PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Euro 2012.

Ảnh trên mạng.

Trước khi tuyển Pháp bước vào Euro 2012, chủ tịch LĐBĐ Pháp Noel Le Graet tuyên bố sẽ thưởng cho mỗi cầu thủ 100.000 euro nếu vào đến tứ kết, 50.000 euro nữa nếu vào bán kết, thêm 70.000 euro nếu vào chung kết và 100.000 euro nếu đoạt chức vô địch. Tổng cộng mỗi cầu thủ Pháp sẽ nhận 320.000 euro nếu đăng quang.

Nhưng khi đã bị loại ở tứ kết, họ có xứng đáng nhận được tiền thưởng này không? Hervé Gattegno, tổng biên tập báo Le Point, cho rằng các tuyển thủ Pháp không đáng được hưởng tiền thưởng sau những gì họ đã thể hiện ở trận tứ kết.

Ông Gattegno lý giải: “Không nên lẫn lộn đội tuyển Pháp và nước Pháp. Ai đó có thể vui sướng với những thành tích của các cầu thủ, hay ai đó cũng có thể thấy họ là đáng phàn nàn, nhưng chẳng phải là toàn thể nước Pháp đều vui mừng hay tủi hổ. Các cầu thủ mặc những cái áo màu xanh da trời bởi vì họ được trả lương để làm như thế. Sự nổi tiếng đem đến cho họ những trách nhiệm nhưng không đem lại cho họ tính đại diện. Vì vậy, lương tri dạy cho chúng ta không nên xem họ như những anh hùng khi họ chiến thắng, cũng như không nên xem những thất bại của họ như những nỗi nhục nhã. Cách ứng xử của họ là đáng xấu hổ, nhưng đó chỉ là của riêng họ mà thôi”.

Khi được hỏi về sự giận dữ của những người Pháp yêu bóng đá, ông Gattegno nói: “Các cầu thủ của chúng ta thường là những đứa trẻ ngạo mạn và ít được giáo dục, một số lại thất học nên tiền bạc là giá trị duy nhất của họ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của liên đoàn hay của các CLB thường nuông chiều những đòi hỏi bất thường, đỏng đảnh của họ. Thái độ chê trách mà người ta dành cho họ đâu phải mới hôm nay. Thực tế là CĐV của chúng ta đã chấp nhận khi họ lập thành tích bằng tay (ý nói chơi xấu) nhưng lại không chấp nhận khi họ bị loại vì chơi bóng bằng... chân”.

Nhớ lại năm 1998 khi tuyển Pháp giành chức vô địch World Cup, các cầu thủ đã được tán tụng đến tận mây xanh, ông Hervé Gattegno nhận định: “Thần tượng không phải là tấm gương sáng vì những gì họ làm trên sân cỏ có thể là rất đáng nể, nhưng lại không phải là những gì họ làm trong cuộc sống. Dù ai nói gì nhưng theo tôi, đội tuyển Pháp năm 1998 không đại diện cho nước Pháp. Zidane không hề là một mẫu mực về sự trong sạch. Anh ta là một cầu thủ giỏi nhưng người ta vẫn thấy anh ta gian lận, chơi xấu. Phải nói rằng chiến thắng đã xóa nhòa tất cả và chúng ta đành lòng phải chịu thiếu những giá trị tốt đẹp mà thể thao đã khắc ghi trong tâm trí con cháu chúng ta”.

Về khoản tiền thưởng, ông Gattegno nhấn mạnh: tiền thưởng của LĐBĐ Pháp cũng là tiền của người dân nên thật khó để nói rằng các cầu thủ đáng được hưởng những khoản tiền thưởng ấy. Nếu các cầu thủ không có được sự liêm sỉ để từ chối, các nhà lãnh đạo cần phải cắt bỏ và nói với họ: trong tương lai, không chỉ thành tích sẽ được tưởng thưởng mà còn phải xét cả cách ứng xử trên sân cỏ.

T.N.


Euro 2012 đã đi đến những trận bán kết, là một người trước đây cũng khá mê bóng đá (bây giờ ít mê hơn), thường xem những trận đấu, nhất là những dịp tranh cúp Thế giới hay Châu Âu... Bài viết trên được copy trên trang Thể Thao của báo Tuổi Trẻ ngày 27-6-2012. Người Pháp là dân tộc nổi tiếng lịch sự, nhưng họ cũng có những cái nhìn thẳng thắn về bóng đá, và về những cầu thủ của họ...

Một bài viết rất hay, trông người lại ngẫm đến ta...


12 nhận xét:

  1. Trông người lại ngẫm đến ta ... .ngay cả chuyện Pháp vô địch World Cup năm 1998 cũng còn là dấu hỏi cho chính người Pháp và cả những người yêu mến tuyển Brazil . Yêu thể thao , chơi thể thao , làm thể thao ..nếu thật sự chân chính thì ít nhiều đều liên quan đến lòng tự trọng .

    Trả lờiXóa
  2. Không biết một người mê bóng đá như bạn ngocthuan năm nay thức bao nhiêu đêm để xem bóng đá? Bạn nói rất đúng, đến người Pháp bây giờ cũng còn phải kêu gọi lòng tự trọng...

    Trả lờiXóa
  3. M ít xem, mấy năm nay lại càng không xem Bóng đá anh H ạ.! tại sao loài người cứ chạy theo quả bóng lăn tròn anh Hiệp nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Hehe, ừ mấy cái gã đàn ông rách việc ấy, không chạy theo quả bóng này thì cũng chạy theo quả bóng khác :-)))

    Trả lờiXóa
  5. Chị thắc mắc vậy thì em mê Chelsea nói sao đây.

    Trả lờiXóa
  6. Thật thẳng thắn và mạnh mẽ, ta bây giờ kiểu nói này tắt hẳn rồi, không mấy ai đủ tự tin để thể hiện nữa... Chỉ có cách nói nước đôi, lập lờ, khuôn sáo lên ngôi, tính sao đây anh H?!.

    Trả lờiXóa
  7. Trừ những trận đá cùng giờ hồi vòng đấu , còn lại , T không bỏ sót trận nào .Euro năm nay nhàn nhạt , nhưng dù sao cũng còn có cái để xem .

    Trả lờiXóa
  8. Cũng phải có cái gì mê chứ phải không Tudinhhuong?

    Trả lờiXóa
  9. Ai tính với ai Toro? nếu chị M. thì để cho những người không mê bóng đá tính với nhau, hì hì!

    Trả lờiXóa
  10. Tôi thì vừa xem vừa... ngủ, hihi, có khi mở mắt nhìn cũng còn kịp coi tỉ số cuối trận :-))

    Trả lờiXóa
  11. Còn hơn ở vòng loại mở mắt ra thì trận đấu hết tiêu từ lâu rồi, hihi!

    Trả lờiXóa