PNH


Vãn giác văn chương chân tiểu kỹ... Tô Đông Pha.




Một góc nhìn...


Photobucket
Photobucket

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Tượng Phật tại Thailand.


Tượng Phật tại chùa Phật ngọc Hoàng cung Thailand.


Photobucket

Photobucket

Photobucket
Bức tượng đuợc người dân dán lên những miếng vàng dát rất mỏng bán sẵn.

Photobucket

Photobucket



Tượng Phật tại chùa Phật vàng.

Photobucket

Photobucket
Tượng Phật bằng vàng khối nặng 5,5 tấn.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Một tượng khá lạ, có lẽ là Bồ tát Di lặc.



Vương quốc Thailand là một đất nuớc quân chủ lập hiến, đứng  đầu là nhà vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, với 513.000km2, dân số khoảng 64 triệu người, hơn 95% người Thái theo đạo Phật, là một quốc gia có số người theo Phật giáo đông nhất trên thế giới nếu tính theo tỷ lệ dân số. Đến Thailand tour du lịch đưa đi thăm 2 ngôi chùa tại Bangkok du khách hay ghé, đó là chùa Phật ngọc nằm trong quần thể kiến trúc của Hoàng cung Thailand, và chùa Phật vàng (Wat Traimit) nổi tiếng, nơi có một bức tượng bằng vàng khối nặng 5,5 tấn cao 3m, được xác định làm trong thế kỷ XIII - XV.

Những tượng Phật tôi đã chụp tại 2 ngôi chùa kể trên thể hiện rõ đặc tính của nền nghệ thuật tượng Phật giáo tại Thailand, một nền nghệ thuật bắt nguồn từ vương triều Tố Khả Thái khoảng giữa thế kỷ XIII. Vua Lan Ma Cam Hưởng năm thứ 3 của vương triều Tố Khả Thái, cho người mời tăng lữ Phật giáo Srilanka đến Thailand truyền bá Phật giáo Thượng toạ bộ (Tiểu thừa). Dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của ông, Phật giáo hệ thống Thượng toạ bộ mau chóng được truyền bá rộng rãi, dần loại bỏ ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa ban đầu. Về sau hệ thống Phật giáo Thượng toạ bộ vẫn giữ địa vị chủ đạo không có gì thay đổi.

Đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật tạo tượng Phật thời kỳ vương triều Tố Khả Thái, là kế thừa nền tảng phong cách nghệ thuật thời vương triều Kiệp Đa (Ấn Độ cổ), như chúng ta thấy trên hình: Tóc xoăn, gương mặt hình trái xoan, mũi thẳng vuông, hai chân mày cong tiếp giáp sống mũi, vai rộng eo nhỏ. Đối với tượng Phật "Kinh hành" có dáng đứng, đó là tượng Phật đang bước đi, nhìn kỹ các bạn sẽ thấy một bàn chân tiếp đất, bàn chân bên trái nhón gót đang bước đi. Để ý các bạn cũng sẽ thấy nhóm tượng Phật tôi chụp ở chùa Phật ngọc ở Hoàng cung Thailand chủ yếu là tượng Phật Thích ca mâu ni (hệ phái Tiểu thừa), với tư thế ngồi kiết già, 2 tay đặt trước bụng, còn tượng Phật tôi chụp ở chùa Phật vàng chủ yếu là tượng Phật A di đà, với tư thế kiết già một tay đặt trước bụng một tay đặt trên đầu gối (hệ phái Đại thừa, ở ngôi chùa này có rất nhiều người Thái gốc Hoa buôn bán những hàng lưu niệm). Đặc biệt hình chụp cuối cùng một pho tượng có khuôn mặt đầy đặn, thoáng vẻ tươi cười, thân mình mập mạp, bụng phệ, có lẽ đây là tượng Phật Di lặc, được đúc theo phong cách tạc tượng Thailand...

      

16 nhận xét:

  1. Trên hai bàn tay của tượng Phật này một tay cầm trượng và và một tay cầm bình, do vậy không phải là đức Phật Di Lặc đâu anh Hiệp ơi!

    Anh em mình tìm hiểu lại xem là tượng Phật này tượng trưng cho đức Phật nào?

    Trả lờiXóa
  2. Để có thời giờ tìm hiểu xem tượng gì, hay là tượng "Ông Địa" bởi thấy cúng nải chuối, hihi. Đây là ngôi chùa gốc Hoa nên nhìn thấy thắp khá nhiều nhang, trong khi bên Tiểu thừa là dâng hoa, chùa có tượng Phật Thích ca, nhưng chủ yếu là tượng Phật A di đà, cho nên tôi mới suy đoán là tượng Phật Di lặc, cho đủ bộ Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai. Còn ý nghĩa về Trượng (Tích trượng) và Bình (Bình bát) trong PG tôi thấy không có gì đặc biệt lắm, trượng và bình, bát là các vật dụng chủ yếu của giới tăng lữ xưa, trượng để đuổi thú dữ khi đi đường, bình, bát là vật dụng để ăn uống...

    Trả lờiXóa
  3. Tượng Phật Thích ca Tóc quăn tít. Tượng A di đà đội mủ có đỉnh nhọn ngồi trong khung hình tháp. Bên trái ông là Đại thế chí, bên phải là Quán thế âm (theoTĐ Phật học) Không biết bên Thái họ có sắp xép như thế không nhi?

    Có sách bảo hai vị này trước đây là con cả và con thứ của vua Vô Tránh Nhiệm (khi chưa thành A di đà). Tự nhiên bu cứ bị ám ảnh câu "con vua thì lại làm vua" hihihi.

    Đấy là bu nội suy từ bài viết của PNH ,chứ ở Bangkok có Phật giáo Đại thừa không để có A di đà ?

    Trả lờiXóa
  4. Thailand la vi du cho thay mot nuoc co niem tin ton giao tot hon mot nuoc vo than,

    Trả lờiXóa
  5. Tượng Phật ở Thái Lan có tính mỹ Thuật cao ghê, anh Hiệp ha!

    Trả lờiXóa
  6. Còn tượng Phật đặt cả hai trên đùi là theo phái nào vậy anh?

    Trả lờiXóa
  7. Tất cả tượng Phật trên đầu đều có một đỉnh nhọn, trong sách chép "Nhục kế hình ngọn lửa", đặc trưng của phong cách tạc thời kỳ Kiệp Đa Ấn Độ (320 - 550), tuy nhiên không thấy sách giải thích "Nhục kế" là gì. Hiện nay PG Thailand chủ yếu là Tiểu thừa, nhưng song song chùa Thái còn có chùa của người Hoa cho nên tượng thờ thấy đa dạng.

    Trả lờiXóa
  8. Tượng Phật ở Thailand tôi thấy rất đẹp, đúng là có tinh mỹ thuật cao.

    Trả lờiXóa
  9. Để ý một chút như bạn Tudinhhuong sẽ nhận thấy: Tượng Phật có mấy cách thể hiện, ngồi khoanh chân theo kiểu kiết già (ngồi thiền), 2 tay đặt lên nhau trước bụng, 2 tay chắp trước ngực, 1 tay đặt trước bụng 1 tay đặt trên đùi... Phật kinh hành (đang đi), Phật nhập niết bàn (tượng nằm), còn bức tượng bạn nói đặt 2 tay lên đùi chân xuôi, không rõ đang trong tư thế làm gì? Riêng việc theo phái nào tôi có một nhận xét nhỏ, mấy lời giải thích tượng Thích ca (đặt 2 tay trước bụng), tượng A di đà (một tay trước bụng, một tay trên đầu gối) là do ở các chùa hay có 2 loại tượng này, và nghe người ta giải thích phân biệt như thế, còn trong sách vở tôi cũng chưa thấy tài liệu nào giải thích như thế... Tôi có một quyển sách có nói về cách tạc tượng Phật giáo, hình ảnh cho thấy giữa Phật Thích ca (Phật hiện tại) và Phật A di đà (Phật quá khứ), giải thích tư thế ngồi kiết già hoàn toàn giống nhau, không phân biệt gì hết.

    Trả lờiXóa
  10. Cũng chỉ là một trong những cách ngồi mà thôi.
    Em cảm ơn anh đã giải thích cặn kẽ!

    Trả lờiXóa
  11. Cũng như chữ Vạn biểu tượng của Phật giáo, có chùa gắn chữ Vạn ngoặc về bên phải, có chùa gắn chữ Vạn ngoặc về bên trái, trong sách vở cũng không xác định chữ Vạn chính thức ngoặc về phía bên nào? Nói chung PG có quá nhiều tông phái, môn phái... quá nhiều sách vở, nhiều khi chẳng biết đường nào mà lần, thấy bạn nói bên nhà bác Bu bối rối cũng phải.

    Trả lờiXóa
  12. 肉 髻 相 Nhục kế tướng
    Nhục : Thịt
    Kế: Búi tóc
    Định nghĩa nhục kế tướng trang 3888 ở Phật Quang đại từ điển quá dài dòng. Tóm tắt là: “Trên đỉnh đầu Phật và Bồ tát có cục thịt xương nổi cao lên giống như búi tóc (kế), cho nên gọi là nhục kế, là 1 trong 32 tướng hảo cảu đức Phật

    Trả lờiXóa