleiku, Kontum, Buôn Mê Thuột... trong tôi là những mặt hồ lãng đãng sương mù, những đỉnh núi đầy mây, và những quán cafe lang thang buổi tối... Vài hình ảnh của một thành phố một thời vang bóng...
--> Read more..

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Nước Mỹ.

Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học gây chấn động nước Mỹ:

“Các em chẳng có gì đặc biệt”

TT - Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.

Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Wellesley là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer.

Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

Được chăm bẵm quá mức

Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ.

Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”.

Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.

McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.

Hạnh phúc không tự tìm đến

McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”.

Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em.

Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.

Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.

Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng

McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.

  Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn - Ảnh: The Swellesley Report. 


Bài đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm nay (Thứ Ba 12-6-2012), về phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ). Ngày hôm qua báo đăng tin về Kết quả khảo sát trình độ giáo viên tiếng Anh tại VN, nhiều địa phương chỉ có 10% đạt chuẩn, thậm chí còn ít hơn nữa, và trên báo chí VN mấy hôm trước có đưa lên tin quay cóp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Bắc Giang. Những tin tức cho những ai quan tâm đến giáo dục.
 
--> Read more..

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Tam Tạng.

Huyền Trang trên đường thỉnh kinh - Ảnh Internet.


Nhà sư Huyền Trang họ Trần (600-664), sống vào thời nhà Đường Trung quốc, xuất gia vào năm 12 tuổi (cũng có sách chép 15 tuổi), đọc thông thạo kinh sách nhà Phật, vì nhận thấy kinh sách Phật giáo lúc bấy giờ có nhiều điểm mâu thuẫn, khiến người đọc khó hiểu nên muốn đích thân đi Ấn Độ học tập, thỉnh kinh, sư khởi hành vào đời vua Đường Thái Tông (năm 629) lên đường đi Tây phương cầu pháp.

Ở vào thời ấy việc đi lại rất khó khăn, trải qua bao gian nan nguy hiểm sư tới được thành Vương Xá (Rajagrpha) nằm cạnh sông Hằng (Ganga) kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một vương quốc ở phía bắc Ấn Độ. Sư vào học ở Na Lan Đà (Nalanda), một viện Phật học danh tiếng thời bấy giờ, trong khoảng 5 năm học hỏi, sư đạt được nhiều thành tựu ưu việt. Sau 5 năm theo học, Huyền Trang bắt đầu ra ngoài tuần du, đi khắp cả đất nước Ấn Độ. Tiếp theo 4 năm học vấn của sư cơ bản đã hoàn thành, sư quay trở lại tự viện Na Lan Đà, theo lời mời của ngài Giới Hiền (silabhadra), một Luận sư, danh tăng dạy học ở tự viện Na Lan Đà, sư giảng giải các kinh điển Đại thừa, danh tiếng chỉ sau ngài Giới Hiền.

Vào năm 645, năm thứ 19 niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, Huyền Trang trở về Trung quốc mang theo 520 rương, 657 bộ kinh Phật Đại, Tiểu thừa, cùng các thư tịch, Phật tượng ông đã thu thập được. Sau khi về nước sư ở chùa Hoằng Phúc, chùa Đại Từ Ân ở Trường An, tổ chức việc dịch kinh sách. Trước sau sư dịch được 73 bộ, hơn 1330 quyển Kinh, Luật, Luận của cả Đại và Tiểu thừa. Nơi phiên dịch do ông chủ trì, tụ tập hơn 20 danh tăng các nơi đảm trách. Ông còn viết bộ "Đại Đường Tây Vực ký" gồm 12 quyển, ghi lại phong thổ, địa lý, con người... của 110 quốc gia mà ông đã đi qua thời bấy giờ, và 28 quốc gia mà ông đã được nghe kể...

Nhà sư Trần Huyền Trang cũng còn được gọi là Đường tăng, Tam Tạng, bộ truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân viết vào thế kỷ thứ XVI đã thần thoại hoá việc đi thỉnh kinh của sư, cùng với các nhân vật Tôn Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng... đã trở thành một trong những quyển sách kinh điển của nền học thuật Trung quốc. Tên Đường tăng thì ai cũng biết, bởi sư sinh ra và đi thỉnh kinh vào đời nhà Đường, nhưng còn tên Tam Tạng? Theo hệ thống kinh điển Phật giáo "Tam tạng" là để chỉ ba tạng kinh sách của Phật giáo, đó là Kinh tạng (Sùtra pitaka), Luật tạng (Vinaya pitaka), và Luận tạng (Abhidama pitaka). Huyền Trang là người thông hiểu cả ba tạng kinh sách Phật giáo, cho nên người đời đã gọi sư là Tam Tạng.
--> Read more..

TT - Nhiều địa phương vừa khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên. Kết quả cho thấy số giáo viên đạt chuẩn thấp đến mức khó hình dung. Nguyên nhân của thực trạng thật sự rất đáng lo ngại này?

--> Read more..

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Tượng Phật tại Thailand.


Tượng Phật tại chùa Phật ngọc Hoàng cung Thailand.


Photobucket

Photobucket

Photobucket
Bức tượng đuợc người dân dán lên những miếng vàng dát rất mỏng bán sẵn.

Photobucket

Photobucket



Tượng Phật tại chùa Phật vàng.

Photobucket

Photobucket
Tượng Phật bằng vàng khối nặng 5,5 tấn.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Một tượng khá lạ, có lẽ là Bồ tát Di lặc.



Vương quốc Thailand là một đất nuớc quân chủ lập hiến, đứng  đầu là nhà vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, với 513.000km2, dân số khoảng 64 triệu người, hơn 95% người Thái theo đạo Phật, là một quốc gia có số người theo Phật giáo đông nhất trên thế giới nếu tính theo tỷ lệ dân số. Đến Thailand tour du lịch đưa đi thăm 2 ngôi chùa tại Bangkok du khách hay ghé, đó là chùa Phật ngọc nằm trong quần thể kiến trúc của Hoàng cung Thailand, và chùa Phật vàng (Wat Traimit) nổi tiếng, nơi có một bức tượng bằng vàng khối nặng 5,5 tấn cao 3m, được xác định làm trong thế kỷ XIII - XV.

Những tượng Phật tôi đã chụp tại 2 ngôi chùa kể trên thể hiện rõ đặc tính của nền nghệ thuật tượng Phật giáo tại Thailand, một nền nghệ thuật bắt nguồn từ vương triều Tố Khả Thái khoảng giữa thế kỷ XIII. Vua Lan Ma Cam Hưởng năm thứ 3 của vương triều Tố Khả Thái, cho người mời tăng lữ Phật giáo Srilanka đến Thailand truyền bá Phật giáo Thượng toạ bộ (Tiểu thừa). Dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của ông, Phật giáo hệ thống Thượng toạ bộ mau chóng được truyền bá rộng rãi, dần loại bỏ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa ban đầu. Về sau hệ thống Phật giáo Thượng toạ bộ vẫn giữ địa vị chủ đạo không có gì thay đổi.

Đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật tạo tượng Phật thời kỳ vương triều Tố Khả Thái, là kế thừa nền tảng phong cách nghệ thuật thời vương triều Kiệp Đa (Ấn Độ cổ), như chúng ta thấy trên hình: Tóc xoăn, gương mặt hình trái xoan, mũi thẳng vuông, hai chân mày cong tiếp giáp sống mũi, vai rộng eo nhỏ. Đối với tượng Phật "Kinh hành" có dáng đứng, đó là tượng Phật đang bước đi, nhìn kỹ các bạn sẽ thấy một bàn chân tiếp đất, bàn chân bên trái nhón gót đang bước đi. Để ý các bạn cũng sẽ thấy nhóm tượng Phật tôi chụp ở chùa Phật ngọc ở Hoàng cung Thailand chủ yếu là tượng Phật Thích ca mâu ni (hệ phái Tiểu thừa), với tư thế ngồi kiết già, 2 tay đặt trước bụng, còn tượng Phật tôi chụp ở chùa Phật vàng chủ yếu là tượng Phật A di đà, với tư thế kiết già một tay đặt trước bụng một tay đặt trên đầu gối (hệ phái Đại thừa, ở ngôi chùa này có rất nhiều người Thái gốc Hoa buôn bán những hàng lưu niệm). Đặc biệt hình chụp cuối cùng một pho tượng có khuôn mặt đầy đặn, thoáng vẻ tươi cười, thân mình mập mạp, bụng phệ, có lẽ đây là tượng Phật Di lặc, được đúc theo phong cách tạc tượng Thailand...

      
--> Read more..

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cảm nhận Thailand.

Photobucket
Máy bay Air Bus 340 của hãng hàng không Turkish Ailines (Thổ Nhĩ Kỳ).

Photobucket
Thảm hoa lan tại phi trường Bangkog.

Photobucket
Tượng thần tại phi trường Bangkok, một đỏ, một xanh.

Photobucket

Photobucket
Cô gái Thailand đón du khách ở cửa xe bus tại phi trường.

Photobucket
Tượng Phật trong sảnh của khách sạn ở Bangkok.

Photobucket
Miếu thờ ở một góc sân khách sạn.

Photobucket
Trên đường cao tốc đi Pattaya.

Photobucket
Xe bus chở du khách nhiều màu sắc.

Photobucket
Toà nhà trên 80 tầng tại Bangkok (cao nhất Thailand).

Photobucket
Một cột điện thoại công cộng tại Bangkok trông cũng "cùi bắp" như ai!

Photobucket
Bán cào cào, dế... chiên dòn trên vỉa hè Bangkok.

Photobucket
Giống cá viên chiên bán tại vỉa hè.

Photobucket
Thịt nướng.

Photobucket
Xe ôm tại Bangkok, trông có vẻ nghiêm túc.

Photobucket
Đạp xe đi bán mật ong, có cả tổ ong, hình ảnh giống tại Saigon.

Photobucket
Vé số chiều sổ, thực ra nghe nói cả nước Thailand một tháng mới có sổ xố một lần.

Photobucket
Một người hành khất với chiếc kèn.

Photobucket
Dây điện giăng trên đường phố Bangkok.

Photobucket
"Bàn Thiên" tại Thailand.

Photobucket
Xe Taxi và xe Tuk Tuk tại Bangkok.

Photobucket
Hình ảnh nhà vua Thailand rất hay bắt gặp trên đường phố.

Photobucket
Đường "tầng" tại Bangkok.

Photobucket
Xe gắn máy len lỏi giữa dòng xe ô tô.

Photobucket
Quần thể kiến trúc Hoàng cung và chùa Phật ngọc tại Bangkok.

Photobucket
Đội quân danh dự tại Hoàng cung Thailand.

Photobucket
Nơi thờ cúng ngoài trời tại chùa Phật ngọc.

Photobucket
Tượng Phật tại chùa Phật vàng.

Photobucket
Tôi và cu cậu con trai tại chùa Phật ngọc.


Mùa hè này tôi có chuyến đi chơi Thailand 5 ngày cùng gia đình, có lẽ đã có rất nhiều bạn đến Thailand, bây giờ đi du lịch nước ngoài cũng không còn khó khăn nữa, nhất là những nước Đông Nam Á như Cambodia, Thailand Singapore... Thời gian không nhiều và chuyến đi theo một tour du lịch nên cũng chỉ biết được vài nơi tour đưa mình đến, nhưng cũng đủ để có khá nhiều hình ảnh về một đất nước Thailand hiếu khách, và một "Cảm nhận Thailand"...

Tôi đã đi và về từ sân bay Tân Sơn Nhất, trên chuyến bay của hãng hàng không Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ), chứ không phải của Air VN hay Thailand, chuyến bay vậy mà dễ chịu, máy bay Air Bus 340 hiện đại, tiếp viên chuyên nghiệp, và đúng giờ đến từng phút. Từ Saigon đến Bangkok bay khoảng 1 tiếng 10 phút, bằng thời gian từ Saigon đi Huế, máy bay cất cánh, ổn định cao độ là tiếp viên dọn cho khách bánh và thức uống, điều này chuyến bay trong nước không thấy có, và khi họ dọn dẹp ly tách là máy bay chuẩn bị hạ cao độ để hạ cánh, thật dễ chịu...

Phi trường Bangkok lớn hơn phi trường Tân Sơn Nhất, với những băng chuyền dành cho người đi bộ, bên cạnh có những thảm hoa lan, những người Thái hướng dẫn tại phi trường rất nhã nhặn, lịch sự, và những cô gái Thái làm nhiệm vụ sẵn sàng nở nụ cười với bạn cùng cái chắp tay vái chào truyền thống, điều này luôn làm du khách hài lòng. Khi leo lên xe bus để về khách sạn có một cô gái Thailand đứng ở cửa xe chắp tay cúi chào, và choàng cho du khách một dây kết bằng những bông hoa vạn thọ và hoa nhài, là 2 loại hoa phổ biến nơi những chùa Thailand, mục đích của họ là chụp hình, sáng hôm sau họ sẽ đến khách sạn bày ra những tấm hình của bạn, được cài trong một tấm thiệp giấy, hay một khung ảnh... một tấm như vậy giá 100 bạt tiền Thái (70.000 đồng VN theo thời giá), họ không tìm du khách để đưa hình, họ chỉ bày ra trước khách sạn, ai lấy thì trả tiền, không chèo kéo..., và gần như ai cũng lấy tấm hình của mình...

Cảm nhận cho bất kỳ du khách nào đến từ VN là đường phố nhiều tầng tại Bangkok, 3 - 4 tầng, và xe cộ chạy trên đường phía bên trái, như tại Anh, Úc... Nhà cao tầng của họ cũng khá nhiều, và trên đường phố Bangkok xe ô tô giống như xe máy tại VN và ngược lại, trên đường không có tuyến dành cho xe gắn máy, những chiếc xe gắn máy ít ỏi len lỏi giữa dòng xe hơi, nhưng suốt mấy ngày tại Thailand phải di chuyển suốt ngày trên xe bus tôi lại không thấy tai nạn xe cộ, có lẽ người dân của họ khá tuân thủ luật giao thông, cũng rất ít thấy cảnh sát giao thông trên đường phố, nghe nói nếu phạm lỗi bị phạt người ta cũng dễ dàng "được cho qua" với một vài trăm bạt, cũng tương tự như ở Cambodia hay VN... Phương tiện chuyên chở công cộng của người Thái là xe Taxi, xe điện, Tuk Tuk, xe ôm... Ở VN cũng hay nghe nói nạn kẹt xe tại Thailand tuy đường xá của họ hiện đại như thế, nhưng mấy ngày ở Thái tôi không nhìn thấy cảnh này...

Thailand là một đất nước theo Phật giáo hệ phái Tiểu thừa như Miến Điện, Cambodia hay Lào..., và những ngôi chùa dòng Tiểu thừa chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng cũng dễ dàng nhận thấy nơi những cơ sở làm ăn của người Thái gốc Hoa như khách sạn, nhà hàng, cửa tiệm họ cũng bày bàn thờ Thần tài dưới đất, đến phi trường Thailand đã thấy tượng thần màu xanh, đỏ sừng sững, không rõ thần gì, và đâu đâu cũng có tượng thờ Phật, trong khách sạn, nhà hàng, những tượng Phật rất lớn như tượng Phật ở chùa, ngoài sân họ cũng có "Bàn Thiên" kiểu dáng tương tự như bên Cambodia, khá cầu kỳ và đẹp chứ không đơn giản như bàn Thiên tại VN. Tuy nhiên những nhà sư áo vàng dòng Tiểu thừa cũng ít thấy trên đường phố...

Tôi cũng có một buổi chiều, tối lang thang tại Bangkok, thủ đô của Thailand, và Pattaya, một thành phố biển ăn chơi cách Bangkok khoảng 150km. Đường phố của họ cũng có những cảnh buôn bán vỉa hè, quần áo, hàng ăn..., cả người ăn xin, nhưng trông họ có vẻ trật tự trong buôn bán, ngoài tiền bạt Thailand thì các loại tiền khác bị cấm triệt để tại Thailand, đến Cambodia du khách VN có thể trả tiền Việt, tiền Thái, Đô la Mỹ..., nhưng ở Thailand chỉ nhận tiền Thái, không nhận các loại ngoại tệ khác, họ cũng nói thách, nhưng chỉ "chút đỉnh", trả giá bớt khoảng tối đa 30% là họ bán, chứ không đến nỗi nói trên trời dưới đất, tuy Hướng dẫn viên du lịch luôn nhắc nhở du khách chuyện giá cả khi mua sắm, nhưng nói chung người dân Thái trong suốt chuyến du lịch tôi gặp khá hiền hoà, họ tuyệt đối không chèo kéo du khách, trả giá không mua họ cũng không có thái độ nặng nề, 12 giờ đêm 6 người gọi một chiếc xe Tuk Tuk về khách sạn cách khoảng 2 cây số, tài xế nói 50 bạt (35.000 đ VN), nhớ lời HDV du lịch phải nói rõ với tài xế là tiền bạt chứ không phải đô la, và 50 bạt là cho 6 người chứ không phải mỗi người 50 bạt, tài xế OK rối rít, và quả thật về tới khách sạn họ chỉ lấy 50 bạt cho 6 người...

Ngoài những nơi du lịch tour đưa đến, cảnh tại Thailand cũng tương tự như Cambodia hay VN, người dân khá hiền hoà, có điều hơi lạ, Phật giáo là quốc giáo với đại đa số người dân thờ Phật, nhưng kỹ nghệ tình dục, ăn chơi tại Thailand cũng có hạng, tuy nhiên những nơi này nghe nói chỉ dành cho du khách, cấm người Tháí đến, tại Bangkok cũng như Pattaya có những phố đèn màu, những Show sexy từ "nhẹ" đến "nặng", và tiếp theo là "hơn thế nữa", với đủ mọi sắc tộc, chủng tộc, Âu, Á..., cũng có một Show "phổ thông" mà tour đưa du khách đến xem, do những người chuyển đổi giới tính biểu diễn, tôi sẽ đưa hình họ lên ở mục Photos, nhìn xa họ rất đẹp, nghe nói họ phải phẫu thuật khá nhiều lần để có được một thân hình "người mẫu" như thế, nhưng những "cô gái chân dài" (họ rất cao) này giống như pho tượng hơn là người thật...

Những ngày ở Thailand ngoại trừ việc mùa này khá oi bức, khí hậu còn nóng hơn Saigon, nhưng đời sống của họ khá dễ chịu, giá cả không đắt hơn VN, thậm chí tôi thấy nhiều thứ còn rẻ hơn, chẳng hạn như quần áo, trái cây... Và có một điều này người Thailand và Cambodia giống nhau, không phải là chuyện Tôn giáo thờ Phật, là các điểm du lịch  như quần thể kiến trúc Hoàng cung, chùa Phật ngọc... chỉ bán vé đối với du khách ngoại quốc đến thăm, còn người dân của họ vào cửa tự do, nghe HDV du lịch nói đấy là di sản của tổ tiên họ để lại thì người dân họ có quyền được hưởng...

Saigon tháng 6/2012.
--> Read more..